2017 09 25 Thăm viếng Canada với hội người cao niên tỉnh Taverny

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 09 25 Thăm viếng Canada với hội người cao niên tỉnh Taverny

Thánh lễ Chúa Nhựt 15/10/2017 – giổ Nội.

Đã lâu rồi, tôi và Mỹ Ly không đến giáo xứ thường xuyên vì công việc làm mình , lớp đàn tranh thiếu nhi cũng không có người giúp nên phải ngưng lại mộ̀t thời gian, vì thế không có dịp đàn trong thánh lễ tiếng Việt ở Giáo Xứ Việt Nam ở Paris.

Nhân xin lễ cho bà Nội các cháu, ca trưởng Hải Vân đả rủ đến đàn trong ca đoàn do anh điều khiển hôm nay, tôi thật cảm động vì lễ giổ của mẹ chồng mình, mà mình có thể được cầu nguyện cho bà vởi tiếng đàn của mình và các bạn, tôi nghĩ dù Nội đã đi xa từ lâu, chác Nội cũng vui lắm vì có được thánh lễ cho riêng Nội như ngày nào làm lễ tang năm 2005.

Hôm nay, xin lễ cho Nội, tôi cũng đã xin lễ cách riêng cho gia đình họ VŨ của Nội, cũng như đã có mặt các em trai và em gái của mình, nếu Nội còn sống, Nội đã ngoải 95, các cô chú cũng xấp xĩ như Nội. Hôm nay các cô chú ngồi đây, nhưng tương lai sẽ không biết ai sẽ còn, ai sẽ mất.  Nói thì nói vậy, mình cũng vui vì ngay bây giờ, mình vẫn còn ngồi bên nhau trong thánh đường để cùng hoà nhịp câu kinh với mọi người.

Đặc biệt thánh lễ hôm nay, chúng tôi được thấy sự có mặt của cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha trẻ Dương chủ tế, thầy sáu Phạm Bá Nha và tân phó tế Giang Minh Đức  trên cung thánh.

Xin cám ơn các bạn đã đến cầu nguyện cho Nội với gia đình.

Đầu tháng 11, nhân lễ các Thánh, cũng là dịp để đi thăm viếng người thân nơi nghĩa trang, gia đình cũng đã đi thăm căn nhà Nội với cậu Hải em trai Nội.

Taverny, 3/11/2017

Phương Oanh.

 

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Thánh lễ Chúa Nhựt 15/10/2017 – giổ Nội.

2017 07 02 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam kỳ IV tại Paris

Đoàn Vân Nghệ Dân Tộc Hướng Việt vừa lập trang mạng truyền hình.

Xin mời quí bạn nghe phần đối thoại giữa nhạc sĩ Việt Hải và Thúy Loan.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 07 02 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam kỳ IV tại Paris

Nguyệt San Ngày Mới phỏng vấn giáo sư Phương Oanh

 

 

 

 

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Lần IV tại Paris

20-21-22 / 07 / 2017

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần thứ IV được tổ chức tại « kinh đô ánh sáng Paris » thủ đô nước Pháp do giáo sư Phương Oanh cùng trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Đại Hội  sẽ quy tụ các giáo sư nhạc sĩ trên thế giới về tham dự nhằm bảo tồn và phát huy Âm Nhạc Truyền Thống VN tại hải ngoại.

Giáo sư Phương Oanh,

« người gieo mầm âm nhạc truyền thống Việt Nam nơi xứ người« .

Gs Phương Oanh tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962. Năm 1964-1975 dạy nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn.

Nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc do Gs Phương Oanh thành lập năm 1969 tại Saigon… Cùng với các nhạc sĩ như Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang … đã khơi dòng chảy âm nhạc dân tộc vào các học đường, các trường đại học và còn tiếp nối hoạt động tại hải ngoại cho đến hôm nay. Phượng Ca đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong lãnh vực giáo dục tại Pháp.

Là giáo sư quốc gia tốt nghiệp ở Strasbourg, Phương Oanh đã được ban giám đốc của các Nhạc viện quốc gia Pháp : Antony 9216 (Nam Paris) Sevran, Villepinte (Bắc Paris) lựa chọn vào vị trí giảng dạy nhạc Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Đàn tranh đã được dạy trong 3 nhạc viện này.

Sau một thời gian ổn định, năm 1978 Phượng Ca đã có nhiều người trẻ Việt Nam theo học. Năm 1980, Phượng Ca chính thức có giấy phép hoạt động với tên viện Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Âu Châu cho đến bây giờ. Nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc đã được chính phủ công nhận là trường nhạc dân tộc duy nhất tại Pháp với chương trình giảng dạy đàn tranh đã chính thức có trong bộ văn hóa giáo dục.

Song song với việc giảng dạy tại nhạc viện, gs Phương Oanh đã cùng Phượng Ca trình diễn nhạc truyền thống Việt Nam khắp mọi miền từ tòa thánh Vatican đến viện Bảo tàng Boston ở Hoa Kỳ, Nouvelles Orléans đến Trung Phi, Canada … còn tham gia các lễ hội âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn trong và ngoài nước.

Với gần 55 năm hoạt động nghệ thuật từ quốc nội đến hải ngoại, giáo sư Phương Oanh (Võ Quang Phương Oanh) đã đạt nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực : giảng dạy, nghiên cứu, sau nhiều năm dầy công khảo cứu đã xuất bản bộ sách giáo khoa giảng dạy đàn tranh. Truyền thông luôn luôn là người bạn trung thành với các nhà nghiên cứu & sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo âm nhạc, một lĩnh vực rất nhạy cảm, có sự lan tỏa rất rộng lớn trong đời sống xã hội của những người đã và đang âm thầm, nỗ lực vì một nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc nên ngoài ra, giáo sư Phương Oanh còn soạn nhạc, sáng tác và, phối nhạc cho nhóm và thiết lập các hình thức khác nhau của nghệ thuật biểu diễn Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam, bao gồm các hình thức mới của dàn hợp xướng trong âm nhạc truyền thống.

Từng được trao tặng Huân Chương Vàng Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Á Châu (1988) cho những cống hiến mà cô dành cho nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1994, Huân Chương Công Trạng Hoa Kỳ cho những thành công trong việc truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ở giới trẻ.

Thành quả đã đạt được của PHƯỢNG CA : Gs đã đào tạo hằng trăm nghệ sĩ nổi tiếng cho bộ môn âm nhạc truyền thống như nghệ sĩ đàn tranh Kim Uyên (giải nhất đàn tranh toàn quốc năm 1984, hiện là cố vấn viên cho Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt), các giáo sư đàn tranh đang giảng dạy ở các nhạc viện Pháp như Ngọc Dung,Vân Anh, và Kim Hiền, Lê Tuấn Hùng ở Úc là những kẻ đang kế thừa

« TRUYỀN THỐNG DÂN CA QUỐC NHẠC ĐANG ĐƯỢC TIẾP NỐI »

Chào chị Phương Oanh,

Nhận được thông cáo Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần thứ IV được tổ chức tại Paris do chị cùng trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Xin chúc mừng chị cùng Phượng Ca.

Sau đó lại nhận được tin nhắn của chị : « Ngày Mới (anh chị Lê Trân – Diễm Thy) nhớ để dành tháng 7/2017 cho Phượng Ca : đảm nhận phỏng vấn các giáo sư, nhạc sĩ tham dự đại hội « .

Nghe đến hai chữ « phỏng vấn » tôi đã sợ, mà phỏng vấn đây là « tiếp chuyện » với các các giáo sư, nhạc sĩ chuyên về âm nhạc truyền thống đến tham dự Đại Hội khiến tôi càng rét đậm, mặc dầu lúc đó chúng tôi đang ở Singapour nóng đến 34° – 35°.

Tôi vội vàng : Không được đâu chị … về lãnh vực Âm Nhạc Truyền Thống chúng tôi không dám đâu!

– Không khó lắm đâu, anh chị cứ hỏi rồi « họ » sẽ trả lời. Anh chị là « nhà báo Ngày Mới » ở Paris mà …

« Họ » đây toàn là giáo sư nhạc sĩ chuyên về Âm Nhạc Truyền Thống, biết hỏi « cái gì » đây ?!

– Anh chị hỏi đi …

– Vậy chúng tôi xin hỏi chị trước …

Gần năm thập niên qua vốn là « con Phượng đầu đàn » nên « Phương Oanh và Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc » gắn liền nhau như hình với bóng không chỉ ở Pháp, mà ngay cả các quốc gia trên thế giới « Phượng Ca » cũng vỗ cánh bay tới để giới thiệu và phát triển âm nhạc truyền thống VN, không chỉ với cộng đồng VN hải ngoại mà đặc biệt với cộng đồng thế giới biết đến vì đó là di sản vô cùng quí báu, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ tiền nhân muốn truyền đạt cho hậu thế kế thừa, để phát triển nền văn hóa âm nhạc của dân tộc mà chị đã lãnh hội và đã cùng Phượng Ca tiếp nối truyền thống đó.

Trong bài này chúng tôi xin miễn phần giới thiệu, vì « Phương Oanh và Phượng Ca » đã rất quen thuộc với mọi người qua các buổi hòa Nhạc Truyền Thống VN ở mọi miền trên hoàn cầu. Điểm đặc biệt tìm thấy ở Phương Oanh & Phượng Ca mà cộng đồng VN hải ngoại thường được biết đến : « Phương Oanh & Phượng Ca luôn ý thức vai trò và trọng trách của mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa & nghệ thuật trong âm nhạc truyền thống của dân tộc nơi xứ người ».

Phải chăng Phương Oanh & Phượng Ca đã thấm nhuần câu nói của tiền nhân:

« Mất gia phong hỏng mất một dòng họ

Mất chính trị, hỏng một đất nước

Mất văn hóa, hỏng muôn đời. »

Từ nhận thức rõ về điều này, đối với di sản âm nhạc cổ truyền điều phải làm và bắt buộc phải làm là bảo tồn và phát huy, vì có phát triển và phát triển mạnh mẽ, nền âm nhạc truyền thống mới có khả năng phản ánh đời sống một cách sinh động đáp ứng nhu cầu thưởng thức của con người hiện nay nên trong suốt nhiều thập niên qua, tại hải ngoại Phương Oanh & Phượng Ca lúc nào cũng sẵn sàng tham gia các buổi văn nghệ trình diễn âm nhạc truyền thống do các hội đoàn tổ chức để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. (lợi nhuận thường không đề cập đến).

Riêng với Ngày Mới, Phượng Ca luôn cộng tác vô điều kiện trong các buổi văn nghệ, hòa nhạc với chủ đề « Tình thương không biên giới » nhằm gây quỹ cứu trợ cho các đồng bào tỵ nạn, các nạn nhân chiến tranh Rwanda, Kosovo, Tsunami Thailande … trợ giúp các Cô nhi viện, Chẩn y viện, Viện dưỡng lão ở VN do Ngày Mới bảo trợ.

Đó chính là « nét đẹp » qua cái Tâm mà Phượng Ca có được từ trước đến nay !

Lê Trân (tập san Ngày Mới Paris) : Chị có kỳ vọng gì khi đứng ra tổ chức Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống VN Lần IV 2017 tổ chức tại Paris

Giáo sư Phương Oanh : Khi Phượng Ca nhận lời tổ chức Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần IV tại Pháp là tôi đã suy nghĩ rất kỹ là Phượng Ca phải làm gì để cho âm nhạc dân tộc kỳ này sau khi rút kinh nghiệm từ ba đại hội đã qua.

Phượng Ca là một trường nhạc, nên tổ chức phải phù hợp với khuôn khổ và cách làm việc của mình có nghĩa là Phượng Ca sẽ làm những khoá học-master class để các tham dự viên được học hỏi với các thầy cô chuyên ngành được mời đến. Ví dụ như học hỏi sâu hơn về nét nhạc ba miền, đây cũng là dịp để tham dự viên được trực tiếp đặt câu hỏi những thắc mắc của mình về âm nhạc dân tộc, để khi trở lại nơi mình cư ngụ, tham dự viên có thể đem về thêm kiến thức, khả năng học hỏi nhạc dân tộc về chiều sâu, chiều rộng cho mình.

Diễm Thy (NM) : Âm nhạc cổ truyền Việt Nam vốn phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc.

Xin chị cho biết, để bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống mà chị là một trong những người miệt mài làm công tác nghiên cứu âm nhạc, chị đã có những giải pháp hữu hiệu nào mang tính khả thi để truyền đạt Âm Nhạc Truyền Thống VN đến cộng đồng VN và thế giới, đặc biệt nơi các thành phần trẻ VN ở hải ngoại ?

Gs Phương Oanh : Ngày trước, khi chưa có vấn đề truyền thông tự do qua mạng internet, người ta chỉ có thể xem truyền hình, xem vidéo do các trung tâm giải trí làm, thì việc lan rộng cái hay cái đẹp, cái xấu cái tốt không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng từ lúc xử dụng được internet dễ dàng, người ta xem các thông tin, báo chí, văn nghệ trên youtube như ăn cơm bữa. Cần biết tin tức gì, cần tìm hiểu gì, là chạy lên mạng ngay… Nhưng internet là con dao nhiều lưỡi, không phải cái gì được để lên đều có giá trị. Phượng Ca rất thận trọng điều này. Và âm nhạc dân tộc đã bị méo mó vì những người không có ý thức và trách nhiệm khi để lên mạng phần biểu diễn của mình một cách bừa bãi.

Chúng tôi, trước khi tốt nghiệp ra trường, phải học chuyên môn gồm nhiều bộ môn, khi đã dạy học, mình cũng phải học hỏi, tìm tòi thêm để có thể thấu hiểu rỏ để cho nhạc sinh những nhu cầu cần có. Khi còn ở Saigon, gần 10 năm dạy ở nhạc viện Saigon, mỗi mùa hè, tôi đều nhìn lại cách làm việc của mình để đến năm học mới, mình rút kinh nghiệm nầy cho việc dạy học năm tới được hoàn hảo hơn. Ở bên Pháp gần 30 năm dạy ở nhạc viện, mỗi năm đều có những khóa học chuyên ngành cho giáo sư, chúng tôi đều đi học để nâng cao kiến thức âm nhạc của mình, do đó, muốn học trò tiến bộ, giỏi, thì chính thầy giáo phải nâng cao kiến thức âm nhạc của mình trước.

Để truyền đạt Âm Nhạc Truyền Thống VN đến cộng đồng VN và thế giới, đặc biệt nơi các thành phần trẻ VN ở hải ngoại, câu hỏi anh chị đặt ra rất nặng vì việc truyền đạt đến cộng đồng VN nói riêng và thế giới nói chung là phải do cơ quan của chính phủ trách nhiệm, nhưng tôi không biết họ có làm đúng điều này không. Riêng chúng tôi, với lương tâm nhà giáo, người làm công việc giáo dục âm nhạc dân tộc, thì mình cứ làm, chứ không phải lệ thuộc cơ quan nào của chính phủ, vì Phượng Ca là một tổ chức phi chính phủ tại Pháp.

Người VN không coi trọng âm nhạc dân tộc như những dân tộc khác. Thử hỏi, những người làm ngoại giao trước khi đi làm việc ở xứ người, họ có được đào tạo như những sứ giả văn hoá không? Các toà đại sứ Trung hoa, Nhật Bản, Đại Hàn họ đầu tư rất nhiều vào âm nhạc dân tộc, nhưng VN thì không, họ không nghĩ rằng đây là gương mặt của mình ở xứ người. Phân khoa ngôn ngữ ở đại học, âm nhạc dân tộc là một môn trong các môn học chính thức. Lớp học nhạc cụ, lập ban nhạc để mỗi khi có dịp, sinh viên được trình diễn trước khán giả những bài nhạc dân ca truyền thống. Như thế các nước khác thì có mà phân khoa Việt học thì không. Các em trẻ tự mình tìm đến với âm nhạc dân tộc cũng bị hạn hẹp phần nào. Thật uổng.

Lê Trân (NM) : Trong thời gian qua với nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của nhiều thế hệ nhạc sĩ mà chị là một trong những « người đó », là giáo sư, nhạc sĩ, chị có nghĩ rằng việc phát triển âm nhạc truyền thống trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công rực rỡ tại hải ngoại ?

Gs Phương Oanh : Mặc dù có nhiều nhiệt tình và ý thức trách nhiệm, nhưng làm được tới đâu trong khả năng của mình có thể là quí lắm rồi. Tôi không giám nghĩ việc phát triển âm nhạc truyền thống trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công rực rỡ tại hải ngoại vì có nhiều lý do :

– Vì người mình xem quá nhiều phim Đại Hàn, Trung Hoa, do các nhà sản xuất vidéo bị ảnh hưởng và vô tình làm biến dạng của âm nhạc dân tộc qua cách ăn mặc, qua cách diễn đạt và qua cách soạn thảo bài bản, vì họ nghĩ là có như thế mới đặc biệt cho âm nhạc dân tộc.

– Trước sự bành trướng ồ ạt của những người muốn bắt chước cho giống với người ta, coi đó là một sự tiến bộ không được học hỏi đàng hoàng.

– Trước ý thức không căn bản của những người làm văn hoá của cơ quan đại diện nước tại đây coi thường việc nghiên cứu rõ ràng và tổ chức tới nơi tới chốn.

– Điều rất khó khăn cho người làm văn hóa lội ngược dòng như chúng tôi như kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược… Vì lý do đó, mà Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống được thành hình. Chúng tôi là mong mõi các đồng nghiệp, các người làm công việc gìn giữ âm nhạc truyền thống, đừng đặt cái tôi lên trên, mà hãy nghĩ đến sự sống của âm nhạc dân tộc trong tương lai, có như thế thì việc đến với nhau không bị giới hạn và sẽ không gặp nhiều trở ngại khi việc làm chung.

Diễm Thy (NM) : Để phát triển « âm nhạc truyền thống » ở xứ người, theo chúng tôi, trước hết cần tiếp tục làm tốt hơn nữa « công tác bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống ».

Chị có lạc quan và đặt niềm tin khi đã « bàn giao Phượng Ca » cho những kẻ kế thừa ?

Gs Phương Oanh : Mình không biết phải trả lời anh chị như thế nào, vì mình tính, nhưng trời có cho thuận buồm xuôi gió hay không…chuyện sẽ tới như thế nào trong tương lai, thời buổi này rất khó mà biết trước được. Ngày xưa, mình có thể xét đoán tâm tính học trò dễ dàng hơn bây giờ. Tuy nhiên, chuyện chuẩn bị, vẫn luôn được chuẩn bị cho việc tiếp nối của một truyền thống. Đừng cố gắng quá sức mình, vì đường đi luôn tiến tới, cứ làm đều đặn trong khả năng và nhiệt tình mình có để mình đủ sức mà đi tới cùng.

Chuẩn bị cho người kế thừa Phượng Ca tôi cũng âm thầm huấn luyện, vì muốn giữ Phượng Ca, điều đòi hỏi đầu tiên là phải đủ khả năng, tư cách, tác phong đạo đức. Có nghĩa phải hội đủ một số điều kiện về CHÂN -THIỆN -MỸ Đức Trí Tài, theo như tôi đã được các thầy đã dạy dỗ ngày xưa.

Lê Trân (NM) : Trong cương vị giáo sư Âm Nhạc Truyền Thống VN ở các Nhạc viện quốc gia Pháp, đối với các học viên ngoại quốc, chị có phương pháp giảng dạy nào đặc biệt giúp họ lãnh hội dễ dàng và tiếp thu được nhiều thành quả khi học đàn tranh ?

Chị có gặp phải những khó khăn gì không?

Gs Phương Oanh : Đối với nhạc sinh người Pháp học đàn tranh, tôi dẫn dắt họ từng bước để họ có thể làm quen và đến với âm nhạc dân tộc từ từ qua nhạc cụ họ xin học, đến cách học. Khi họ hiểu và yêu thích hơn, họ có thể phân tích cái hay, cái đặc biệt của âm nhạc VN, có như thế họ sẽ học như người VN. Gặp những khó khăn khi gặp những người học trò khó tính, thì mình cũng tìm cách giải thích cho họ hiểu, nếu giải quyết được mọi chuyện này, thì mình sẽ giữ được học trò và mình sẽ có kinh nghiệm hơn cho về sau.

Diễm Thy (NM) : Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền. Chị có trăn trở gì về âm nhạc truyền thống VN có nguy cơ sẽ bị mai một ở hải ngoại, vậy chị cho biết quan niệm của mình (đã, đang và sẽ) … nghĩ ra những phương thức nào khả dĩ có thể duy trì được (phần nào) Âm Nhạc Truyền Thống VN trong khi giới trẻ VN ở hải ngoại đa số đã thờ ơ với bản sắc và truyền thống của mình. Họ đã không nói, đọc, viết được tiếng mẹ đẻ (nói gì đến âm nhạc truyền thống) đang là vấn nạn không nhỏ nơi giới trẻ VN ở xứ người mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng không mấy quan tâm.

« Gió bay về ngàn »

Vậy phải bảo tồn Âm Nhạc Truyền Thống VN ở xứ người bằng cách nào ?!

Gs Phương Oanh :Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc gìn giữ bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền. Người Việt Nam ở hải ngoại có nhiều cách sống khác nhau, mình không thể lôi cuốn họ cùng đi chung hướng nếu họ không muốn có cùng mục đích như mình. Vấn đề âm nhạc truyền thống VN có nguy cơ sẽ bị mai một ở hải ngoại như anh chị nói, tôi nghĩ cũng là do họ không có lập trường vững, nên mới có thể bị ảnh hưởng, bị đồng hoá, bị hoà nhập vào môi trường sống. Nhưng nếu mọi người có lòng quyết gìn giữ, thì cũng giữ được phần nào, điều quan trọng là phải đào tạo những người để tiếp nối. Nếu không có người trẻ đến với mình, có nghĩa là mình sẽ bị đào thải. Người trẻ hiện nay nói tiếng bản xứ nhiều hơn tiếng Việt, nhưng nếu các em thấy được cái hay cái đẹp cúa âm nhạc dân tộc thì chính các em tìm tới mình chứ không phải bị bố mẹ ép buộc. Với những người trẻ này sẽ là những người lo việc gìn giữ âm nhạc truyền thống trong tương lai, họ sẽ có cái nhìn và cách tổ chức theo đúng thời đại họ sống cho âm nhạc.

Lê Trân (NM) : Người ta có thể đầu tư bạc tỷ cho nhiều loại hình âm nhạc gọi là « mới », nuôi dưỡng nhiều mô hình nghệ thuật phát triển … nhưng lại chẳng đầu tư bao nhiêu cho kho tàng di sản cổ nhạc của cha ông.

Khi biết được 10 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận

Ai cũng hô hào cần phải tôn vinh, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mà tiền nhân đã truyền lại, ai cũng công nhận là phải làm, nhưng tất cả dường như chỉ dừng lại ở đó khi nhìn thấy sự tồn tại của các tuồng hát chèo, cải lương hay các đoàn quan họ … vẫn còn diễn cho người xem, tưởng rằng thế là đủ … để bảo tồn mà quên rằng trước hết, phải gấp rút sưu tầm & lưu giữ những giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ mai một trong sinh hoạt âm nhạc truyền thống. Đây là một công việc vô cùng quan trọng và khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của VN.

Theo chị làm cách nào để khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam ở quốc nội nói chung và ở hải ngoại nói riêng ?

Gs Phương Oanh : 10 di sản văn hoá đã được Unesco công nhận, tôi có cảm tưởng như người Việt mình thấy làm gì cũng dễ dàng …., nhưng tất cả dường như chỉ dừng lại mà không có sự nuôi dưỡng trao dồi cho tốt đẹp hơn. Nếu nghĩ rằng những di sảnvăn hoá này được xem như để biểu diễn cho các đoàn du lịch thì thật là một điều coi thường di sản văn hoá dân tộc. Đã là di sản văn hoá dân tộc là phải sống và hiện hữu theo người dân. Đây là một công việc vô cùng quan trọng và khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của VN là phải lưu giữ và tìm kiếm những di tích đã bị thất lạc đem về và phải trao dồi, học hỏi để không bị thất truyền. .

Khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam ở quốc nội, điều này không thuộc vào khả năng của chúng ta khi ở ngoài nước và không có sự giao tiếp với người làm âm nhạc dân tộc trong nước. Nói tóm lại, chính người trách nhiệm của nước phải ý thức được điều này, thì người dân sẽ theo gương, dĩ nhiên phải học hỏi và phải biết được cái giá trị của nó so với các nước bạn.

Diễm Thy (NM) : Xin chị cho biết những cái mới trong âm nhạc Việt

Nam hải ngoại là gì? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống ?

Gs Phương Oanh : Anh chị nói cái mới trong âm nhạc VN hải ngoại là gì?

Hiện nay, ở hải ngoại, có nhiều nhạc sĩ được đào tạo ở các nhạc viện ở ngoại quốc, họ chịu ảnh hưởng rất nhiều trong việc sáng tác. Khi nghe chúng ta không thấy được âm hưởng thang âm ngủ cung, hay hơi điệu của nhạc cổ truyền nam trung bắc.

Kiến thức về nhạc dân tộc không có thì các sáng tạo này không đạt được nhu cầu cần có. Nếu không có vốn âm nhạc truyền thống thì cái những sáng tác này rất nghèo nàn về giai điệu, về âm điệu phong phú của ba miền.

Lê Trân (NM) : Là một giáo sư âm nhạc truyền thống, một nhạc sĩ sáng tác, chị thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại so với âm nhạc trong nước có gì khác, có gì mới, có gì hơn và có gì còn chưa tới ?

Gs Phương Oanh : Sáng tác bây giờ của các nhạc sĩ thay đổi rất nhiều không như ngày trước, cái điều này là dĩ nhiên, vì ranh giới đã không còn, ở ngoại quốc cái nhìn của mình cũng rộng hơn, người ta có điều kiện đi du lịch, được tiếp xúc với bên ngoài nên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, họ không chú trọng lời ca như là để một thông điệp, mà chĩ sáng tác theo tùy hướng, cảm xúc. Mà hình như mọi sáng tác này, gần giống nhau về cách đặt câu như nhau, không phân biệt được người trong hay ngoài nước.

Diễm Thy (NM) : Khách du lịch nước ngoài khi đến VN thường không bỏ qua những dịp có lễ hội, họ thường tìm đến để tham dự những tiết mục đặc sắc : Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù mà họ biết rằng đây là những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

Chị có nghĩ và hy vọng rằng trong tương lai gần đây, tại hải ngoại sẽ có những giáo sư, nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống VN sẽ quan tâm đến những di sản văn hóa phi vật thể này mà chung tay thành lập một trung tâm (trường) nghệ thuật nhằm đào tạo một lớp người trẻ có kiến thức để những bộ môn này có một vị thế quan trọng khi trình diễn ở ngoại quốc ?

Gs Phương Oanh : Đã hơn 40 năm qua, đã có những giáo sư, nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống VN ở trong nước, lập ra những trung tâm âm nhạc truyền thống VN.. Các trung tâm này cũng chưng bày một số các nhạc cụ họ tìm kiếm được để khi có khách ngoại quốc muốn tìm hiểu có nơi mà đến tham quan, họ sẽ biểu diễn và dạy nhạc . Đây là công việc làm của người nghệ sĩ và việc làm để sống.

Ở ngoại quốc thì không có được điều kiện như thế này. Các em trẻ ở đây, họ vẫn yêu thích học hỏi nhạc dân tộc bên cạnh việc học ở trường, ở đại học nhưng họ không đi sâu vào lãnh vực chuyên nghiệp. Trừ những nhạc sĩ đã được đào tạo và đi ngoại quốc để tu nghiệp thì họ mới có khả năng biểu diễn chuyên nghiệp.

Lê Trân (NM) : Đối với mỗi dân tộc trên thế giới, âm nhạc cổ truyền bao giờ cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nhìn nhận vấn đề này bao giờ chúng tôi cũng cảm thấy mình may mắn được sinh ra trên một đất nước mà các thế hệ cha anh đã từ lâu luôn coi trọng những di sản văn hoá của ông bà để lại.

Theo chị, những « may mắn » đó có thể còn tồn tại trong lớp hậu duệ được nữa không ?

Gs Phương Oanh : Đối với mỗi dân tộc trên thế giới, âm nhạc cổ truyền bao giờ cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Những « may mắn » chắc chắn có thể còn tồn tại được trong lớp hậu duệ, vì thế hệ trẻ được đào tạo ngày nay, kiến thức và nghệ thuật rất cao, tôi hy vọng mình sẽ có những người tài giòi và đạo đức đến với âm nhạc dân tộc, để thay thế một số người đã lợi dụng và làm xấu cho âm nhạc dân tộc. Những người lừa thầy phản bạn, những người đã làm cho âm nhạc dân tộc bị mang tai tiếng.

Diễm Thy (NM) : Gần 50 năm gắn bó với Âm Nhạc Truyền Thống VN, chị cho biết những cái mới trong âm nhạc Việt Nam hải ngoại là gì ? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống ?

Gs Phương Oanh : Thời buổi bây giờ là mì ăn liền, âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại hay ở trong nước đều như nhau vì họ xử dụng internet được thoải mái. Không có vấn đề giới hạn trong và ngoài nước nữa. Âm nhạc tuyền thống VN cũng bị pha trộn tùm lum, đây thật sự là một điều đáng buồn. Người làm âm nhạc truyền thống cũng bị áp lực của người thưởng thức, phải sáng tác, biểu diễn theo thị hiếu của khán giả.

Tôi không dám nói tới kế thừa vì nó đã bị lạm phát quá mức. Còn việc khước từ thì có thể là họ đã chối bỏ những cái hay cái đẹp về chiều sâu của âm nhạc truyền thống, mà chỉ giữ lại cái vỏ bên ngoài mà thôi.

Diễm Thy (NM) : Trong thời gian qua, cùng sự phát triển của nhiều dòng âm nhạc khác của thời đại, chị và Phượng Ca đã liền cánh đưa Âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam đến khắp năm châu và làm say lòng mọi người. Là người Việt Nam, dù ở nơi đâu chúng ta cũng luôn nhớ và tự hào về di sản văn hóa âm nhạc truyền thống mà cha ông đã để lại.

Chị có nghĩ rằng trong tương lai, lớp hậu duệ trong và ngoài nước sẽ là những kẻ kế thừa di sản văn hóa đó ?

Gs Phương Oanh : Tôi tin trong tương lai, cũng còn lớp đàn em tiếp nối trong và ngoài nước sẽ kế thừa di sản văn hoá đó. Mạng internet rất tốt và cũng rất nguy hiễm nếu mình dùng không đúng cách. Hiện tại, tôi được biết có những khoá học về đàn ca tài tử, các lớp học về nhạc cụ dân tộc do những người nhạc sĩ bắt kịp xử dụng internet để làm. Như thế, những ai đam mê âm nhạc truyền thống sẽ được học hỏi đúng và được thầy dạy tận tâm.

Lê Trân (NM) : Trước khi khép lại bài này, trong những năm giảng dạy nhạc cổ truyền V.N tại hải ngoại, chị Phương Oanh có lời khuyên, tâm tình gì muốn chuyển đạt đến những kẻ kế thừa Phượng Ca, những người mà chị đã dầy công gieo mầm âm nhạc truyền thống, đã vun trồng nay đã trưởng thành để tiếp tục con đường chị đã đi qua.

Gs Phương Oanh : Năm 2011, trước khi nhường chỗ cho người kế tiếp mình dạy ở hai nhạc viện Antony và Sevran, trong bài diễn văn giả từ này, tôi đã để lại cho các nhạc sinh châm ngôn Lắng nghe -Thương yêu – Khiêm nhường.

Nếu các em hiểu được cái điều tôi muốn nói này, thì âm nhạc dân tộc nói chung, Trường Âm nhạc Phượng Ca nói riêng ở hải ngoại sẽ luôn luôn có mặt và song song với sự sống còn của nước VN.

Diễm Thy (NM) : Cảm ơn chị Phương Oanh đã dành cho tập san Ngày Mới Paris một « món quà » quá ư độc đáo !

Lê Trân (NM) : Một lần nữa, từ « kinh đô ánh sáng Paris » tiếng chuông Đại hội lại tiếp tục ngân lên báo tin Đại hội Âm nhạc Truyền thống VN Toàn cầu lần thứ IV do giáo sư Phương Oanh cùng nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Chúc Đại Hội  thành công viên mãn, sẽ lưu lại một dấu ấn đậm đà đầy ý nghĩa.

Lê Trân – Diễm Thy

tập san Ngày Mới Paris

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Nguyệt San Ngày Mới phỏng vấn giáo sư Phương Oanh

Tết Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris

Phượng Ca tham dự Tết Tổng Hội Sinh Viên tại Palais tỉnh Massy

https://photos.google.com/album/AF1QipOh1THqKH0OClxPtBDJ2_XwJnBNSh1w-A4lZ2N6

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Tết Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris

2017 03 05 Ngày phụ nữ quốc tế ở Taverny

Ngày phụ nữ được tổ chức tại tỉnh Taverny năm nay gồm có các hội đoàn bạn :

-AGFT

-Move

-Việt Quyền Thuật

-Danse en lingne

-Institut MỹLy

-Docteur VÕ QUANG Đăng

-Phượng Ca

 

https://photos.google.com/album/AF1QipN0vnQ2WR3cL-O776sNCplOUA5uflDIxe69VEck

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 03 05 Ngày phụ nữ quốc tế ở Taverny

2017 06 09 Ðại Hội Âm Nhạc Truyền Thống tại Paris trong Tháng Bảy

Ðại Hội Âm Nhạc Truyền Thống tại Paris trong Tháng Bảy

Từ Nguyên phỏng vấn Giáo Sư Phương Oanh

PARIS, Pháp (NV) – Ba ngày 20, 21 và 22 Tháng Bảy này, Ðoàn Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc sẽ tổ chức Ðại hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam kỳ thứ IV tại Paris. Nhiều đoàn thể và cá nhân nhạc sĩ trên thế giới, từ Mỹ, Canada, Ðức, Na Uy, Bỉ, Việt Nam và từ nhiều thành phố của nước Pháp sẽ tới tham dự đại hội.

Ðây là một hoạt động quan trọng của sinh hoạt văn hóa tại Paris nên Người Việt đã gặp và phỏng vấn GS Phương Oanh, người điều khiển đoàn Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc, về đại hội này.

GS Phương Oanh đã nghỉ hưu, hiện dạy cho Phượng Ca ở Paris 13 và Paris 17 và dạy trên mạng lưới. Ngoài ra, cô đã cùng nữ diễn viên Isabelle Genlis kể chuyện cổ tích Việt Nam cho trẻ em Pháp.

Mục đích của đại hội

Từ Nguyên: Mục đích chính của đại hội là gì?

GS Phương Oanh: Ðại hội là dịp để những người tham dự trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ðây là dịp để kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới đang nỗ lực để phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Ðại hội còn để vinh danh các thầy cô, các bậc tiền bối hiện còn có mặt.

Ðặc biệt kỳ thứ IV

Hỏi: Về chương trình, so với ba lần trước, điểm đặc biệt của kỳ đại hội lần này là gì?

Ðáp: Ðại hội lần này chú trọng tới việc giúp các nhạc sinh, nhạc sĩ tham dự đại hội học hỏi với giáo sư chuyên môn để cho trình độ diễn tấu đúng phong cách từng miền Trung, Nam, Bắc. Sẽ có nhiều buổi thảo luận về âm nhạc dân tộc với các giáo sư cùng tham dự viên.

Ðại hội IV này thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức và điều hành của ba đại hội trước:

-Ðại hội I tại Toronto, Canada do Nhóm Nhạc Trẻ Việt và Kim Uyên phụ trách tổ chức năm 2011.

-Ðại hội II tại Seattle, Hoa Kỳ do Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt với nhạc sĩ Việt Hải tổ chức năm 2013.

-Ðại hội III tại Sydney, Úc, do Hội Người Việt và Giáo Sư Nguyễn Lê Tuyên phụ trách tổ chức năm 2015.

Công đầu phải kể là của nhạc sĩ Kim Uyên, giám đốc điều hành Trung Tâm Canada Việt tại Toronto. Kim Uyên năm 2011 đã sáng khởi đại hội I, từ năm đó, các đại hội hai năm một lần tiếp nối cho tới nay.

Bốn thế hệ cựu nhạc sinh

Hỏi: Có bao nhiêu đoàn sinh, nhạc sĩ, giáo sư của Phượng Ca hay của các đoàn khác đến Paris tham dự đại hội?

Ðáp: Khoảng một trăm người, trong đó có đoàn viên của Phượng Ca khắp nơi, các giáo sư, nhạc sĩ và những người học nhạc dân tộc ghi danh từ các quốc gia Mỹ, Canada, Ðức, Na Uy, Bỉ, Việt Nam và các thành phố khác của nước Pháp.

Qua đại hội kỳ IV này, bốn thế hệ cựu nhạc sinh của trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ lần đầu tiên gặp nhau, những người đã tốt nghiệp trong hơn 20 năm như:

-Niên khóa 1959-1962, Mai Nguyễn, Lan Phương, Phương Oanh

-Niên khóa 1963-1970, Ngọc Dung SJ, Ngọc Châu

-Niên khóa 1971-1975, Kim Uyên, Hồ Thụy Trang

-Niên khóa 1974-1980, Ngọc Dung, Hạnh Dung, Huỳnh Hà, Thúy Vân, họ đều học tại trường và tốt nghiệp đệ tam cấp ở nhạc viện tại Pháp.

Và sau khi trường nhạc được đổi tên thành Viện Quốc Gia Âm Nhạc thì có mặt của các cô Phượng Bảo, Nguyễn Thanh và tất cả những nhạc sĩ, nhạc sinh của các nhóm quốc nhạc đến từ nhiều nơi trong xứ Pháp về tham dự đại hội.

Sinh hoạt của đại hội

Hỏi: Sinh hoạt chung của đại hội là như thế nào?

Ðáp: Ðại hội có buổi thảo luận về nguyên tắc sư phạm hay giáo trình học hay dạy Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Ðặc biệt nhắm vào phần thực hành trên nhạc cụ những bài bản truyền thống và những sáng tác mới với các giáo sư sáng tác.

Hỏi: Phong trào học hay trình diễn Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam ngày nay như thế nào, ở đâu sinh hoạt mạnh nhất, trong nước hay ngoài nước?

Ðáp: Phong trào học hay trình diễn Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam đang phát triển rất mạnh, ở trong cũng như ngoài nước. Trong nước, do nhu cầu để tiếp đón khách du lịch, các ban nhạc dân tộc được thành lập nhiều, phần đông trình diễn ở các nhà hàng, các tụ điểm ca nhạc. Ða số bị ảnh hưởng nhiều về cách ăn mặc, biểu diễn của người Hoa, làm cho chúng ta có cảm tưởng họ tự đồng hóa thành người Trung Hoa.

Ngoài nước, người Việt đã gầy dựng nên những cơ sở dạy âm nhạc dân tộc. Trên 40 năm định cư ở xứ người, chúng ta đã góp phần tích cực vào các chương trình đa văn hóa, đồng thời nỗ lực gìn giữ âm nhạc dân tộc Việt Nam tại hải ngoại.

Hỏi: Hiện nay, có sự thống nhất trong vấn đề giảng dạy hay trình diễn ca nhạc cổ truyền Việt Nam?

Ðáp: Trước 1975, Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon đã thành công trong việc thống nhất bài bản dân tộc với sự tham gia soạn thảo chung của các giáo sư quốc nhạc.

Sau này thì điều này không còn nữa, vì qua các bài bản do người xuất ngoại đem theo, mỗi người có bài bản khác nhau… Trở lại tình trạng như trước… rồi thêm những sáng tác mới, lớp trẻ thích học nhạc mới hơn, nên không có đồng nhất trong việc giảng dạy.

Trình diễn bế mạc đại hội

Hỏi: Buổi trình diễn bế mạc kết thúc đại hội là phần long trọng nhất của đại hội. Buổi đó đã được chuẩn bị như thế nào?

Ðáp: Như chương trình đã soạn, buổi trình diễn bế mạc là để đúc kết thành quả học tập của mọi người trong đại hội. Chương trình có hai phần:

-Phần đầu là trình tấu một số bài bản theo phong cách lưu truyền.

-Phần sau là trình tấu những bài bản được nhạc sĩ soạn cho dàn nhạc, hoặc trình diễn những sáng tác mới của các nhạc sĩ, giáo sư có mặt trong đại hội.

Phượng Ca 50 năm

Hỏi: Ðoàn Phượng Ca do GS Phương Oanh thành lập từ bao lâu, có chi nhánh ở đâu, có bao nhiêu giáo sư và đoàn sinh?

Ðáp: Hiện nay, có nhiều lớp đàn tranh và nhiều ban nhạc dân tộc Việt Nam ở Paris, do đó Phượng Ca không còn là một cơ sở duy nhất về âm nhạc dân tộc tại Pháp.

Cho tới nay, tại Pháp, Phượng Ca có chi nhánh ở các thành phố Lognes, Taverny, Quận 13 Paris, Quận 17 Paris, và lớp đàn tranh tại nhạc viện của các thành phố Antony, Sevran và Villepinte. Một chi nhánh khác ở một nơi thật là xa xôi… ở Oslo, Na Uy.

Mỗi nơi đều có người trách nhiệm giữ lớp do Phượng Ca đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp của nhạc viện Pháp. Hiện nay, có 12 nhạc sinh tốt nghiệp đệ tam cấp đàn tranh, nhưng số người tiếp nối dạy nhạc chỉ có phân nửa.

Tổng số nhạc sinh vào khoảng từ 50 đến 70 người khi có buổi trình diễn chung trên sân khấu đến từ các nhóm trực thuộc Phượng Ca.

Thành lập từ năm 1969, Phượng Ca sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập năm 2019. Ðây sẽ một ngày vui của Phượng Ca, để mọi người nhìn lại quá trình hoạt động và hồi tưởng những kỷ niệm vui buồn của nhóm.

Từ Nguyên: Xin cám ơn GS Phương Oanh và xin chúc đại hội thành công, đem lại niềm tự hào cho người Việt khắp nơi.

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2017 06 09 Ðại Hội Âm Nhạc Truyền Thống tại Paris trong Tháng Bảy

2017 07 20,21,22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại Paris

La musique comme nécessité, la musique comme identité culturelle

Le 4ème Festival de la Musique Traditionnelle Vietnamienne sera organisé par l’école de musique Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc à Paris du 20 au 22 Juillet, 2017.

Nos objectifs sont :
► partager et échanger nos expériences dans le domaine de la didactique et de la performance
► renforcer les liens entre les groupes de musique à travers le monde
► préserver et promouvoir ce patrimoine aux quatre coins du monde
 
Đại hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV cùng với hơn 50 nghệ sĩ đến từ 5 châu, ngày thứ bẩy 22/7/2017 lúc lúc 19h tại Paris quận 13. Trân trọng được đón tiếp Qúy bạn; (bích chương kèm theo ). 
 
Thêm thông tin tại : http://dhanttvn.net/2017
Gía vé từ 7 từ 7 tuổi trở lên 25€ (hòa nhạc + tiệc nhẹ kết thúc chương trình) 
Vào cửa miển phí : trẻ em dưới 7 tuổi.
Vui lòng giữ vé ngay từ bây giờ, số ghế có hạn.
Xin cám ơn các bạn chuyễn tin này đến những người chung quanh.
 
 
La 4e édition du Festival de musique traditionnelle vietnamienne; qui aura lieu samedi 22/7/2017 à 19h à Paris XIII plus de 50 artistes venant des 5 continents participant.
 
Affiches jointes.
Tarif : 25€ (concert + pot de clôture) 
Moins de 7 ans : Gratuit
Réservation : au téléphone 01 39 95 28 53
                       e-mail : <info@phuongca.org>
Merci de diffuser largement
 
Amicalement,
Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc
Phương Oanh – Lý Diệu Sang
Publié dans Français, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 07 20,21,22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại Paris

2017 05 22 Nguyệt San Ngày Mới phỏng vấn Kim Uyên

Chuẩn bị Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại « kinh đô ánh sáng Paris » , Phượng Ca xin được giới thiệu người khởi xướng phong trào đã không quãn ngại gian lao, mong ước mình có thể làm gạch nối để nối liền những người cùng chí hướng ở khắp nơi cùng nhau góp sức để gìn giữ âm nhạc truyền thống của dân tộc không bị mất gốc, không bị biến dạng, không bị đồng hoá bỡi những giòng nhạc khác, nhưng vẫn tiến triển theo xã hội hiện đại và hội nhập vào môi trường sống của người dân dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Cũng như các lần Đại Hội trước, mục đích của Đại Hội lần IV là:
► trau giồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống
► kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới
► phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Nghệ sĩ đàn tranh Kim Uyên khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và được tổ chức cứ mỗi hai năm một lần luân phiên khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của đất nước.

-Đại Hội lần thứ I đã diễn ra vào năm 2011 tại Mississauga, Toronto, Canada.

-Lần thứ II vào năm 2013 tại Seattle, Washington, USA.

-Lần thứ III vào năm 2015 tại Bank town (Sydney) và Victoria (Melbourne), Australia.

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp quốc do Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc, trường âm nhạc dân tộc do giáo sư Nhạc sĩ Phương Oanh đứng ra tổ chức.

Đây là cuộc hội ngộ Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV giữa các nghệ sĩ, giáo sư, nhạc sĩ đến từ nhiều miền khác nhau trên thế giới. Nhân dịp này Nghệ sĩ Kim Uyên sẽ cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ sang Pháp tham dự Đại Hội.

Lê Trân (tập san Ngày Mới Paris) : Chào chị Kim Uyên,

Hân hạnh được tiếp chuyện với chị nhân dịp Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại Paris do Giáo sư Phương Oanh tổ chức

Nghệ sĩ Kim Uyên : Dạ xin cám ơn quý tập san Ngày Mới Paris, đã tạo điều kiện cho Kim Uyên có cơ hội trình bày về chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ tư sắp diễn ra tại Paris vào ngày 20-22 tháng 7, 2017.

Diễm Thy (tập san Ngày Mới Paris) : Động cơ nào đã thúc đẩy chị thành lập Đại hội Âm nhạc Truyền thống Hải ngoại ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Động cơ đã thúc đẩy Kim Uyên nghĩ đến việc thành lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống. Do chính từ kinh nghiệm bản thân, Kim Uyên nghĩ không chỉ riêng cá nhân Kim Uyên mà còn rất nhiều người cùng có tâm nguyện như Kim Uyên, sau khi hiểu được nhạc truyền thống Việt nam mình thật hay,  nếu không được gìn giữ và phát triển thì một ngày nào đó sẽ bị mai một đi, do vậy ý tưởng thành lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống đã thôi thúc Kim Uyên và ý nghiã của việc thành lập Đại hội là kêu gọi những người yêu thích âm nhạc dân tôc, có dịp tìm đến nhau để trao đổi, lắng nghe và có thể đi xa hơn nữa là thống nhất chung với nhau, về những gì có liên quan đến âm nhạc dân tộc, ví dụ cụ thể là đàn hát chung với nhau,trao đổi những thắc mắc, hoặc cùng giải quyết với nhau những ưu tư , truyền đat những kinh nghiêm hoặc chia xẻ những suy nghĩ làm sao để giử gìn nguyên vẹn bản sắc  chung của âm nhạc dân tộc, nhưng bên cạnh đó vẫn phát triển thêm những sáng kiến mới, để sao cho nền âm nhạc dân tộc ngày một phong phú hơn để có thể tiếp bước và duy trì âm nhạc dân truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại.

Lê Trân (NM) : Là sáng lập viên chương trình Đại hội Âm nhạc Truyền thống Hải ngoại lưỡng niên, chị cho biết cảm nhận của mình đối với đại hội lần này.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên rất vui vì thấy được việc làm của mình có đươc nhiều sự hỗ trợ của tất cả các Thầy Cô kính yêu trong cũng như ngoài nước, nhưng đặc biệt lần nầy Kim Uyên đã được  sự hỗ trợ của chính người đã đưa Kim Uyên đến với cây đàn Tranh, đến với âm nhạc tuyền thống, đó là người Thầy và cũng là người Mẹ nuôi của Kim Uyên Giáo sư Phương Oanh, Kim Uyên hy vọng với tài tổ chức và nhiều kinh nghiệm của Giáo sư Phương Oanh cùng với tất cả những thành viên của nhóm Phượng Ca ví dụ như quý Anh, Chị có tên là  Lý Diệu Sang, Ngọc Dung, Vân Anh, Thùy An, Võ Quang Long v…v..  hiện đang nổ lực làm việc để chuẩn bị cho  Đại Hội lần thứ tư tại Paris.

Kim Uyên tin tưởng  với sự giúp đỡ của tất cả quý cơ quan truyền thông tại Pháp như quý tập san Ngày Mới Paris , đại hội làn thứ tư sẽ thành công vượt trội.

Diễm Thy (NM)) : Chị có thể chia sẻ cho độc giả về cảm nghĩ của mình qua ba kỳ đại hội vừa qua.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Như Kim Uyên đã trình bầy qua, Kim Uyên rất vui vì thấy được việc làm của mình có đươc nhiều sự hổ trợ của tất cả các Thầy Cô kính yêu trong cũng như ngoài nước và Kim Uyên mong ước những tiếng vang về chương trình Đại hội sẽ là động cơ thôi thúc cho những tâm hồn luôn sống và hy sinh cho âm nhạc truyền thống sẽ cùng nhau giữ gìn và phát triển âm nhạc truyền thống Việt nam luôn giữ đúng phương châm luôn phát triển nhưng không bị mất đi văn hóa cội nguồn..

Lê Trân (NM) : Duyên nào đưa chị đến với cây đàn tranh ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên đã có duyên đến với đàn Tranh khi được « Mẹ nuôi là Giáo sư Phương Oanh » truyền đạt khi vừa 6 tuổi, nhờ có năng khiếu Kim Uyên đã sớm thành công và không chỉ vì hình ảnh gương mẫu của Giáo sư Phương Oanh mà còn những người Thầy Cô mẫu mực khác đã có công truyền dạy cho Kim Uyên như Giáo sư Nguyễn Hữu Ba, Phạm Văn Nghi, Tuyết Hương, Nguyễn Văn Đời, Giáo Sư Phạm Thuý Hoan v…v…   Kim Uyên luôn tâm niệm sẽ không làm phụ lòng những người Thầy, Cô kính yêu của mình.

Diễm Thy (NM) : Giáo sư Phương Oanh, « người nắm phần hồn âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại« .

Ngoài ra giáo sư Phương Oanh còn được mệnh danh là một người thầy tận tâm với môn sinh, đã đào tạo được rất nhiều những nghệ sĩ đàn tranh thành công và có tên tuổi trong lĩnh vực này.

Từng là « học trò » của giáo sư Phương Oanh, chị cho biết những cảm nghĩ về người thầy của mình.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên được nuôi dạy rất kỷ lưỡng, nghiêm khắc, tuy thời gian không lâu, nhưng ảnh hưởng của Giáo sư Phương Oanh thật rõ ràng trong việc trau giồi kiến thức về âm nhạc truyến thống của mình, Giáo sư Phương Oanh đã cho Kim Uyên hiểu được và luôn xác định hướng đi của mình, luôn sống và trân trọng những gì mình đang làm. Kim Uyên nhớ mãi câu nói một lần Giáo sư Phương Oanh đã giành cho mình trước khi đi thi, cho dầu sau nầy Kim Uyên đã trưởng thành : « Má kỳ vọng nơi con ! »

Lê Trân (NM) : Nếu âm nhạc nói chung là nghệ thuật dùng ngôn từ là âm thanh để diễn đạt những tình cảm, cảm xúc của con người thì âm nhạc dân tộc là âm thanh diễn tả tâm hồn, văn hóa, trí tuệ của dân tộc.

Là một nghệ sĩ đàn tranh, chị đã có những cảm xúc như thế nào khi trình diễn âm nhạc truyền thống ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Chứng minh cho những người của các dân tộc khác hiểu được,  âm nhạc Việt nam có những nét độc đáo riêng, các bậc Thầy,  Cô và hiện nay Kim Uyên cũng đang làm công việc truyền dạy , một công việc « Giữ Lửa » duy trì và phát triển âm nhạc truyền thống, giữ được vốn cổ nhưng luôn tìm tòi phát huy những sáng kiến mới. 

Kim Uyên mong ước sao tất cả các bạn trẻ thấy được điều nầy và đây là những cảm xúc khi Kim Uyên đem tiếng đàn tiếng hát của mình trình diễn những bài nhạc thật cổ truyền chân phương song song bên cạnh là những bài nhạc với những phong cách mới nhưng vẫn luôn giữ gìn những gì thuộc về âm nhạc truyền thống. 

Diễm Thy (NM) : Dòng âm nhạc truyền thống Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể : Nhã nhạc cung đình HuếKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Dân ca quan họ Bắc Ninh – Ca trù – Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền SócHát XoanTín ngưỡng thờ cúng Hùng VươngĐờn ca tài tử Nam BộDân ca Ví, Giặm Nghệ TĩnhNghi lễ và trò chơi kéo coThực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Sau khi các di sản âm nhạc cổ truyền lần lượt được vinh danh trước thế giới, chị có cảm thấy ưu tư, sợ rằng « vốn quý » này đang dần bị mai một trong đời sống cộng đồng ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Ông Bà mình thường nói « Sóng trước sao, Sóng sau vậy ». Kim Uyên tin tưởng với những tâm huyết của các bậc Thầy đã đào tạo ra Kim Uyên hôm nay thì (nói có vẻ hơi tự cao một chút!), Kim Uyên tin là sẽ có nhiều bạn trẻ khác như Kim Uyên xuất hiện. Nói một cách khác là làm bất cứ chuyện gì chúng ta nên luôn có ước mơ, sự tin tưởng,thì mới đạt được những gì mình mong muốn như người Anh có câu  « dreambelieveachieve ».

Lê Trân (NM) : Giữ gìn bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá, âm nhạc truyền thống dân tộc đang có nguy cơ sẽ bị mai một, theo chị, có phương thứ nào khả dĩ có thể khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam giúp cho quần chúng nâng cao khả năng thưởng thức các giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Phương thức học và làm việc của Kim Uyên rất đơn giản. Luôn có một tâm huyết trong lòng « phải làm được một  việc gì đó cho âm nhạc truyền thống Việt nam mình », chuyên cần tập luyện luôn luôn trau giồi và tìm tòi học hỏi.

Trân trọng vốn cổ, theo sát quần chúng, hiểu được họ cần gì ? luôn nhớ đặt lên vai mình trọng trách như những người truyền giảng, nếu không có những người truyền giảng chúng ta sẽ không thu hút được  mọi người đến  với nhau. Kim Uyên tin tưởng với phương châm của mình và khi truyền đạt cho những học trò của mình Kim Uyên luôn bày tỏ ý nguyện của mình, từ đây Kim Uyên tin tưởng được là âm nhạc truyền thống Việt nam mình sẽ luôn được trân trọng giữ gìn và bên cạnh vẫn có những sáng kiến mới phát triển thật vững chắc trên nền tảng truyền thống mẫu mực. 

Diễm Thy (NM) : Vốn được mệnh danh là « nghệ sĩ tài danh đàn tranh Lê Thị Kim Uyên », nhân dịp tham dự Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại « kinh đô ánh sáng Paris », chị đã có lịch trình … sẽ giới thiệu những tác phẩm qua tài nghệ sở trường của mình, làm sống động dòng âm nhạc truyền thống dân tộc đến cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Paris ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Dạ có, chắc chắn Kim Uyên sẽ trình bày và giới thiệu những sáng tác vừa mới viết gần đây qua 2 CD có tựa đề là  Tìm Về và Những Giấc Mơ.

  Kim Uyên sẽ giải thích ý nghĩa tại sao Kim Uyên vận dụng  những kỷ thuật mới vào những tác phẩm cho đàn Tranh của mình. 

Châm ngôn làm việc của Kim Uyên là dùng những vốn sẳn có của những bậc tiền nhân, sáng tạo thêm những gì của riêng mình để góp phần làm phong phú thêm vào kho tàng âm nhạc truyền thống Việt nam.  

Đại diện cho tập san Ngày Mới và độc giả tại Paris, thành thật cảm ơn chị đã dành cho chúng tôi buổi tiếp chuyện kỳ thú này.

Lê Trân & Diễm Thy

tập san Ngày Mới Paris

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 05 22 Nguyệt San Ngày Mới phỏng vấn Kim Uyên

2017 04 23 Ngày Thư Viện Mừng Giáo Xứ Việt Nam Paris tròn 70 năm thành lập và ra mắt tập thơ của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách

Cám ơn Trúc Tiên đã gửi cho những hình ảnh kỹ niệm Ngày Thư Viện tổ chức Mừng 70 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris và ra mắt tập thơ Cung Chi.

Qua lời dẫn giải về sự thành lập giáo xứ,  cha Sách có nhắc tên các linh mục tiền nhiệm Ngô Duy Linh, Trần Thanh Giản hay cha Toán….giòng thời gian, thấm thoát 70 năm trôi qua, cả một thời gian dài trong quá trình hoạt động sống đạo của người Việt Nam tại Paris, những linh mục đã từng trách nhiệm giáo xứ từ lúc khởi đầu, cũng những lần thay đổi cơ sở, nhà cửa vì sự bành trướng của công đoàn cho đến nay.

Phần thuyết trình của thầy sáu Phạm Bá Nha lôi cuốn khán giả lắng nghe những lời thầy nói về Cha Đinh Đồng Thượng Sách. Một buổi chiều rất đặc biệt, qua thầy  Nha giới thiệu, tôi mới biết cha Đinh Đồng Thượng Sách là nhà thơ Cung Chi, nhà THƠ Lương Nhi Tử, nhà thơ Chổi Cùn của báo Giáo Xứ… Thơ cha đã tạo cảm hứng để hai nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu và Mộng Trang phố nhạc các bài thơ thật đẹp…Mà tôi được nghe hôm nay.

Từ khi cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách điều hành giáo xứ đến nay, nỗi cha lo một việc, thì công đoàn đã vững mạnh hơn. Đoàn Thiếu Nhị Thánh Thể và các hội nhóm khác cũng đã được thành lập để giúp sức với các cha trong việc gìn giữ Đức Tin sống đạo , tôi cũng không quên công khó của các thầy sáu Thạch, Sơn, Chung và các cha Dũng, cha Nghiệp, cha Sinh cũng góp phần không nhỏ để cùng đắp cho ngôi nhà chung được bền vững.

Chương trình được tiếp tục với phần giới thiệu về sự phát triển của Đờn Ca Tài Tử của miền Nam do Trúc Tiền đảm trách ..cùng với hai ca nhạc sĩ Mộng Trang và Ngô Càn Chiếu đã cho chúng ta nghe lời thơ của thi sĩ Cung Chi qua giai điệu nhạc phổ thơ.

Thư viện Giáo Xứ đã tổ chức mừng Giáo Xứ Việt Nam Paris được tròn 70 tuổi, đồng thời để từ giã hai cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách về hưu. Một buổi chiều rất cảm động, ấm cúng, sẽ chia ly nhưng không mất mác. Một mai kia, sẽ có chủ chăn mới, cộng đồng công giáo Việt Nam Pharis cũng không bao giờ quên công khó nḥoc của hai cha đã lèo lái con thuyền công giáo Việt từ mấy mươi năm qua vượt qua bao gia khó để được như ngày hôm nay nơi xứ người.

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 04 23 Ngày Thư Viện Mừng Giáo Xứ Việt Nam Paris tròn 70 năm thành lập và ra mắt tập thơ của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách

Foyer Jean NOHAIN ngày 8-3-2017

Năm nay, Phượng Ca trở lại nhà hưu dưỡng Jean Nohain như đã hứa từ năm trước. Kỳ này, chúng tôi với Magui Robin, Valerie Hồng Tuyết, Ngọc Dung, Quốc Hoàng.

Năm nay, có thêm các em ở trung tâm Vincent Vigneron đến dự.  Các em rất ngoan, ngồi nghe và cùng hát với các ông bà trong nhà hưu dưỡng. Valerie và Magui đã hát và múa những bài dân ca Việt Nam với áo tứ thân, áo bà ba dể thương.

Tiếng đàn tranh đàn nguyệt êm nhẹ và cách giới thiệu bài hát đến khán giả dí dỏm của Magui, của Valerie đã làm cho các ông bà cụ hiểu thêm về y phục ba miền của Việt Nam.

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Foyer Jean NOHAIN ngày 8-3-2017

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ tại tỉnh Taverny 5/3/2017

2017 03 05 journée de la femmex

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Ngày Quốc Tế Phụ Nữ tại tỉnh Taverny 5/3/2017

2017 02 12 Phượng Ca Oslo 15 năm thành lập

Khoá học cho Phượng Ca Oslo vào cuối tuần thứ hai của tháng 2 2017, đã cho chúng tôi một dịp để gặp nhau cùng học hành và mừng Phượng Ca Oslo được 15 năm thành lập….

Khi cô giáo tới Oslo, thì nhiệt độ bên ngoài là 5 dưới O độ.
Từ trên máy bay nhìn xuống, cả một không gian đầy tuyết trắng xoá. Nhìn thật đẹp, nhưng nghĩ đến đoạn đường đi trên tuyết là thật lo, không biết đôi giày mình đi có bị trơn té hay không.
Phi Thuyền đón ở cổng với Vi, thế là yên tâm không sợ đi lạc.

Ba ngày học tập, rất vui thấy các cánh phượng nhỏ ngày nào bây giờ đã lớn, có thể tự tập dượt với nhau, trong lúc cô Như, cô Phi Thuyền …dắt cô Phương Oanh đi dạo tuyết. Sau khi 3 cô đi một vòng trở về, các em đã lên chương trình và tập dược xong. Sau đó, phải thay y phục để trình diễn cho các cô nghe.
Cô Phương Oanh rất hảnh diện với Phượng Ca Oslo, xứng đáng là chị cả trong gia đình Phượng Ca.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017 02 12 Phượng Ca Oslo 15 năm thành lập

9 phát ngôn của bậc thầy phong thủy

Trên ba’o Tin Nhanh
Một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào. Với 9 phát ngôn hay của bậc thầy phong thủy ai cũng phải biết.

9 phát ngôn hàng triệu người phải lưu giữ của bậc thầy phong thủy

Một bậc thầy phong thủy đã đưa ra 9 phát ngôn cuối đời vô cùng ý nghĩa và được nhiều người tâm đắc chia sẻ.

Dưới đây là 9 phát ngôn để đời đó:

1. Trong thương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành cho bạn, bởi đối với bất cứ ai, tiền không bao giờ đủ. (Học cách cho đi)

2. Những người giúp đỡ bạn là những người bạn tốt có đạo nghĩa, những người không giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡng thù hận, bởi họ đâu nợ bạn! (Học cách hiểu lý lẽ)

3. Hãy hiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tự lập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phải làm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinh ra tử, hoạn nạn có nhau. (Học cách kiên cường)

tyty

Hãy hiểu rằng, không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn.

4. Kết bạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn một xu cũng không liên quan, đừng để bản thân biến thành người đầy tớ, họ có lẽ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất cho bạn. (Học cách phân biệt)

5. Đừng vì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần, dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ăn uống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục, phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạn ra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh, cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng bạn cười đùa như một thằng hề. (Học cách tự trọng)

6. Có thể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưng nó chỉ là thuộc về Ngưu lan Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bên Âu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi. Còn chúng ta thì phải sống thật lâu. (Học cách trân trọng)

7. Không cần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào, bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha! (Học cách trách nhiệm)

8. Chớp mắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lên từng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của năm tháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậm dần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên.Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn có thể giữ được vầng đỏ rực rỡ trên ánh ngọc trai đến cuối cùng, không phải sao? (Học cách trưởng thành)

9. Đừng nên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, thế giới không thể hoan hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn mà xoay chuyển, do đó, đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ là những kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng,khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì ? (Học cách buông tay)

Những câu nói đều thật là chân lý!

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 9 phát ngôn của bậc thầy phong thủy

5/2/2017 Tết Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris tại Massy Palaiseau

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 5/2/2017 Tết Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris tại Massy Palaiseau

3/2/2017 Parole du Dragon tại nhà hát Jacqueline ROBIN Taverny

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 3/2/2017 Parole du Dragon tại nhà hát Jacqueline ROBIN Taverny

Một chữ “Đức”

 Cám ơn Vũ Đình Trương gửi cho đọc.
 Một chữ “Đức”, không ngờ ẩn chứa thiên cơ to lớn như vậy!

 

Đạo đức, tu luyện, tiết lộ, thiên cơ, chữ đức, Bài chọn lọc,


Chữ “đức” (德) là chữ Hán (thiên bàng) hợp thành từ các bộ “xích” (彳) , “thập” (十);  “mục” (目); “nhất” (一);   “tâm” (心) tổ hợp thành. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Đức, thăng dã. Tùng  xích thanh”, tạm dịch là: “Đức, cảnh giới nhờ việc làm tốt mà thăng hoa”.

Hình chữ chọn dùng “彳” làm biên bàng, “㥁” làm thanh bàng. Vì vậy, “đức” có thể lý giải là đạo đức của con người, “tâm tính” (心性) của con người thăng hoa lên trên. Bởi “đức” có ý nghĩa vươn lên tầng thứ cao, cũng là chỉ tinh tấn trong tu luyện của người tu luyện.  “Xích” 彳, ý là đi thong thả. Theo “Thuyết văn giải tự”, “Xích” (彳) giống như 3 khớp xương đùi, bắp chân, bàn chân của chân dưới của con người liên kết lại với nhau, ý là đi từng bước nhỏ.

Nhưng bước đi thong thả trong chữ “đức” (德) này, không phải là chạy, không phải nhảy, không phải đang tản bộ trên đất bằng, cũng không phải đang dậm chân tại chỗ, mà là từng bước một có in dấu chân đi lên trên, hướng lên trên. Đối với một người bình thường mà nói, sự ít nhiều của “đức” quyết định năng lực lớn nhỏ, mức độ của hạnh phúc, hướng đi và tầng thứ của luân hồi.

Vậy nên, muốn “được” thì phải có “đức”, muốn “được” thì phải “mất”, muốn “được” thì phải “xả”, muốn “được” thì phải cho đi. Đối với người tu luyện mà nói, sự ít nhiều của “đức” đã quyết định mức độ khó dễ trong tu luyện của người tu luyện, tầng thứ và quả vị có thể đạt được.

Phía bên phải của “đức” là “thập mục nhất tâm” (十目一心). Chúng ta trước hết nói về chữ “nhất” (一) trong này. Chúng ta hiện nay đều lý giải chữ “nhất” là chữ số 1, cho rằng chữ nhất chính là đơn giản nhất. Trên thực tế chữ số này là phức tạp nhất. Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích đối với chữ này là nhiều nhất. Vậy “nhất” (一) ở trong đó được đàm như thế nào?

“Duy sơ thái cực, đạo lập ô nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật“, (tạm dịch là: Thái cực, Đạo tối nguyên sơ là được sinh ta từ “nhất”, sau đó tạo nên trời đất, sinh thành vạn vật). Vậy nên chữ “nhất” này nó là thủy tổ của vạn vật, là thủy tổ và bản nguyên của hết thảy mọi thứ. Từ “nhất” sinh ra âm dương, tạo ra trời đất. Vậy nên một nét ngang này thực tế chính là tách biệt trời đất, bên trên là trời, bên dưới là đất, còn “thập” (số 10) chính là “thế giới mười phương, bốn mặt tám phương”.

Vậy nên mọi người sẽ thấy chữ “đức” này rất có ý nghĩa, “thập mục” (十目) bên trên chữ “nhất” (一) chính là ý nói khắp trời đều là những con mắt. Chữ “tâm” (心) bên dưới chữ “nhất” đương nhiên chính là chỉ nhân tâm, vậy nên con mắt của khắp trời đều đang nhìn vào cái tâm của con người.

Quá khứ có một câu nói “trên đầu ba thước có Thần linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thật sự.

Lão Tử nói: “Vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức“, ý là muôn vật đều tôn trọng Đạo và quý trọng Đức; muôn vật nếu không có Đạo thì không thể sinh, không có Đức thì không thể thành được. Vạn vật trong cõi trời đất sở dĩ có thể sinh tồn và phát triển, đều là bắt nguồn từ sự dưỡng dục của đạo đức. Đức là một loại vật chất cao năng lượng nhìn không thấy, sờ không được nhưng lại thật sự tồn tại. Có thể nói chữ “Đức” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến.

Đối với người bình thường mà nói, không có “đức” thì người ta sẽ không có phúc khí; đối với người tu luyện, không có đức thì người ta không thể tu luyện lên trên được, bởi vì tu luyện là “lấy đức diễn hóa ra công”. Vậy nên “tâm tính” (bao gồm cả “đức” trong đó) là thứ cơ bản nhất, then chốt nhất khiến người tu luyện đề cao tầng thứ, có được cao “công”.

Cát hung họa phúc của con người có liên quan chặt chẽ với đức, có đức là phúc, không có đức chính là họa, đây chính là “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân“, ý rằng trời không thiên vị, thường giúp người lành.

Trong điển tịch cổ đại, “Thượng Thư – Sách lược Cao Đào” miêu tả 9 đức – 9 đức tính của Thánh nhân: “Khoan nhi lật, nhu nhi lập, nguyện nhi cung, loạn nhi kính, nhiễu nhi nghị, trực nhi ôn, giản nhi liêm, cương nhi tắc, cường nhi nghĩa”. (Tạm dịch là: khoan dung đại lượng nhưng cũng nghiêm túc cung kính, tính tình ôn hòa nhưng lại có chủ kiến, cẩn thận tỉ mỉ nhưng cũng trang trọng nghiêm túc, có tài trị quốc nhưng cũng thận trọng, giỏi lắng nghe ý kiến của người khác nhưng cũng cương nghị quyết đoán, hành vi chính trực nhưng thái độ ôn hòa, khoáng đạt giản dị nhưng cũng chú trọng cả những việc nhỏ, cương trực nhưng cũng vẹn toàn, kiên cường dũng cảm nhưng cũng phù hợp đạo nghĩa).

Trong quyển “Thượng Thư – Hồng Phạm”, nói đến ba phẩm đức khác: “Nhất viết chính trực, nhị viết cương khắc, tam viết nhu khắc”. (Tạm dịch: một là cương trực thẳng thắn, hai là lấy cứng rắn giành thắng lợi, ba là lấy mềm dẻo giành thắng lợi).

Trong quyển “Chu Lễ – Địa Quan”, lại có giảng đến 6 phẩm đức: “Tri, nhân, thánh, nghĩa, trung, hòa” ;(tri: tri thức, hiểu biết; nhân: nhân nghĩa; thánh: sáng suốt: nghĩa: chính nghĩa; trung: chính trực; hòa: khiêm hòa). Khổng Tử trong “Luận Ngữ” giảng “nhân, lễ, nghĩ, trí, tín”. Người xưa vô cùng tôn kính trời đất thần linh, có thể tuân giữ đạo đức, vậy nên có phẩm đức tốt, phúc phận lớn.


Con người hiện nay thường coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức một cách nông cạn. Hơn nữa còn cho rằng hai chữ “đạo đức” chỉ là một loại thuyết giáo, vốn không có nội hàm chân thật, chỉ nói ngoài cửa miệng mà thôi. Từ đó mà không thể thật lòng thành tín, không biết hàm nghĩa thâm sâu của đạo đức cũng như năng lượng vật chất và tinh thần to lớn của nó. Vậy nên con người hôm nay ngày càng rời xa đạo, thiết hụt đức, phúc phận mỏng manh, gặp nhiều chuyện không được như ý.

Thích Tánh Không
Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Một chữ “Đức”

Tết Thân Hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris 22/1/2017

Phượng Ca rất vui được giới thiệu những mầm non của Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Việt Nam. Các em trong lứa tuối 5 đến 10 tuổi sẽ bắt đầu học đàn tranh với cô Phương Oanh.

Thời gian học thật lâu , tới khi các em thi tú tài thì cũng hơm 10 năm tập đàn. Mục đích của lớp đàn để các em có thể chọn làm môn nhiệm ý. Chắc chắn các em sẽ được điểm tốt.

Đây là một điều rất quan trọng mà Phượng Ca đã làm từ gần 30 năm qua tại Pháp.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Tết Thân Hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris 22/1/2017

Ngày Mới phỏng vấn Kim Uyên

                                               dh sydney

               Nghệ sĩ Kim Uyên   

                 « người giữ hồn cho Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại hải ngoại ».

Nghệ sĩ  Kim Uyên tốt nghiệp thủ khoa Nhạc viện TP HCM (Saigon), cũng cùng năm 1984, với tài nghệ  sẵn có của mình, người nghệ sĩ lại đoạt được huy chương vàng Liên hoan Đàn tranh toàn quốc do Nhạc viện TP HCM (Saigon) tổ chức. Nhận được học bổng Women Scholarship tại Trường Đại học Monash ở TP Melbourne – Úc

Năm 1989, tại đây nghệ sĩ Kim Uyên, cùng một số người bạn học thành lập nên nhóm Back to Back Zither và cho ra đời các CD có giá trị cao về âm nhạc cổ truyền Việt Nam như : « Quivering Strings », « Musical Transfiguration » và « Footstep« . Năm 1992, nghệ sĩ tốt nghiệp thạc sĩ âm nhạc về bộ môn Ethnomusicology, sau đó, nghệ sĩ định cư tại TP Toronto – Canada cho đến nay.

Chuẩn bị Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại « kinh đô ánh sáng Paris » France vào năm 2017, Giáo sư Phương Oanh đã liên lạc với chúng tôi, một trong những cơ quan truyền thông ở Paris và nhờ tập san Ngày Mới Paris phổ biến tin Đại Hội cùng « tiếp chuyện » với các nghệ sĩ, giáo sư, nhạc sĩ tham dự đại hội.

          Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Nghệ sĩ đàn tranh Kim Uyên khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và được tổ chức cứ mỗi hai năm một lần luân phiên khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của đất nước.

Đại Hội lần thứ I đã diễn ra vào năm 2011 tại Mississauga, Toronto, Canada.

Lần thứ II vào năm 2013 tại Seattle, Washington, USA.

Lần thứ III vào năm 2015 tại Bank town (Sydney) và Victoria (Melbourne), Australia.

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp quốc do Giáo sư Nhạc sĩ Phương Oanh đứng ra tổ chức.

Đây là cuộc hội ngộ Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV giữa các nghệ sĩ, giáo sư, nhạc sĩ đến từ nhiều miền khác nhau trên thế giới. Nhân dịp này Nghệ sĩ Kim Uyên sẽ cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ sang Pháp tham dự Đại Hội.

Lê Trân (tập san Ngày Mới Paris) : Chào chị Kim Uyên,

Hân hạnh được tiếp chuyện với chị nhân dịp Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại Paris do Giáo sư Phương Oanh tổ chức

Nghệ sĩ Kim Uyên : Dạ xin cám ơn quý tập san Ngày Mới Paris, đã tạo điều kiện cho Kim Uyên có cơ hội trình bày về chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ tư sắp diễn ra tại Paris vào ngày 20-22 tháng 7, 2017.

Diễm Thy (tập san Ngày Mới Paris) : Động cơ nào đã thúc đẩy chị thành lập Đại hội Âm nhạc Truyền thống Hải ngoại ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Động cơ đã thúc đẩy Kim Uyên nghĩ đến việc thành lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống. Do chính từ kinh nghiệm bản thân, Kim Uyên nghĩ không chỉ riêng cá nhân Kim Uyên mà còn rất nhiều người cùng có tâm nguyện như Kim Uyên, sau khi hiểu được nhạc truyền thống Việt nam mình thật hay,  nếu không được gìn giữ và phát triển thì một ngày nào đó sẽ bị mai một đi, do vậy ý tưởng thành lập Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống đã thôi thúc Kim Uyên và ý nghiã của việc thành lập Đại hội là kêu gọi những người yêu thích âm nhạc dân tôc, có dịp tìm đến nhau để trao đổi, lắng nghe và có thể đi xa hơn nữa là thống nhất chung với nhau, về những gì có liên quan đến âm nhạc dân tộc, ví dụ cụ thể là đàn hát chung với nhau,trao đổi những thắc mắc, hoặc cùng giải quyết với nhau những ưu tư , truyền đat những kinh nghiêm hoặc chia xẻ những suy nghĩ làm sao để giử gìn nguyên vẹn bản sắc  chung của âm nhạc dân tộc, nhưng bên cạnh đó vẫn phát triển thêm những sáng kiến mới, để sao cho nền âm nhạc dân tộc ngày một phong phú hơn để có thể tiếp bước và duy trì âm nhạc dân truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại.

Lê Trân (NM) : Là sáng lập viên chương trình Đại hội Âm nhạc Truyền thống Hải ngoại lưỡng niên, chị cho biết cảm nhận của mình đối với đại hội lần này.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên rất vui vì thấy được việc làm của mình có đươc nhiều sự hỗ trợ của tất cả các Thầy Cô kính yêu trong cũng như ngoài nước, nhưng đặc biệt lần nầy Kim Uyên đã được  sự hỗ trợ của chính người đã đưa Kim Uyên đến với cây đàn Tranh, đến với âm nhạc tuyền thống, đó là người Thầy và cũng là người Mẹ nuôi của Kim Uyên Giáo sư Phương Oanh, Kim Uyên hy vọng với tài tổ chức và nhiều kinh nghiệm của Giáo sư Phương Oanh cùng với tất cả những thành viên của nhóm Phượng Ca ví dụ như quý Anh, Chị có tên là  Lý Diệu Sang, Ngọc Dung, Vân Anh, Thùy An, Võ Quang Long v…v..  hiện đang nổ lực làm việc để chuẩn bị cho  Đại Hội lần thứ tư tại Paris.

     Kim Uyên tin tưởng  với sự giúp đỡ của tất cả quý cơ quan truyền thông tại Pháp như quý tập san Ngày Mới Paris , đại hội làn thứ tư sẽ thành công vượt trội.

Diễm Thy (NM)) : Chị có thể chia sẻ cho độc giả về cảm nghĩ của mình qua ba kỳ đại hội vừa qua.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Như Kim Uyên đã trình bầy qua, Kim Uyên rất vui vì thấy được việc làm của mình có đươc nhiều sự hổ trợ của tất cả các Thầy Cô kính yêu trong cũng như ngoài nước và Kim Uyên mong ước những tiếng vang về chương trình Đại hội sẽ là động cơ thôi thúc cho những tâm hồn luôn sống và hy sinh cho âm nhạc truyền thống sẽ cùng nhau giữ gìn và phát triển âm nhạc truyền thống Việt nam luôn giữ đúng phương châm luôn phát triển nhưng không bị mất đi văn hóa cội nguồn..

Lê Trân (NM) : Duyên nào đưa chị đến với cây đàn tranh ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên đã có duyên đến với đàn Tranh khi được « Mẹ nuôi là Giáo sư Phương Oanh » truyền đạt khi vừa 6 tuổi, nhờ có năng khiếu Kim Uyên đã sớm thành công và không chỉ vì hình ảnh gương mẫu của Giáo sư Phương Oanh mà còn những người Thầy Cô mẫu mực khác đã có công truyền dạy cho Kim Uyên như Giáo sư Nguyễn Hữu Ba, Phạm Văn Nghi, Tuyết Hương, Nguyễn Văn Đời, Giáo Sư Phạm Thuý Hoan v…v…   Kim Uyên luôn tâm niệm sẽ không làm phụ lòng những người Thầy, Cô kính yêu của mình.

Diễm Thy (NM) : Giáo sư Phương Oanh, « người nắm phần hồn âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại ».

Ngoài ra giáo sư Phương Oanh còn được mệnh danh là một người thầy tận tâm với môn sinh, đã đào tạo được rất nhiều những nghệ sĩ đàn tranh thành công và có tên tuổi trong lĩnh vực này.

Từng là « học trò » của giáo sư Phương Oanh, chị cho biết những cảm nghĩ về người thầy của mình.

Nghệ sĩ Kim Uyên : Kim Uyên được nuôi dạy rất kỷ lưỡng, nghiêm khắc, tuy thời gian không lâu, nhưng ảnh hưởng của Giáo sư Phương Oanh thật rõ ràng trong việc trau giồi kiến thức về âm nhạc truyến thống của mình, Giáo sư Phương Oanh đã cho Kim Uyên hiểu được và luôn xác định hướng đi của mình, luôn sống và trân trọng những gì mình đang làm. Kim Uyên nhớ mãi câu nói một lần Giáo sư Phương Oanh đã giành cho mình trước khi đi thi, cho dầu sau nầy Kim Uyên đã trưởng thành : « Má kỳ vọng nơi con ! »

Lê Trân (NM) : Nếu âm nhạc nói chung là nghệ thuật dùng ngôn từ là âm thanh để diễn đạt những tình cảm, cảm xúc của con người thì âm nhạc dân tộc là âm thanh diễn tả tâm hồn, văn hóa, trí tuệ của dân tộc.

Là một nghệ sĩ đàn tranh, chị đã có những cảm xúc như thế nào khi trình diễn âm nhạc truyền thống ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Chứng minh cho những người của các dân tộc khác hiểu được,  âm nhạc Việt nam có những nét độc đáo riêng, các bậc Thầy,  Cô và hiện nay Kim Uyên cũng đang làm công việc truyền dạy , một công việc « Giữ Lửa » duy trì và phát triển âm nhạc truyền thống, giữ được vốn cổ nhưng luôn tìm tòi phát huy những sáng kiến mới. 

     Kim Uyên mong ước sao tất cả các bạn trẻ thấy được điều nầy và đây là những cảm xúc khi Kim Uyên đem tiếng đàn tiếng hát của mình trình diễn những bài nhạc thật cổ truyền chân phương song song bên cạnh là những bài nhạc với những phong cách mới nhưng vẫn luôn giữ gìn những gì thuộc về âm nhạc truyền thống.

Diễm Thy (NM) : Dòng âm nhạc truyền thống Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể : Nhã nhạc cung đình Huế – Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Dân ca quan họ Bắc Ninh – Ca trù – Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc – Hát Xoan – Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Đờn ca tài tử Nam Bộ – Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh – Nghi lễ và trò chơi kéo co – Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Sau khi các di sản âm nhạc cổ truyền lần lượt được vinh danh trước thế giới, chị có cảm thấy ưu tư, sợ rằng « vốn quý » này đang dần bị mai một trong đời sống cộng đồng ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Ông Bà mình thường nói « Sóng trước sao, Sóng sau vậy ». Kim Uyên tin tưởng với những tâm huyết của các bậc Thầy đã đào tạo ra Kim Uyên hôm nay thì (nói có vẻ hơi tự cao một chút!), Kim Uyên tin là sẽ có nhiều bạn trẻ khác như Kim Uyên xuất hiện. Nói một cách khác là làm bất cứ chuyện gì chúng ta nên luôn có ước mơ, sự tin tưởng,thì mới đạt được những gì mình mong muốn như người Anh có câu  « dreambelieveachieve ».

Lê Trân (NM) : Giữ gìn bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá,  âm nhạc truyền thống dân tộc đang có nguy cơ sẽ bị mai một, theo chị, có phương thứ nào khả dĩ có thể khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam giúp cho quần chúng nâng cao khả năng thưởng thức các giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Phương thức học và làm việc của Kim Uyên rất đơn giản. Luôn có một tâm huyết trong lòng « phải làm được một  việc gì đó cho âm nhạc truyền thống Việt nam mình », chuyên cần tập luyện luôn luôn trau giồi và tìm tòi học hỏi.

     Trân trọng vốn cổ, theo sát quần chúng, hiểu được họ cần gì ? luôn nhớ đặt lên vai mình trọng trách như những người truyền giảng, nếu không có những người truyền giảng chúng ta sẽ không thu hút được  mọi người đến  với nhau. Kim Uyên tin tưởng với phương châm của mình và khi truyền đạt cho những học trò của mình Kim Uyên luôn bày tỏ ý nguyện của mình, từ đây Kim Uyên tin tưởng được là âm nhạc truyền thống Việt nam mình sẽ luôn được trân trọng giữ gìn và bên cạnh vẫn có những sáng kiến mới phát triển thật vững chắc trên nền tảng truyền thống mẫu mực.

Diễm Thy (NM) : Vốn được mệnh danh là « nghệ sĩ tài danh đàn tranh Lê Thị Kim Uyên », nhân dịp tham dự Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV tại « kinh đô ánh sáng Paris », chị đã có lịch trình … sẽ giới thiệu những tác phẩm qua tài nghệ sở trường của mình, làm sống động dòng âm nhạc truyền thống dân tộc đến cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Paris ?

Nghệ sĩ Kim Uyên : Dạ có, chắc chắn Kim Uyên sẽ trình bày và giới thiệu những sáng tác vừa mới viết gần đây qua 2 CD có tựa đề là  Tìm Về và Những Giấc Mơ.

          Kim Uyên sẽ giải thích ý nghĩa tại sao Kim Uyên vận dụng  những kỷ thuật mới vào những tác phẩm cho đàn Tranh của mình. 

          Châm ngôn làm việc của Kim Uyên là dùng những vốn sẳn có của những bậc tiền nhân, sáng tạo thêm những gì của riêng mình để góp phần làm phong phú thêm vào kho tàng âm nhạc truyền thống Việt nam.    

          Đại diện cho tập san Ngày Mới và độc giả tại Paris, thành thật cảm ơn chị đã dành cho chúng tôi buổi tiếp chuyện kỳ thú này.

Lê Trân & Diễm Thy

tập san Ngày Mới Paris

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Ngày Mới phỏng vấn Kim Uyên

Ngày Mới phỏng vấn Phương Oanh.

DH AN TT VN Paris x

 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần thứ IV được tổ chức tại « kinh đô ánh sáng Paris »  thủ đô nước Pháp do giáo sư Phương Oanh cùng trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Đại Hội  sẽ quy tụ các giáo sư nhạc sĩ trên thế giới về tham dự nhằm bảo tồn và phát huy Âm Nhạc Truyền Thống VN tại hải ngoại.

                                                        PO f x

              Giáo sư Phương Oanh,

                        « người gieo mầm âm nhạc truyền thống Việt Nam nơi xứ người« .

Gs Phương Oanh tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962. Năm 1964-1975 dạy nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn.

Nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc do Gs Phương Oanh thành lập năm 1969 tại Saigon cùng với các nhạc sĩ như Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang … đã khơi dòng chảy âm nhạc dân tộc vào các học đường, các trường đại học và còn tiếp nối hoạt động tại hải ngoại cho đến hôm nay. Phượng Ca đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong lãnh vực giáo dục tại Pháp.

Là giáo sư quốc gia tốt nghiệp ở Strasbourg, Phương Oanh đã được ban giám đốc của các Nhạc viện quốc gia Pháp : Antony 9216 (Nam Paris) – Sevran, Villepinte 93 27 (Bắc Paris) lựa chọn vào vị trí giảng dạy nhạc Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Đàn tranh đã được dạy trong 3 nhạc viện này.

Sau một thời gian ổn định, năm 1978 Phượng Ca đã có nhiều người trẻ Việt Nam theo học. Năm 1980, Phượng Ca chính thức có giấy phép hoạt động với tên viện Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Âu Châu cho đến bây giờ. Nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc đã được chính phủ công nhận là trường nhạc dân tộc duy nhất tại Pháp với chương trình giảng dạy đàn tranh đã chính thức có trong bộ văn hóa giáo dục.

Song song với việc giảng dạy tại nhạc viện, gs Phương Oanh đã cùng Phượng Ca trình diễn nhạc truyền thống Việt Nam khắp mọi miền từ tòa thánh Vatican đến viện Bảo tàng Boston ở Hoa Kỳ, Nouvelles Orléans đến Trung Phi, Canada … còn tham gia các lễ hội âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn trong và ngoài nước.

Với gần 50 năm hoạt động nghệ thuật từ quốc nội đến hải ngoại, giáo sư Phương Oanh (Võ Quang Phương Oanh) đã đạt nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực : giảng dạy, nghiên cứu, sau nhiều năm dầy công khảo cứu đã xuất bản bộ sách giáo khoa giảng dạy đàn tranh. Truyền thông luôn luôn là người bạn trung thành với các nhà nghiên cứu & sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo âm nhạc, một lĩnh vực rất nhạy cảm, có sự lan tỏa rất rộng lớn trong đời sống xã hội của những người đã và đang âm thầm, nỗ lực vì một nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc nên ngoài ra, giáo sư Phương Oanh còn soạn nhạc, sáng tác và, phối nhạc cho nhóm và thiết lập các hình thức khác nhau của nghệ thuật biểu diễn Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam, bao gồm các hình thức mới của dàn hợp xướng trong âm nhạc truyền thống.

Từng được trao tặng Huân Chương Vàng Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Á Châu (1988) cho những cống hiến mà cô dành cho nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1994, Huân Chương Công Trạng Hoa Kỳ cho những thành công trong việc truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ở giới trẻ.

Thành quả đã đạt được của PHƯỢNG CA : Gs đã đào tạo hằng trăm nghệ sĩ nổi tiếng cho bộ môn âm nhạc truyền thống như nghệ sĩ đàn tranh Kim Uyên (giải nhất đàn tranh toàn quốc năm 1984, hiện là cố vấn viên cho Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt), các giáo sư đàn tranh đang giảng dạy ở các nhạc viện Pháp như Ngọc Dung,Vân Anh, và Kim Hiền, Lê Tuấn Hùng ở Úc là những kẻ đang kế thừa

           « TRUYỀN THỐNG DÂN CA QUỐC NHẠC ĐANG ĐƯỢC TIẾP NỐI »

Chào chị Phương Oanh,

Nhận được thông cáo Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần thứ IV được tổ chức tại Paris do chị cùng trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Xin chúc mừng chị cùng Phượng Ca.

Sau đó lại nhận được tin nhắn của chị : « Ngày Mới (anh chị Lê Trân – Diễm Thy) nhớ để dành tháng 7/2017 cho Phượng Ca : đảm nhận phỏng vấn các giáo sư, nhạc sĩ tham dự đại hội « .  

          Nghe đến hai chữ « phỏng vấn » tôi đã sợ, mà phỏng vấn đây là « tiếp chuyện » với các các giáo sư, nhạc sĩ chuyên về âm nhạc truyền thống đến tham dự Đại Hội khiến tôi càng rét đậm, mặc dầu lúc đó chúng tôi đang ở Singapour nóng đến 34° – 35°.

Tôi vội vàng : Không được đâu chị … về lãnh vực Âm Nhạc Truyền Thống chúng tôi không dám đâu!

          – Không khó lắm đâu, anh chị cứ hỏi rồi « họ » sẽ trả lời. Anh chị là « nhà báo Ngày Mới » ở Paris mà …

– « Họ » đây toàn là giáo sư nhạc sĩ chuyên về Âm Nhạc Truyền Thống, biết hỏi « cái gì » đây ?!

– Anh chị hỏi đi …

– Vậy chúng tôi xin hỏi chị trước …

Gần năm thập niên qua vốn là « con Phượng đầu đàn » nên « Phương Oanh và Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc » gắn liền nhau như hình với bóng không chỉ ở Pháp, mà ngay cả các quốc gia trên thế giới « Phượng Ca » cũng vỗ cánh bay tới để giới thiệu và phát triển âm nhạc truyền thống VN, không chỉ với cộng đồng VN hải ngoại mà đặc biệt với cộng đồng thế giới biết đến vì đó là di sản vô cùng quí báu, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ tiền nhân muốn truyền đạt cho hậu thế kế thừa, để phát triển nền văn hóa âm nhạc của dân tộc mà chị đã lãnh hội và đã cùng Phượng Ca tiếp nối truyền thống đó.

Trong bài này chúng tôi xin miễn phần giới thiệu, vì « Phương Oanh và Phượng Ca » đã rất quen thuộc với mọi người qua các buổi hòa Nhạc Truyền Thống VN ở mọi miền trên hoàn cầu. Điểm đặc biệt tìm thấy ở Phương Oanh & Phượng Ca mà  cộng đồng VN hải ngoại thường được biết đến : « Phương Oanh & Phượng Ca luôn ý thức vai trò và trọng trách của mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa & nghệ thuật trong âm nhạc truyền thống của dân tộc nơi xứ người ».      

Phải chăng Phương Oanh & Phượng Ca đã thấm nhuần câu nói của tiền nhân:

   « Mất gia phong hỏng mất một dòng họ

    Mất chính trị, hỏng một đất nước

    Mất văn hóa, hỏng muôn đời. »

  Từ nhận thức rõ về điều này, đối với di sản âm nhạc cổ truyền điều phải làm và bắt buộc phải làm là bảo tồn và phát huy, vì có phát triển và phát triển mạnh mẽ, nền âm nhạc truyền thống mới có khả năng phản ánh đời sống một cách sinh động đáp ứng nhu cầu thưởng thức của con người hiện nay nên trong suốt nhiều thập niên qua, tại hải ngoại Phương Oanh & Phượng Ca lúc nào cũng sẵn sàng tham gia các buổi văn nghệ trình diễn âm nhạc truyền thống do các hội đoàn tổ chức để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. (lợi nhuận thường không đề cập đến).

          Riêng với Ngày Mới, Phượng Ca luôn cộng tác vô điều kiện trong các buổi văn nghệ, hòa nhạc với chủ đề « Tình thương không biên giới » nhằm gây quỹ cứu trợ cho các đồng bào tỵ nạn, các nạn nhân chiến tranh Rwanda, Kosovo, Tsunami Thailande … trợ giúp các Cô nhi viện, Chẩn y viện, Viện dưỡng lão ở VN do Ngày Mới bảo trợ.

Đó chính là « nét đẹp » qua cái Tâm mà Phượng Ca có được từ trước đến nay !

                                DH Sydneyd

Lê Trân (tập san Ngày Mới Paris) : Chị có kỳ vọng gì khi đứng ra tổ chức Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống VN Lần IV  2017 tổ chức tại Paris

Giáo sư Phương Oanh : Khi Phượng Ca nhận lời tổ chức Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Lần IV tại Pháp là tôi đã suy nghĩ rất kỹ là Phượng Ca phải làm gì để cho âm nhạc dân tộc kỳ này sau khi rút kinh nghiệm từ ba đại hội đã qua.

Phượng Ca là một trường nhạc, nên tổ chức phải phù hợp với khuôn khổ và cách làm việc của mình có nghĩa là Phượng Ca sẽ làm những khoá học-master class để các tham dự viên được học hỏi với các thầy cô chuyên ngành được mời đến. Ví dụ như học hỏi sâu hơn về nét nhạc ba miền, đây cũng là dịp để tham dự viên được trực tiếp đặt câu hỏi những thắc mắc của mình về âm nhạc dân tộc, để khi trở lại nơi mình cư ngụ, tham dự viên có thể đem về thêm kiến thức, khả năng học hỏi nhạc dân tộc về chiều sâu, chiều rộng cho mình.

Diễm Thy (NM) : Âm nhạc cổ truyền Việt Nam vốn phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc.

Xin chị cho biết, để bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống mà chị là một trong những người miệt mài làm công tác nghiên cứu âm nhạc, chị đã có những giải pháp hữu hiệu nào mang tính khả thi để truyền đạt Âm Nhạc Truyền Thống VN đến cộng đồng VN và thế giới, đặc biệt nơi các thành phần trẻ VN ở hải ngoại ?

Gs Phương Oanh : Ngày trước, khi chưa có vấn đề truyền thông tự do qua mạng internet, người ta chỉ có thể xem truyền hình, xem vidéo do các trung tâm giải trí làm, thì việc lan rộng cái hay cái đẹp, cái xấu cái tốt không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng từ lúc xử dụng được internet dễ dàng, người ta xem các thông tin, báo chí, văn nghệ trên youtube như ăn cơm bữa. Cần biết tin tức gì,  cần tìm hiểu gì, là chạy lên mạng ngay… Nhưng  internet là con dao nhiều lưỡi, không phải cái gì được để lên đều có giá trị. Phượng Ca rất thận trọng điều này.

Chúng tôi, trước khi tốt nghiệp ra trường, phải học chuyên môn gồm nhiều bộ môn, khi đã dạy học, mình cũng phải học hỏi, tìm tòi thêm để có thể thấu hiểu rỏ để cho nhạc sinh những nhu cầu cần có. Khi còn ở Saigon, gần 10 năm dạy ở nhạc viện Saigon, mỗi mùa hè, tôi đều nhìn lại cách làm việc của mình để đến năm học mới, mình rút kinh nghiệm nầy cho việc dạy học năm tới được hoàn hảo hơn. Ở bên Pháp gần 30 năm dạy ở nhạc viện, mỗi năm đều có những khóa học chuyên ngành cho giáo sư, chúng tôi đều đi học để nâng cao kiến thức âm nhạc của mình, do  đó, muốn học trò tiến bộ, giỏi, thì chính thầy giáo phải nâng cao kiến thức âm nhạc của mình trước.

Để truyền đạt Âm Nhạc Truyền Thống VN đến cộng đồng VN và thế giới, đặc biệt nơi các thành phần trẻ VN ở hải ngoại, câu hỏi anh chị đặt ra rất nặng vì việc truyền đạt đến cộng đồng VN nói riêng và thế giới nói chung là phải do cơ quan của chính phủ  trách nhiệm. Riêng chúng tôi, với lương tâm nhà giáo, người làm công việc giáo dục âm nhạc dân tộc, thì mình cứ làm, vì Phượng Ca là một tổ chức phi chính phủ tại Pháp.

Tôi thấy phần lớn, người VN không coi trọng âm nhạc dân tộc như những dân tộc khác. Thử hỏi, những người làm ngoại giao trước khi đi làm việc ở xứ người, họ có được đào tạo như những sứ giả văn hoá không?  Các toà đại sứ Trung hoa, Nhật Bản, Đại Hàn họ đầu tư rất nhiều vào văn hoá, vào âm nhạc dân tộc, nhưng Việt Nam thì không. Ở đại học, âm nhạc dân tộc là một môn trong các môn học chính thức của phân khoa ngôn ngữ,. Họ mở  lớp học nhạc cụ dân tộc, lập ban nhạc, để sinh viên được trình diễn trước khán giả những bài nhạc dân ca truyền thống. Riêng phân khoa Việt học thì không. Có một số các sinh viên trẻ tìm đến Phượng Ca, đến với âm nhạc dân tộc, cũng như có những gia đình có con còn nhỏ, cũng mong muốn cho con mình đpực học đàn tranh song song với dương cầm,vỉ cồm ở trường nhạc. Cũng có những em trẻ tự mình tìm đến âm nhạc dân tộc mà không được sự hổ trợ, khuyến khích của gia đình..

Lê Trân (NM) : Trong thời gian qua  với nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của nhiều thế hệ nhạc sĩ mà chị là một trong những « người đó », là giáo sư, nhạc sĩ, chị có nghĩ rằng việc phát triển âm nhạc truyền thống trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công rực rỡ tại hải ngoại ?

Gs Phương Oanh : Mặc dù có nhiều nhiệt tình và ý thức trách nhiệm, nhưng làm được tới đâu trong khả năng của mình có thể là quí lắm rồi. Tôi không giám nghĩ  việc phát triển âm nhạc truyền thống trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công rực rỡ tại hải ngoại vì có nhiều lý do :

– Vì người mình xem quá nhiều phim Đại Hàn, Trung Hoa, do các nhà sản xuất vidéo bị ảnh hưởng và vô tình làm biến dạng của âm nhạc dân tộc qua cách ăn mặc, qua cách diễn đạt và qua cách soạn thảo bài bản, vì họ nghĩ là có như thế mới đặc biệt cho âm nhạc dân tộc.

– Trước sự bành trướng ồ ạt của những người  muốn bắt chước cho giống với người ta, coi đó là một sự tiến bộ không được học hỏi đàng hoàng.

– Điều rất khó khăn cho người làm văn hóa lội ngược dòng như chúng tôi như kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược… Vì lý do đó, mà Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống được thành hình. Chúng tôi luôn mong mõi các đồng nghiệp, các người làm công việc gìn giữ âm nhạc truyền thống, nên đến với nhau trong tinh thần trao đổi và học hỏi kinh nghiệm cùng nhau, đừng đặt cái tôi quá nặng, mà hãy nghĩ đến sự sống của âm nhạc dân tộc trong tương lai, có như thế thì việc đến với nhau không bị giới hạn và sẽ  không gặp nhiều trở ngại khi việc làm chung.

Diễm Thy (NM) : Để phát triển « âm nhạc truyền thống »  ở xứ người,  theo chúng tôi, trước hết cần tiếp tục làm tốt hơn nữa « công tác bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống ».

Chị có lạc quan và đặt niềm tin khi đã « bàn giao Phượng Ca » cho những kẻ kế thừa ?

Gs Phương Oanh : Mình không biết phải trả lời anh chị như thế nào, vì mình tính, nhưng trời có cho thuận buồm xuôi gió hay không…chuyện sẽ tới như thế nào trong tương lai, thời buổi này rất khó mà biết trước được. Ngày xưa, mình có thể xét đoán tâm tính học trò dễ dàng hơn bây giờ. Tuy nhiên, chuyện chuẩn bị, vẫn luôn được chuẩn bị cho việc tiếp nối của một truyền thống. Đừng cố gắng quá sức mình, vì đường đi luôn tiến tới, cứ làm đều đặn trong khả năng và nhiệt tình mình có, để mình đủ sức mà đi tới cùng.

Chuẩn bị cho người kế thừa Phượng Ca tôi cũng âm thầm huấn luyện, vì muốn giữ Phượng Ca, điều đòi hỏi đầu tiên là phải đủ khả năng, có tư cách, có tác phong đạo đức. Có nghĩa phải hội đủ một số điều kiện về Đức -Trí -Tài (CHÂN -THIỆN –MỸ) , cũng như ngày trước, tôi đã được các thầy đã dạy dỗ và trao truyền vốn liếng âm nhạc cho.

Lê Trân (NM) : Trong cương vị giáo sư  Âm Nhạc Truyền Thống VN ở các Nhạc viện quốc gia Pháp, đối với các học viên ngoại quốc, chị có phương pháp giảng dạy nào đặc biệt giúp họ lãnh  hội dễ dàng và tiếp thu được nhiều thành quả khi học đàn tranh ?

Chị có gặp phải những khó khăn gì không?

     Gs Phương Oanh : Đối với nhạc sinh người Pháp học đàn tranh, tôi dẫn dắt họ từng bước để họ có thể làm quen và đến với âm nhạc dân tộc từ từ qua nhạc cụ họ xin học, đến cách học. Khi họ hiểu và yêu thích hơn, họ có thể phân tích cái hay, cái đặc biệt của âm nhạc VN, có như thế họ sẽ học như người VN. Gặp những khó khăn khi gặp những người học trò khó tính, thì mình cũng tìm cách giải thích cho họ hiểu, nếu giải quyết được mọi chuyện này, thì mình sẽ giữ được học trò và mình sẽ có kinh nghiệm hơn cho về sau.

Diễm Thy (NM) : Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền. Chị có trăn trở gì về âm nhạc truyền thống VN có nguy cơ sẽ bị mai một ở hải ngoại, vậy chị cho biết quan niệm của mình (đã, đang và sẽ) … nghĩ ra những phương thức nào khả dĩ có thể duy trì được (phần nào) Âm Nhạc Truyền Thống VN trong khi giới trẻ VN ở hải ngoại đa số đã thờ ơ với bản sắc và truyền thống của mình. Họ đã không nói, đọc, viết được tiếng mẹ đẻ (nói gì đến âm nhạc truyền thống) đang là vấn nạn không nhỏ nơi giới trẻ VN ở xứ người mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng không mấy quan tâm.

« Gió bay về ngàn »

Vậy phải bảo tồn Âm Nhạc Truyền Thống VN ở xứ người bằng cách nào ?!

Gs Phương Oanh :Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc gìn giữ bản sắc là vấn đề sống còn của âm nhạc dân tộc cổ truyền. Người Việt Nam ở hải ngoại có nhiều cách sống khác nhau, mình không thể lôi cuốn họ cùng đi chung hướng nếu họ không muốn có cùng mục đích như mình. Vấn đề âm nhạc truyền thống VN có nguy cơ sẽ bị mai một ở hải ngoại như anh chị nói, tôi nghĩ cũng là do họ không có lập trường vững, nên mới có thể bị ảnh hưởng, bị đồng hoá, bị hoà nhập vào môi trường sống. Nhưng nếu mọi người có lòng quyết gìn giữ, thì cũng giữ được phần nào, điều quan trọng là phải đào tạo những người để tiếp nối. Nếu không có người trẻ đến với mình, có nghĩa là mình sẽ bị đào thải. Người trẻ hiện nay nói tiếng bản xứ nhiều hơn tiếng Việt, nhưng nếu các em thấy được cái hay cái đẹp cúa âm nhạc dân tộc thì chính các em tìm tới mình chứ không phải bị bố mẹ ép buộc. Với những người trẻ này sẽ là những người lo việc gìn giữ âm nhạc truyền thống trong tương lai, họ sẽ có cái nhìn và cách tổ chức theo đúng thời đại họ sống cho âm nhạc.

Lê Trân (NM) :  Người ta có thể đầu tư bạc tỷ cho nhiều loại hình âm nhạc gọi là « mới », nuôi dưỡng nhiều mô hình nghệ thuật phát triển … nhưng lại chẳng đầu tư bao nhiêu cho kho tàng di sản cổ nhạc của cha ông.

Khi biết được 10 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Ai cũng hô hào cần phải tôn vinh, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mà tiền nhân đã truyền lại, ai cũng công nhận là phải làm, nhưng tất cả dường như chỉ dừng lại ở đó khi nhìn thấy sự tồn tại của các tuồng hát chèo, cải lương hay các đoàn quan họ … vẫn còn diễn cho người xem, tưởng rằng thế là đủ … để bảo tồn mà quên rằng trước hết, phải gấp rút sưu tầm & lưu giữ những giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ mai một trong sinh hoạt âm nhạc truyền thống. Đây là một công việc vô cùng quan trọng và khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của VN.

Theo chị làm cách nào để khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam ở quốc nội nói chung và ở hải ngoại nói riêng ?

Gs Phương Oanh : 10 di sản văn hoá đã được Unesco công nhận, tôi có cảm tưởng như người Việt mình thấy làm gì cũng dễ dàng …., nhưng tất cả dường như chỉ dừng lại mà không có sự nuôi dưỡng trao dồi cho tốt đẹp hơn. Đã là di sản văn hoá dân tộc là phải sống và hiện hữu theo người dân. Đây là một công việc vô cùng quan trọng và khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của VN là phải lưu giữ và tìm kiếm những di tích đã bị thất lạc đem về, Đồng thời phải nghiên cứu, trao dồi, học hỏi để biết rõ gốc gác di tích này để ghi lại cho đời sau không bị thất truyền. .

Khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam ở quốc nội, điều này không thuộc vào phạm vi khả năng của chúng ta ở ngoài nước vì không có sự giao tiếp với người làm âm nhạc dân tộc trong nước. Nói tóm lại, chính người trách nhiệm của nước phải ý thức được điều này, thì người dân sẽ theo gương, dĩ nhiên phải học hỏi và phải biết được cái giá trị của nó so với các nước bạn.

Diễm Thy (NM) : Xin chị cho biết những cái mới trong âm nhạc Việt Nam hải ngoại là gì? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống ?

Gs Phương Oanh : Anh chị nói cái mới trong âm nhạc VN hải ngoại là gì?

Hiện nay, ở hải ngoại, có nhiều nhạc sĩ được đào tạo ở các nhạc viện tại đây, họ chịu ảnh hưởng rất nhiều giai điệu tây phương trong việc sáng tác. Muốn sáng tác một bài hát trên âm giai ngủ cung thì phải nghe nhiều âm nhạc truyền thống của ba miền, (vì làn điệu nét nhạc mỗi miền khác nhau giống như giọng nói), phải hiểu rỏ hơi, điệu của bài nhạc vui, buồn ra sao. Ví dụ trong nhạc miền Nam có ba bài nam, sáu bài bắc, 20 bài tổ, miền Trung có điệu nam, điệu bắc, miền Bắc có chèo, có hát ca trù v.v…Nắm được căn bản như thế, bài hát được sáng tác mới phong phú hơn.

Kiến thức về nhạc dân tộc không có thì các sáng tạo này không đạt được nhu cầu mà chỉ là một sự phối trộn cao độ các nốt nhạc mà thôi. Nếu không có vốn âm nhạc truyền thống thì cái những sáng tác này rất nghèo nàn về giai điệu, làn điệu địa phương của ba miền.

Lê Trân (NM) : Là một giáo sư âm nhạc truyền thống, một nhạc sĩ sáng tác, chị thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại so với âm nhạc trong nước có gì khác, có gì mới, có gì hơn và có gì còn chưa tới ?

Gs Phương Oanh : Sáng tác bây giờ của các nhạc sĩ thay đổi rất nhiều không như ngày trước, cái điều này là dĩ nhiên, vì ranh giới đã không còn. Ngày nay, người ta có điều kiện đi ngoại quốc cái nhìn của mình cũng rộng hơn, người ta có điều kiện đi du lịch, được tiếp xúc với bên ngoài nên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, họ không chú trọng lời ca như là  một thông điệp, mà chĩ sáng tác theo tùy hướng, cảm xúc. Mà hình như mọi sáng tác này, mình cảm thấy ở trong nước họ chịu ảnh hưởng rất nhiều bên ngoài, nên không phân biệt được nhạc sĩ sáng tác ở trong hay ngoài nước.

Diễm Thy (NM) : Khách du lịch nước ngoài khi đến VN thường không bỏ qua những dịp có lễ hội, họ thường tìm đến để tham dự những tiết mục đặc sắc : Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù mà họ biết rằng đây là những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

Chị có nghĩ và hy vọng rằng trong tương lai gần đây, tại hải ngoại sẽ có những giáo sư, nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống VN sẽ quan tâm đến những di sản văn hóa phi vật thể này mà chung tay thành lập một trung tâm (trường) nghệ thuật nhằm đào tạo một lớp người trẻ có kiến thức để những bộ môn này có một vị thế quan trọng khi trình diễn ở ngoại quốc ?

Gs Phương Oanh : Đã hơn 40 năm qua, đã có những giáo sư, nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống VN ở trong nước, lập ra những trung tâm âm nhạc truyền thống VN.. Các trung tâm này cũng chưng bày một số các nhạc cụ họ tìm kiếm được để khi có khách ngoại quốc muốn  tìm hiểu có nơi mà đến tham quan, họ sẽ biểu diễn và dạy nhạc . Đây là công việc làm của người nghệ sĩ và việc làm để sống.

Ở ngoại quốc thì không có được điều kiện như thế này. Các em trẻ ở đây, họ vẫn yêu thích học hỏi nhạc dân tộc bên cạnh việc học ở trường, ở đại học nhưng họ không đi sâu vào lãnh vực chuyên nghiệp. Trừ những nhạc sĩ đã được đào tạo trong nước và đi ngoại quốc để tu nghiệp thì họ mới có khả năng biểu diễn chuyên nghiệp.

Lê Trân (NM) : Đối với mỗi dân tộc trên thế giới, âm nhạc cổ truyền bao giờ cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nhìn nhận vấn đề này bao giờ chúng tôi cũng cảm thấy mình may mắn được sinh ra trên một đất nước mà các thế hệ cha anh đã từ lâu luôn coi trọng những di sản văn hoá của ông bà để lại.

Theo chị, những « may mắn » đó có thể còn tồn tại trong lớp hậu duệ được nữa không ?

Gs Phương Oanh : Đối với mỗi dân tộc trên thế giới, âm nhạc cổ truyền bao giờ cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Những « may mắn » chắc chắn có thể còn tồn tại được trong lớp hậu duệ, vì thế hệ trẻ được đào tạo  ngày nay, kiến thức và nghệ thuật rất cao, tôi hy vọng mình sẽ có những người có tài có tư cách đến với âm nhạc dân tộc, để thay thế một số ít người đã lợi dụng và làm xấu cho âm nhạc dân tộc, những người  lừa thầy phản bạn, những người đã làm cho âm nhạc dân tộc bị mang tai tiếng.

Diễm Thy (NM) : Gần 50 năm gắn bó với Âm Nhạc Truyền Thống VN, chị cho biết  những cái mới trong âm nhạc Việt Nam hải ngoại là gì ? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống ?

Gs Phương Oanh : Thời buổi bây giờ là mì ăn liền, âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại hay ở trong nước đều như nhau vì họ xử dụng internet được thoải mái. Không có vấn đề giới hạn trong và ngoài nước nữa. Âm nhạc tuyền thống VN cũng bị pha trộn tùm lum, đây thật sự là một điều đáng buồn. Người làm âm nhạc truyền thống cũng bị áp lực của người thưởng thức, phải sáng tác, biểu diễn theo thị hiếu của khán giả.

Tôi không dám nói tới vì nó đã bị lạm phát quá mức. Còn việc khước từ thì có thể là họ đã chối bỏ những cái hay cái đẹp về chiều sâu của âm nhạc truyền thống, mà chỉ giữ lại cái vỏ bên ngoài mà thôi.

Diễm Thy (NM) : Trong thời gian qua, cùng sự phát triển của nhiều dòng âm nhạc khác của thời đại, chị và Phượng Ca đã liền cánh đưa Âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam đến khắp năm châu và làm say lòng mọi người. Là người Việt Nam, dù ở nơi đâu chúng ta cũng luôn nhớ và tự hào về di sản văn hóa âm nhạc truyền thống mà cha ông đã để lại.

Chị có nghĩ rằng trong tương lai, lớp hậu duệ trong và ngoài nước sẽ là những kẻ kế thừa di sản văn hóa đó ?

Gs Phương Oanh : Tôi tin trong tương lai, cũng còn lớp đàn em tiếp nối trong và ngoài nước sẽ kế thừa di sản văn hoá đó. Mạng internet rất tốt và cũng rất nguy hiễm nếu mình dùng không đúng cách. Hiện tại, tôi biết có những khoá học về đàn ca tài tử, các lớp học về nhạc cụ dân tộc trên mạng, do những người nhạc sĩ biết xử dụng internet để làm. Như thế, những ai đam mê âm nhạc truyền thống sẽ được học hỏi đúng và được thầy dạy tận tâm và không mất thì giờ lặn lội xa xôi để đến nhà thầy…

Lê Trân (NM) : Trước khi khép lại bài này, trong những năm giảng dạy nhạc cổ truyền V.N tại hải ngoại, chị Phương Oanh có lời khuyên, tâm tình gì muốn chuyển đạt đến những kẻ kế thừa Phượng Ca, những người mà chị đã dầy công gieo mầm âm nhạc truyền thống, đã vun trồng nay đã trưởng thành để tiếp tục con đường chị đã đi qua.

Gs Phương Oanh : Năm 2011, trước khi nhường chỗ cho người kế tiếp mình dạy ở hai nhạc viện Antony và Sevran, trong bài diễn văn giả từ này, tôi đã để lại cho các nhạc sinh câu châm ngôn  Lắng nghe -Thương yêu – Khiêm nhường.

Nếu các em hiểu được cái điều tôi muốn nói này, thì âm nhạc dân tộc nói chung, Trường Âm nhạc Phượng Ca nói riêng ở hải ngoại sẽ luôn luôn có mặt và song song với sự sống còn của nước VN.

Cảm ơn chị Phương Oanh đã dành cho tập san Ngày Mới  Paris một « món quà » quá ư độc đáo !

dau nam 1  Một lần nữa, từ « kinh đô ánh sáng Paris »  tiếng chuông Đại hội lại tiếp tục ngân lên báo tin Đại hội Âm nhạc Truyền thống VN Toàn cầu lần thứ IV do giáo sư Phương Oanh cùng nhạc viện Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc tại Paris tổ chức vào tháng 7 năm 2017.

Chúc Đại Hội  thành công viên mãn, sẽ lưu lại một dấu ấn đậm đà đầy ý nghĩa.

Lê Trân – Diễm Thy

tập san Ngày Mới Paris

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Ngày Mới phỏng vấn Phương Oanh.

Lịch sinh hoạt của Phượng Ca 2017

Bắt đầu năm 2017, Phượng Ca nhận lời trình diển với các hội đoàn và các trung tâm văn hoá:

21/01/2017 Tỉnh Torcy Mừng Năm Mới 2017 của tỉnh và các đoàn thể tại đây.

22/01/2017  Tết Giáo Xứ mừng xuân Đinh Dậu.

25/01/2017 Buổi Mừng xuân của thành phố Paris với bà thị trưởng.

27/01/2017 Tết với các ông bà cụ trong nhà dưỡng lão EHPAD Paris 14.

29/01/2017 Ăn Tết và tổng dượt chương trình với Tổng hội SVVN Paris tại Nhà các hội đoàn Paris 13.

03/02/2017 Phương Oanh và Isabelle Genlis trình diễn chuyện cổ tích Việt Nam tại Théâtre Jacqueline  ROBIN Taverny.

05/02/2017 Phượng Ca đến với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Massy Paleseaux

10-13/02/2017 Master class đàn tranh cho Phượng Ca Oslo – Na Uy.

18/02/2017 Buổi trình diễn giúp gây quỹ sổ vàng Giáo xứ mua cơ sở mới.

19/02/2017 Tết Cộng đoàn Ermont.

19/02/2017 Tết Cao Niên tại giáo xứ Việt Nam Paris.

04/03/2017 trình diễn tại chùa Khánh Anh Evry gây quỹ cho Restaurant du Coeur.

04/03/2017 Phượng Ca và lớp đàn tranh nhạc viện Antony mừng xuân.

05/03/2107 Ngày Phụ nữ thế giới , phối hợp tổ chức cùng tỉnh  tại hội trường tỉnh Tverny.

02 và 16/04/2017 Đại hội ngôn ngữ và văn hoá tại hai tỉnh Genevilliers và La courneuve với  Institut Nenuphar

05/2017  Phương Oanh và Isabelle Genlis trình diễn chuyện cổ tích Việt Nam ngày thứ tư trong tháng tại trung tâm Mandapa Paris 13.

13/05/2017 Gala VIệt Quyền Thật tại Taverny.

21/05/2017  Trình diễn với chũa Thiện Minh ở Lyon.

28/06/2017 Phương Oanh và Isabelle Genlis trình diễn tại Torcy.

20-22/07/2017 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần IV tại trung tâm M.A.S. Paris 13.

23/07/2017 Hoà nhạc tại Giáo Xứ Việt Nam Paris 17.

                                                              DH AN TT VN Paris lieng 2           

                                              DH AN TT

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Lịch sinh hoạt của Phượng Ca 2017

Chữ PHÚC trong cuộc sống tâm linh của người Á Đông.

 Bài viết của Việt Hải Trần
Trong cuộc sống hàng ngày, chữ Phúc (còn gọi là Phước) được coi là biểu trưng của sự may mắn, vui vẻ, sung sướng và hạnh phúc. Người xưa coi chữ Phúc là chữ Thánh Hiền, chữ của Thần, có nội hàm rất uyên thâm.
Chữ Phúc và những hình tượng biểu thị chữ Phúc được con người xưa, nay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong các tài liệu nghiên cứu, các áng văn chương, các vật trang trí, trong kiến trúc hay cả trên y phục… Nhiều kết hợp từ có yếu tố Phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc v.v.
Phật gia giảng: Cứu một người là Phúc đẳng hà sa. Cứu được một người thì Phúc Đức sẽ tới nhiều như cát sông vậy. Riêng mình, vừa tới tuổi “tri thiên mệnh” thì vô phúc mắc trọng bệnh. Nhưng nhờ Phúc ấm tổ tiên và bao kiếp tích được Đức nên mấy năm nay tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà khỏe mạnh. Vậy nên, việc bàn về chữ Phúc của mình hôm nay âu cũng là một cơ duyên tiền định nhằm để cứu mình, cứu người, cứu mệnh…
Chữ Phúc được coi là tấm huy xuân có ý nghĩa tâm linh
Thường thì cái chữ này có tính thời vụ. Dường như 360 ngày nó nằm co ro đâu đó trong góc nhà. Mặt lem luốc bụi, mạng nhện và phân gián; phân chuột… Vậy mà, cứ gần Tết là người ta lau chùi, rảy nước thơm, rồi trang điểm những đóa hoa, rồi treo bên cạnh đủ thập quang ngũ sắc. Cứ gần Tết là Phúc lại đỏ rực trong nhà. Nó ôm quả dưa hấu bằng màu vàng đỏ. Nó treo lơ lửng trên cành mai cành đào cũng dồi dào những sắc màu mãn mục… Ở Bến Tre người ta cho ra đời những trái dừa nổi hình chữ Phúc thật đẹp, ngày Tết bán cứ đắt như tôm tươi. Chẳng thế mà, Nguyễn Công Trứ đã làm 2 vế câu đối:
“Chiều 30, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng BẦN ra khỏi cửa
Sáng mồng Một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông PHÚC vào nhà “
Thực ra, những vị đại quan này, thời thế dù đổi thay nhưng đến tối 30 vẫn còn người đòi nợ thì thật khó tin. Chợt nghĩ thầm, khi nào bi đát như cụ Trứ, mình sẽ lấy cái mẹt xứ Nghệ, dán vào đó chữ Phúc đỏ cùng vài cành đào hồng nho nhỏ, lấy phẩm đỏ ghi chữ vào trán và mượn áo dài hoa hậu có 100 chữ Phúc.., biết đâu mình chẳng rinh được ông Phúc vào nhà.
Hai câu đối trên có nói đến rượu, có nói bồng bế ông Phúc vào nhà. Thi sỹ quả là am hiểu chữ Thánh Hiền từ thời để chỏm… Bởi … Chữ Phúc trong thời nguyên sơ của nó có nghĩa rất đơn giản. Trong Giáp Cốt Văn, ta nhìn thấy hình tượng của 2 bàn tay rất trang trọng bưng một cái bình được chạm khắc tinh xảo. Đó là hũ rượu quý. Người ấy đứng trước bàn thờ, có lẽ là trong đêm trừ tịch rất thiêng liêng…
Đây là một Thánh Lễ rất thiêng liêng của văn hóa người xưa. Văn hóa hữu Thần. Văn hóa kính trọng, thờ cúng Thần Linh. Hiển nhiên, Kính thì phải Yêu, phải Sợ; phải ý thức thường trực 3 chữ Chân Thiện Nhẫn… Vì ông mình ngày xưa là nhà Nho nên mình cũng hiểu chút ít văn hóa xưa. Chẳng hạn, cả đám ruộng, ông chăm sóc một khóm lúa, một khóm nếp đã cách ly bởi khoai sắn…
Tự tay ông lấy liềm gặt hái phơi phong rồi xay, giã, giần, sàng… Đó là sản vật cho ba ngày Tết không được động đến. Ông cũng tự nấu rượu. Nấu xong, nút lá chuối khô. Rồi chôn trong đất, trồng lên đó cây bạc hà làm dấu.. Chỉ thứ rượu ấy mới cúng Thần Linh, Tổ tiên mấy ngày Tết. Suốt cả năm, đọc sách Thánh Hiền có câu nào hay, Ông viết vào giấy gió, có cả những chữ khuyên bằng màu son chu sa… Tệp giấy ấy là dành để tự mình ông mua trầm mua bả mía về quấn những cây hương thơm lừng… Người xưa coi chuyện cúng bái rất Tinh, rất trân trọng…
Vì vậy không lạ gì, chữ Phúc lại được coi là tấm HUY XUÂN có ý nghĩa tâm linh đến vậy. Nói nghiêm khắc, nếu chúng ta vô thần thì không có ông Phúc nào đến nhà. Trong cái gốc, chữ Phúc ở bên trái là chữ Kỳ (có khi đọc là Thị) là cái bàn độc, bàn thờ. Đó là nơi thiêng liêng mà gia chủ đối thoại với những sinh mệnh có khả năng chi phối mình cũng như thế gian.
Người xưa tin và tin tuyệt đối vào Thần. Họ luôn nghĩ rằng trên đầu 3 thước có Thần linh. Việc làm của mình chỉ có thể che mắt người đời, bởi họ đều mù như mình, nhưng không thể lấy vải thưa che mắt Thánh. “Dễ đâu yếm thắm mà lừa trôn kim”. Chữ bên phải đọc là Phúc nghĩa là tràn trề, đầy đủ…Nói tới chữ Phúc, những người học chữ Thánh Hiền thường hay liên hệ tới những chữ có cấu trúc tương tự.
Đây là sự liên tưởng về hình sắc của con chữ chứ không giống sự liên tưởng chỉ thông qua Âm Thanh như tiếng Việt hiện nay do chúng ta theo ký âm phương Tây mà có Quốc ngữ hôm nay. . Tiếng Hán trong nghệ thuật ngôn từ, có những biện pháp tu từ về Âm và về Hình. Cha ông mình ngày xưa cũng triệt để sử dụng hai hệ thống này để làm phong phú thi hứng sáng tạo. Đáng tiếc, chữ ghi âm hiện nay chỉ cho chúng ta múa võ một tay…
Chữ Phúc dễ tương đồng với chữ PHÚ 富nghĩa là giàu có, của cải tiền bạc thừa thãi, dư dật. Trong” Luận Ngữ”( 論語): “Nhiễm Hữu viết: Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên? Viết: Phú chi” 冉有曰: 既庶矣, 又何加焉? 曰: 富之 (Tử Lộ 子路) Nhiễm Hữu hỏi: Dân đông rồi, phải làm gì thêm? (Khổng Tử) đáp: “Làm cho dân giàu.”
Chữ Phúc rất dễ liên tưởng xa tới chữ HỢP (合) nghĩa là tất cả hội tụ lại, sống với nhau thân mật hòa ái. Khi nói “hợp gia hoan“( 合家歡), tức là, “cả nhà vui mừng”. Điều này chúng ta đã nói tới vợ chồng con cái hạnh phúc khi bàn về chữ Phúc ở trên.
Chữ Phúc dễ cho ta liên tưởng tới chữ ĐỒNG (同) nghĩa giống chữ Hợp, cũng có nghĩa là “cùng với nhau, cùng chung làm”. Ví dụ: “hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương” 有福同享, 有難同當 có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
Lục Du có hai câu thơ thật ngậm ngùi về thân phận người mất nước:
“Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng”

死去元知萬事空,

但悲不見九州同

(Thị nhi 示兒)

(Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.)
Sở dĩ mình liên hệ tới Hợp và Đồng bởi bên phải chữ Phúc có chữ Nhất, Khẩu và Điền. Hai chữ Hợp và Đồng đều có Nhất và Khẩu… Liên tưởng theo chiều khác, thì Phúc dễ liên tưởng tới chữ Thần, chữ Lộc là những chữ liên quan tới Thần, Phật, Đạo,Thánh. Rõ ràng, người xưa cho rằng, muốn có Phúc, có Lộc thì phải tôn trọng Thần Thánh, phải sống có Đạo Đức, hợp quy luật mà Thần Thánh đòi hỏi con người thì con người mới có Phúc, có Lộc.
Mỗi con chữ của người xưa đều ẩn chứa trong đó nội hàm về Đạo Đức. Khi người xưa viết chữ Phúc, nét bút thứ nhất vừa đưa lên để ghi chữ Ky phía bên trái thì Tâm của họ đã nghĩ tới Thần Phật rồi. Họ biết có được Phúc hay không là sự ban thưởng rất công bằng, công minh của Thần. Học chữ xưa cũng là tự mình học và chiêm nghiệm về Đạo Đức về kính ngưỡng những Sinh Mệnh cao cấp đang chi phối nhân loại cùng vạn sự vạn vật vậy!
———————————————————
Trong cuộc sống hàng ngày, chữ Phúc (còn gọi là Phước) được coi là biểu trưng của sự may mắn, vui vẻ, sung sướng và hạnh phúc. Người xưa coi chữ Phúc là chữ Thánh Hiền, chữ của Thần, có nội hàm rất uyên thâm.
Phúc là kết quả của Đức
Chuyện kể rằng: Sau khi lên ngôi, Nguyễn Phúc Ánh là vua Gia Long đã ban thưởng công lao cho cận thần. Ngài dành ưu đãi nhất cho một tướng vào sinh ra tử với mình. Cho anh ta yêu cầu bất cứ sở ước gì. Vị ấy nói: “Tâu Hoàng Thượng, hạ thần chỉ xin chữ Phúc thôi!” Vua buồn rầu, mỉm cười nói: “Tiền bạc và chức tước là quyền của ta. Còn Phúc thì chỉ có Trời mới có quyền ấy. Dòng họ nhà ta cũng chỉ nhờ chữ ấy mà vinh hiển. Không biết còn cháu ta có giữ được Đức lâu dài mà hưởng Phúc gia tộc?”
Như vậy, Phúc là kết quả. Cái làm cho nó xanh tươi, ra hoa đơm trái lại là Đức. Kết cấu ngôn ngữ phụ – chính của người Tàu khẳng định chữ Đức chính là quan trọng để có Phúc. Hãy tích Đức, còn nhiều quá rồi thì lo mà Thủ Đức. Đây không khuyên các bạn lên chơi quận Thủ Đức, lang thang trong Suối Tiên rồi bái lạy cái cây đa cổ thụ thắt toàn những dải lụa đỏ cầu đủ thứ Danh, Lợi, Tình rồi đêm ngày phập phù may rủi. Mà khuyên là lo giữ cái Đức, “thu”̉ ở đây là cố thủ, giữ lấy. Ai xin tiền, xin bạc mình cho. Đừng cho Đức. Mất Đức là Nghiệp đến, là Tội vào, là thần Phúc ba chân 4 cẳng chạy ra khỏi nhà… Nhớ đấy, thờ hằng ngày chữ Đức! Ăn ở cho có Đức, mọi may mắn Phước lành sẽ hành quân đóng chật nhà mình. Thần ở khắp nhà Mãn Phúc Đường! Khi nói Phúc Đức trong tư duy người xưa, Đức là ông cố nội, còn Phúc chỉ là cháu chắt chạy le te chờ sai vặt thôi.
Hãy nhìn bên phải. Chữ Phúc đồng âm này có tách ra thành 3 chữ :Nhất, tiếp là Khẩu cuối là Điền Có người giải thích: “nhất khẩu” là 1 người. Chữ Điền với người xưa chính là gia sản của cải, giàu có; giai cấp thượng lưu, có của ăn của để; có mọi thứ tiện nghi… Suy ra, vợ chồng giàu có với 1 đứa con thì đó là Phúc..
Ông anh mình, giám đốc một công ty làm đường nói thế này: Biết thế này có 1 đứa thôi chú à… Cứ mỗi sáng lé mắt trông sang thấy chăn mền là tim đập bình thường. Thấy giường ông con trống trơn là “tim ta ơi, hãy cất cao tiếng hát”. Sang phòng bên thấy chiến trường game vẫn đì đùng trên màn hình và ông con khác, nằm co ro như lính bị thương trong công sự là khó nói ra lời. Tiếng hát thành lời than thành rên rỉ. Mở phòng khác thấy bé út ôm búp bê đang giữ nụ cười hàm tiếu với hơi thở khẽ khàng như gió nhẹ thì thở phào lẩm nhẩm: “Ôi, đại Phúc… “.
Cách giải này chắc động chạm tới nhiều người có nhiều hoàng thái tử, xích công chúa (xích: màu đỏ).
Thế thì thế này, Nhất Khẩu nghĩa là toàn thể gia đình, Điền nghĩa là giàu có, dư giả. Suy ra, nhờ kính sợ Thần Linh, và nhờ “Đức lưu phương” từ Tổ Tiên được con cháu phát huy, nên cả nhà bao nhiêu nhân khẩu đều dồi dào bạc vàng, châu báu. Như vậy, Phúc có quan hệ rất biện chứng giữa đạo đức, tinh thần và vật chất của cải.
Hãy nhìn bên phải. Và nhìn từ dưới lên trên. Đó là Điền, rồi Khẩu và Nhất. Đây là cái nhìn từ gần tới xa. Bắt đầu còn thấy 4 ô vuông. “Nơi thì cuốc bẫm, nơi thì cày sâu“. Nơi thì lúa chín, nơi thì bắp râu. Nhìn xa và rộng thì cánh đồng chỉ còn thấy 4 đường viền như chữ Khẩu khổng lồ. Nhìn xa hơn nữa, ruộng đồng chỉ còn đường chân trời hình chữ Nhất. Suy ra, nhờ thờ cúng và tin tưởng Thần Phật mà ruộng đất cò bay thẳng cánh… Thật giàu. Những người này có thể sánh ngang với bá tước nhà văn Nga Lep Tonx-tôi có điền trang và những khu rừng hàng ngàn ha.
Biết tin, kính Thần Phật, biết sống có Đạo Đức thì Phúc đẳng hà sa
Nói tóm lại: Phúc là điều tốt lành do biết tin, biết, kính, biết sống đạo đức theo tiêu chuẩn mà Thần Phật đặc định. Như vậy, Phúc là thuận lợi. Trên thuận dưới; trong thuận ngoài; trời đất, vua tôi, cha mẹ và con cái; tinh thần và vật chất đều hài hòa, đều thuận. Trái với Thuận là trắc trở trục trặc, làm cái gì cũng có con kỳ đà, nghĩ cái gì cũng là gà mắc tóc…
Chữ Phúc có biểu tượng con Dơi. Nếu bạn lấy chữ Trùng (côn trùng) thay chữ bên trái thì ta đọc là Phúc. Nhưng nghĩa của nó là con Dơi. Dựa vào mặt chữ bên phải giống và đọc âm Phúc y hệt nên Dơi là biểu tượng của Phúc. Điều này trái ngược văn hóa phương Tây coi Dơi là ma, là ác quỷ. Sa-tan thường xuất hiện là con Rồng đỏ, nhưng phần lớn nó được vẽ là con Dơi khổng lồ đen thui, bay liệng, đập cánh như bão tố trong trong đêm đen.. Nhà nào nuôi hoặc treo 2 con Dơi thì gọi là Trùng Phúc Lâm Môn.
Nhà ngoại mình ngày xưa có một cái nhà kho nhỏ giữa vườn. Nơi ấy thường cất cất các đồ cúng tế, các loại đồ cổ, đồ gia bảo bằng đồng hoặc sứ. Ông ngoại thường ngồi trong ấy đọc hoặc viết chữ Thánh hiền. Xung quanh nhà toàn hoa. Dưới gầm toàn trồng cây Diếp Cá. Trên góc tường là bầy Dơi làm tổ. Ban ngày vào ngắm những con dơi lớn nhỏ treo từng chùm thân thiện trông thật thích mắt. Buổi tối, ngồi học bài bên chấm đèn dầu Hoa Kỳ, hưởng gió nồm và đàn dơi bay liệng như muốn va vào đầu để bắt muỗi.. Những ấn tượng tuổi thơ không dễ lũ học trò giờ có được…
Con người vốn tham. Chưa tích được bao lăm chữ Đức nhưng hay viết và treo hình ảnh 5 con Dơi trước cửa nhà gọi là: Ngũ Phúc Lâm Môn. Đó là: sống thọ, giàu có, bình an không gặp rắc rối trả Nghiệp nhân gian, Đức tốt và chết thanh thản như giấc ngủ dài… Có người thì cho 5 Phúc là: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Muốn có Đức để gặt hái Phúc thì cha ông mình thường khuyên nên theo những Đấng Thánh Hiền hoặc theo Chính Giáo. Đạo Nho giảng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đạo Phật giảng Ngũ Giới: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nghiện ngập, và đặc biệt là cái miệng. Gọi nôm na là cái mồm – oanh vàng ngân nga, xấu xa cũng nó. Tu khẩu là khó nhất (nói dối, nói đòn xóc 2 đầu, nói tục tĩu, nói chuyện bé xé chuyện to..). Bạn nào có điều kiện thì tham khảo: Mười điều răn của Chúa…
Ở Việt Nam, chữ Phúc còn được đọc thành Phước. Có 2 giải thích: Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, mọi chữ Phúc đều phải biến âm thành Phú. Rõ nhất là 1883, Ưng Đăng lên ngôi lấy niên hiệu Kiến Phúc. Để tránh kỵ húy bởi dòng họ Nguyễn Phúc và sự kiện 1883 nên Phúc đọc chệch thành Phước.
Người Hoa hay treo chữ Phúc ngược. Có 2 câu chuyện liên quan đến tích này:
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vi hành dịp Tết. Vua gặp một đám đông trai tráng đang có những hành vi khả ố với một bức tranh vẽ người đàn bà xấu xí, bàn chân to, tay ôm quả dưa hấu. Đó là hoàng hậu. Vua sai lính theo dõi đến tận nhà và viết chữ Phúc đánh dấu. Khi quân lính tróc nã những người phạm tội thì thấy nhà nào cũng có chữ Phúc Ngược. Thì ra, hoàng hậu nửa đêm đã sai người làm điều ấy cứu muôn dân. Quả là bà đã làm Phúc, đã cứu một tai họa của ông vua thích tru di đến 9 tộc chứ không phải 3 tộc. Cũng cần lưu ý người xưa coi phụ nữ bàn chân to là xấu xí, thô lậu. Họ thường bó chân để có gót son 3 tấc. Người xưa cho hành động bổ đôi quả dưa mà vục đầu vào ăn là hạng tiểu nhân vô lại… Sỉ nhục vậy mà hoàng hậu tha thứ, thật là Nhân Từ vậy. Bổ quả dưa làm 2 được viết là Phúc Qua. Đây chính là 2 chữ Phúc được viết liên tục. Nghĩa là bổ ra… Chắc Chu Nguyên Chương nghĩ rằng: Tụi mày muốn bổ thì tao sẽ bổ đầu tụi mày. Đây là lý do ông ta viết chữ Phúc mà không phải là chữ nào khác…
Câu chuyện nữa được lưu truyền là thời nhà Thanh. Sáng 30 một người lính được giao treo chữ Phúc ở phủ Thái Tử. Anh ta treo ngược và bị hỏi tội. Viên quan nhân từ biết Thái Tử đang nung nấu từng ngày để lên làm vua. Ông ta nói rằng: Chữ Phúc đảo nghĩa là Phúc Đáo. Điềm lành đang đến. Thái Tử đã cho người lính 30 lạng bạc và mọi người trực đêm ấy đều được thưởng…
Có thuyết cho rằng, thuở đó, có con thú luôn ăn thịt trẻ con. Người ta vẽ tranh nữ thần Phúc, con thú không dám tới. Bức tranh này qua nhiều đời nó đã cố định lại thành con chữ ngày nay…
Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, có nhiều câu thơ nói đến chữ Phúc:
“Kiếp tu xưa ví chưa dày
Phúc nào nhắc được giá này cho ngang”
“Sư rằng Phúc Họa đạo Trời
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra”
“Một nhà Phúc Lộc gồm hai
Nghìn năm dằng dặc, quan giai lần lần”
chu phuc trong cs 12
“Trách vì Phúc bạc, xứng đâu má đào”
“Từ đây Phúc đẳng hà sa vô cùng”
Đời người có 5 loại phúc lớn nhất, làm thế nào để có được?
Mọi người thường nói câu: “Ngũ phúc lâm môn” (Năm loại phúc vào nhà) , vậy “ngũ phúc” là bao gồm những loại phúc nào? Và “ngũ phúc” này như thế nào mới có thể “lâm môn”, thực sự không phải ai cũng hiểu cho thấu đáo.
“Ngũ phúc” là gì?
“Ngũ phúc” bao gồm năm loại phúc là: “Trường thọ”, “Phú quý”, “An khang”, “Hảo đức” (đạo đức tốt) và “Thiện chung” (cái chết an lành) .
“Trường thọ” là không chết yểu, chết trẻ, sống thọ lâu dài.
“Phú quý” là tiền tài dư dật, giàu có hơn nữa còn có địa vị tôn quý, cao sang.
“An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình, yên vui.
“Hảo đức” là phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp.
“Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Những năm tháng cuối đời, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian. Đó là một cái chết an lành, nhẹ nhàng.
“Ngũ phúc” như thế nào mới có thể “lâm môn”?
Mỗi người chúng ta đều mong muốn sống thọ, đều hy vọng có vinh hoa phú quý, tối thiểu là được “ăn no mặc ấm”, trong tay không thiếu thốn, túng quẫn. Đồng thời chúng ta cũng mong muốn có một thân thể khỏe mạnh, thể xác và tinh thần cả đời được an khang, sau trăm tuổi có thể nhẹ nhàng rời đi, khi chết rồi cũng không bị đày xuống nơi địa ngục. Những điều này cũng chính là điều mà con người cả đời khổ sở theo đuổi.
Nhưng ngoài những theo đuổi về vật chất này, con người còn phải có “hảo đức”. Nói cách khác, ở phương diện tinh thần còn phải bồi dưỡng phẩm hạnh đạo đức và hành vi tốt đẹp. Trong sâu thẳm tâm hồn không có sầu lo uẩn khúc thì mới sống được an lành, mỹ mãn.
Trong “ngũ phúc” thì “hảo đức” là loại phúc quan trọng nhất. Bởi vì “đức” là ngọn nguồn của cuộc đời hạnh phúc. “Hảo đức” là gốc rễ của hạnh phúc và vui sướng, khoái hoạt. Từ “Hảo đức” mà có thể bồi dưỡng ra bốn phúc còn lại. Một người nếu không có “Hảo đức” thì sẽ không có bốn phúc còn lại, hay cho dù có một chút thì cũng sẽ không thể được lâu dài.
Cổ nhân dạy rằng “Đức” gồm có tám phương diện, bao gồm: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này được gọi chung là “bát đức”, hay còn gọi là “bát đán”, cũng là tiêu chuẩn của con người.
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Hảo đức” thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện: Ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn.”
Ôn hòa tức là mềm mại, nhẹ nhàng, tâm tình ôn hòa có thể khiến tâm lý khỏe mạnh. Lương thiện là nhân từ, thương người. Người lương thiện, nhân từ bởi vì thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác mà có thể sống lâu, sống thọ. Cung kính là giữ lễ, người biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thì thường tránh được tai ương, bảo trì được tâm thái bình tĩnh, an bình. Tiết kiệm chính là cần cù, không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm thì sẽ mang đến tài phú và thân thể khỏe mạnh bởi không sa đà vào lòng tham. Nhường nhịn chính là khiêm tốn, nhún nhường, lễ nhượng. Nhường nhịn có thể khiến cho ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm phát huy được tác dụng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thường phát hiện thấy rằng, người có đạo đức tốt đẹp, lương thiện thường gặp được những việc tốt đẹp mà trong tâm họ không ngờ tới. Đôi khi họ còn có thể gặp họa lại hóa thành may mắn, việc xấu hóa thành việc tốt. Đồng thời, cả đời họ còn có nhiều phúc báo, vĩnh viễn không bần cùng và thiếu thốn. Đây chính là bởi vì người “hảo đức” vốn là người có phúc phận, cũng chính là người có “ngũ phúc”
Aucun texte alternatif disponible.
Aucun texte alternatif disponible.
L’image contient peut-être : plein air
L’image contient peut-être : intérieur
L’image contient peut-être : 1 personne, ciel, nuage, crépuscule et plein air
Publié dans Français | Commentaires fermés sur Chữ PHÚC trong cuộc sống tâm linh của người Á Đông.

La Musique Traditionnelle Vietnamienne, Rêve et Passions.

pc-44c 

Ce 29 mai 1999, Phuong Ca fête ses 30 ans d’existence.

Dans la grande salle des fêtes de Taverny, tout est prêt. Les délégations et leurs représentants sont arrivés depuis hier pour les répétitions.

Il y avait celles de France, de Belgique, de Suisse, de Hollande et  de plus loin avec le Canada et le Viet Nam.

Il y avait tellement de musiciens ou de musiciennes que la grande scène ne suffisait plus. Le service culturel de Taverny avait dû construire une grande estrade devant la scène pour que la centaine d’artistes puissent se tenir.

Il y avait  des jeunes de tous âges : les tous petits de Taverny, ceux de Lognes avec leur enseignante Bich Ly, il y avait aussi celles qui sont devenues des artistes confirmées comme Thuy Trang, Ngoc Thanh ou Thu Thao …

Ce fût un moment d’intenses émotions de voir tous ces jeunes venus de toutes parts, se réunir …

Mais qu’est exactement Phuong Ca ?

Mieux que tous les discours, voici 2 cartes postales de Phuong Ca.

Phuong Ca  d’aujourd’hui et Phuong Ca d’hier.

 

 Phuong Ca, REVES : c’était hier, c’était il y a 12 ans.

Par ce 29 avril, dans la grande salle du Pleyel, retentissaient les notes d’un concert étrange et insolite. Etrange, car c’est de la musique traditionnelle vietnamienne dont il s’agit. Ce haut-lieu de la musique classique occidentale n’a pas l’habitude d’accueillir ces formations musicales extrême-orientales.

Insolite, car les 80 artistes de cette formation sont des jeunes. Devant les 2300 spectateurs, l’ensemble instrumental a exécuté des pièces classiques des grandes traditions de la musique vietnamienne : celles du Nord, du Centre et du Sud Viet Nam.

Cet ensemble instrumental vietnamien appartient à l’une des plus vieilles et probablement l’une des plus grandes écoles de musique traditionnelle vietnamienne : Phuong Ca Dan Ca Quoc Nhac (traduit littéralement par ‘‘musique traditionnelle et populaire du Phœnix’’). Depuis, ces images sont devenues plus habituelles, plus courantes, plus acceptables…

Cet ensemble instrumental a marqué, depuis quelques années, par sa présence lors des plus grandes manifestations culturelles de la communauté vietnamienne à l’étranger : que ce soit à l’Espace Cardin, à la Maison de la radio, au Musée d’art de Houston, dans le grand amphithéâtre du Vatican (Béatification des 117 martyrs vietnamiens)…
De Berlin à Londres, de Los Angeles à Bruxelles… Cet ensemble s’est produit ainsi dans des centaines de concerts à travers le monde. On ne compte plus les associations culturelles, humanitaires, des plus grandes aux plus petites, pour lesquelles ces jeunes ont donné de leur talent et de leur cœur.
Pourtant, malgré tout ce travail, on en parle très peu dans la presse. Il faut croire que ce silence leur convient parfaitement. Tenez, voilà Hanh Dung 20 ans, étudiante en deuxième année, 2ème prix de piano, diplômée du 2ème cycle de Dan Tranh. Déjà plus d’une certaine de concerts, et tout le talent du monde… ou Thu Lan, un peu plus grande (24 ans, ingénieur en Intelligence Artificielle, diplômée du 2ème cycle de Dan Tranh), qui n’hésitent pas à se transformer en hôtesses pour l’un de ces galas au profit des œuvres humanitaires.

Ces faits, ces images, bien que souvent spectaculaires par leur rareté, leur beauté, leur qualité, ne doivent pas faire oublier que PCDCQN est beaucoup plus qu’un ensemble musical. C’est avant tout, une école de musique traditionnelle avec ses concepts, ses méthodes, ses recherches… C’est aussi un état d’esprit, un mouvement de jeunesse, un élan de générosité. Générosité de tous ces jeunes vietnamiennes et vietnamiens, non seulement envers leurs cultures, leurs arts, leurs musiques, mais aussi pour tout ce qui peut les émouvoir : la beauté pure d’un ballet classique, le son magique du violon ou tout simplement pour toutes ces fleurs éternelles telles les  » Quatre Saisons de Vivaldi « … Lorsqu’on a regardé, écouté, parlé avec ces jeunes on ne peut s’empêcher de constater que l’image stéréotypée de la Tradition Musicale Vietnamienne, vieillotte, sans grande imagination, immobiliste, complexée, souvent décrite, cette image n’a rien à voir avec ces jeunes. Le plus merveilleux c’est que ces sentiments ne les effleurent même pas. Les instruments de musique sont de toutes sortes ; des instruments à cordes aux instruments à vent…

Parmi tout cela,  les fameux Dan Tranh vietnamiens, sortes de cithares. Les Dan Tranh qui composaient l’essentiel de la formation sont aussi très variés : les Dan Tranh traditionnels à 16 cordes, les cithares nouvellement introduites par cette formation depuis des années dans la composition d’un orchestre traditionnel à 13 cordes, à 18 cordes ou à 20 cordes.

 

Phuong Ca, PASSIONS : c’était aujourd’hui …

Mais qu’est exactement Phuong Ca.

PCDCQN a été fondé, il y a exactement 30 ans, par Phuong Oanh, alors professeur au Conservatoire National Supérieur de musique de Saigon. PCDCQN regroupe à cette époque un certain nombre de jeunes professeurs du Conservatoire.

Au travers de PCDCQN, au travers de ses actions, de ses pensées, de son esprit, est née une nouvelle sensibilité, une nouvelle prise de conscience des jeunes face à la société, à la culture et à la musique…

Il est vrai que les jeunes n’ont jamais eu accès à la parole. Depuis très longtemps les intellectuels, les écrivains, les politiciens… ont eu le monopole de la parole.

Pendant très longtemps on croyait que la société n’existait que par eux. Ce fut un boum : lycéens, étudiants, professeurs, artistes, médecins, ingénieurs… ont ainsi repris les vieux instruments de musique délaissés par leurs parents et ont renoué avec une histoire vieille de plus de 4000 ans.

30 ans ont passé depuis. Bien des choses ont changé.

En bien? En mal? De ce rêve fragile de ces jeunes, brisé en 1975 par l’exode de plusieurs millions de vietnamiens, que reste-t-il ? Cet exode qui reste une tragédie en sol, a pu démontrer que malgré les océans et les mers, malgré le temps et l’espace, les jeunes sont restés fidèles à leurs sentiments et qu’ils sont toujours là, passionnés, généreux…

Généreux, il faut l’être car, il faut le souligner, PCDCQN n’a été qu’un rêve, qu’une passion, qu’un symbole pendant 17 ans. Il y a seulement 13 ans, un conservatoire de musique classique en France a admis les enseignements de musique vietnamienne dans ses cours. Ces études dureront 10 ans. En 1990 les premiers jeunes diplômés de Musique Traditionnelle Vietnamienne   sortiront de ce Conservatoire (Durant ces dix dernières années, le Conservatoire de Musique de Sevran a délivré 8 diplômes de fin d’études de 3ème cycle option Musique Traditionnelle Vietnamienne).

En 1999, le Conservatoire d’Antony  ouvre ses portes à la musique vietnamienne (Le 1er examen  s’est ouvert en juin 1999 avec la délivrance de 3 Diplômes de fin d’Etudes de 3ème cycle option Musique Traditionnelle Vietnamienne, le plus haut degré que peut délivrer ce Conservatoire de 2000 élèves et avec plus de 100 professeurs donc le Directeur est monsieur Jean François KREMER.)

Les Conservatoires de Gonesse et de Chilly-Mazarin suivront probablement le pas. Cependant bien avant cela, des centres culturels (Mairie de Paris 13èmes, Ville de Strasbourg, Les médecins du Viet Nam …) ont déjà accueilli cette musique.

L’histoire de PCDCQN est avant tout une belle histoire d’amour, d’amitié, de tendresse et de patience que ces jeunes présents, il y a 30 ans, éparpillés maintenant au quatre coins du monde, n’ont pas oublié. Ils continuent à transmettre leur art à la fois si simple et si généreux.

L’avenir appartiendra sûrement à tous ceux qui ont su percevoir et saisir les liens, les relations qui unissent les hommes, les arts, les musiques, les cultures… PCDCQN voudrait être de ceux-là.

VO NHU LAN

PHUONG CA, Pour la Culture et La Musique Traditionnelle Vietnamienne

28 ter rue des Mallets 95150 Taverny France

Tél : 33 (0)1 39 95 28 53

Email : info@phuongca.org

 

 

Publié dans Français | Commentaires fermés sur La Musique Traditionnelle Vietnamienne, Rêve et Passions.

Audition de fin année 2016

Giáng Sinh sắp đến, năm mới gần kề, theo thông lệ, các nhạc sinh phải trình tấ trước bè bạn để xem việc tập đàn, học đàn kết quả ra sao, đây cũng là dịp để các lính mới tập vô khuôn khổ và nhịp sống của người nhạc sĩ, của người sẽ tiếp tay để truyền bá lại âm nhạc dân tộc trong tương lai.

Phượng Ca xin thân chúc các bạn một Giáng Sinh êm ấm

một năm mới thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc và Phương Oanh.

Paris 2016 12 18

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Audition de fin année 2016

„Niech WIET NAM GRA” năm 2005 tại Công viên Pole Mokotowskie tại Warszawa

Nhà bảo trợ truyền thông cho đề án Người Vac-sa-va gốc Việt
Gửi vào 07/10/2005
Chủ đề: Văn hóa – Nghệ thuật
balan-1 balan-2  balan-4           balan

(Nhà Văn hóa Thăng Long): Nhật báo Gazeta Wyborcza là tờ báo lớn nhất Ba Lan, đã từng đăng không ít tin tức về những sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan trong nhiều năm qua, có lần đã cho ra những trang đặc biệt bằng cả hai thứ tiếng Việt Ba.

Gazeta Wyborcza là tổ chức bảo trợ truyền thông cho các sự kiện về đề án “Warszawiacy” (Người Vác-sa-va) và “Wiet Nam Gra” (Việt Nam trình diễn) do Quỹ Nghệ thuật ARTERIA tổ chức. Ngay từ đầu tháng 10 trong phụ trương “Co Jest Grane” ( phụ trương thông tin văn hoá ra vào thứ Sáu hàng tuần) đã luôn cập nhật kịp thời các thông tin cụ thể về các hoạt động của đề án (cái gì, ở đâu, khi nào).

Đặc biệt suốt tuần qua, một loạt bài viết về những gương mặt người Việt ở Thủ đô đã xuất hiện trên phụ trương thủ đô Gazeta Stołeczna của nhật báo. Qua đó độc giả Ba Lan có thể tìm hiểu kỹ hơn cuộc sống của người Việt Nam tại Vác-sa-va, những sở thích và ước mơ, công việc và niềm vui của người Việt, cũng như phong tục tập quán, văn hóa và ẩm thực Việt. Ngoài ra còn có những mẩu chuyện thú vị, những bất ngờ và những cuộc tiếp xúc với những người Việt Nam hấp dẫn, tài ba. Ở góc cuối phụ trương còn có cả những dòng „Từ điển nhỏ” dành cho những ai muốn học vài câu tiếng Việt.

Trong các bài báo được đăng chúng ta thấy gần như mọi góc cạnh cuộc sống của cộng đồng người Việt đều được phản ánh một cách thú vị và hấp dẫn.

Trên các trang phụ trương hôm nay (7/10/05), ngoài các bài viết về những gương mặt mới, có một trang đặc biệt dành cho Ngày hội vui tổ chức tại Công viên Pole Mokotowskie vào ngày mai (thứ bảy 8/10/05) với đầu đề „Niech WIET NAM GRA”. Đây là một cách chơi chữ trong tiếng Ba Lan. Đầu đề này có thể hiểu theo hai nghĩa: Hãy xem Việt Nam trình diễn hoặc Hãy để người Việt trình diễn cho chúng ta.

Trong trang này có đăng cả bản đồ hướng dẫn địa điểm, giờ khai mạc và chương trình cùng nội dung chi tiết của từng lều bạt và hai sân khấu biểu diễn (hòa nhạc và rối nước).

Tháng Mười Việt Nam trên nhật báo Gazeta Wyborcza có thể tham khảo thêm ở địa chỉ trên mạng: www.gazeta.pl/warszawa

Ngoài nhật báo GAZETA WYBORCZA, các phương tiện truyền thông khác cũng sôi nổi đưa tin về Chương trình « Tuần Việt Nam » ở Warszawa do các nghệ sỹ trẻ trong Quỹ ARTERIA tổ chức. Trong bản tin của đài radio BIS có bài phỏng vấn nghệ sỹ rối nước Phan Thanh Liêm sau buổi biểu diễn tại Nhà Văn hóa Thăng long. Đài truyền hình TVN cũng đã chuẩn bị một chương trình phong phú và đặc sắc dành cho bản tin văn hóa sáng thứ bảy (8/10/2005) nhằm phục vụ cho « Wiet Nam Gra » sẽ khai mạc lúc 14 giờ cùng ngày tại Công viên Pole Mokotowskie Warszawa.

 

 

« Người Việt ở Vac-sa-va » – Warszawiacy
Gửi vào 29/09/2005
Chủ đề: NVH Thăng Long

 

(Nhà VH Thăng Long) – Với mục đích để người Ba Lan hiểu rõ hơn về người Việt Nam, văn hóa Việt Nam và xóa đi những cách biệt dân tộc, những cách nhìn nhận sai lệch về cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Ba Lan, đồng thời giúp người Việt Nam gắn bó nhiều hơn với nhân dân và đất nước Ba Lan, Ủy ban thành phố Vac-sa-va đã có sự giúp đỡ tài chính cho việc thực hiện một chương trình mang tên “Người Việt ở Vac-sa-va”, do cơ quan “Không gian giao lưu Arteria” (hay Quỹ nghệ thuật – Fundacja sztuki) tổ chức và chủ trì với mong muốn mọi người thiểu số được sống trong một Vac-sa-va cởi mở, đa văn hóa và khoan dung.

Nhà văn hóa Thăng Long thuộc Công ty New Sun, với tư cách là đơn vị đồng tổ chức sẽ tham gia buổi vui
“Wiet Nam Gra” (Việt Nam biểu diễn)
Trong chương trình này có sự đóng góp của Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương.

Nhiều cơ quan đã tham gia tài trợ như: Ủy Ban thành phố Vac-sa-va, Sân bay F. Chopin, báo Gazeta Wyborcza, Trung tâm thương mại ASG, nhà hàng Đông Nam, Vân Bình và Bông Sen.

Chương trình “Việt Nam biểu diễn” được tổ chức như một “Thành phố nhỏ Việt Nam” gồm nhiều quán nhỏ dựng tại:

Công viên Pole Mokotowskie, Warszawa
Thời gian từ 14g ngày Thứ Bảy 8/10/2005
Với các hoạt động như sau:
  • Chiếu phim về người Việt Nam tại Ba Lan của đạo diễn Anna Gajewska.
  • Chiếu phim về văn hóa truyền thống, lịch sử và du lịch của Việt Nam.
  • Biểu diễn võ thuật.
  • Biểu diễn ca nhạc dân tộc Việt Nam của nhóm nghệ sỹ Phương Oanh – Trường Nhạc cổ điển từ Cộng hòa Pháp sang và nhạc Ba Lan của ban nhạc Voo Voo, Drum Freaks.
  • Độc diễn rối nước do nghệ sĩ Phan Thanh Liêm của Nhà văn hóa Thăng Long thực hiện.
  • Ẩm thực Việt Nam.
  • Văn hóa diều.
  • Trưng bày tranh thêu, áo dài và bán hàng mỹ nghệ Việt Nam.

Địa chỉ Email của Arteria: www.arteria.art.pl

 

 

Những người trẻ tuổi Ba Lan nghĩ gì về người Việt ở Warszawa
Gửi vào 06/10/2005
Chủ đề: NVH Thăng Long                                                                                               QUANG LÂM 
 

 

Cung Văn Hóa & Khoa Học

Lần đầu tiên gặp ba người trẻ tuổi tại Nhà VH Thăng Long Warszawa, tôi thực sự chưa hiểu hết họ là ai. Họ cho biết là muốn tổ chức một chương trình giới thiệu về con người Việt Nam sống ở Thủ đô Ba Lan. Điều này quả làm chúng tôi ngạc nhiên sau bao nhiêu bài báo ở thủ đô đăng tải không ít những điều tai tiếng về cộng đòng người Việt đang làm ăn sinh sống trên đất nước này.

Kỳ diệu hơn khi nghe họ thuyết trình về dự án thật đồ sộ như quảng cáo một pano lớn treo tại tháp chính của Cung Văn hóa và Khoa học, ngay trung tâm thành phố, với dòng chữ Việt “Warszawa – cũng là thủ đô của tôi” và môt Ngày VN tại một công viên lớn với buổi hòa nhạc cùng các trò chơi dân gian nhằm giới thiệu con người và văn hóa Việt với tựa đề “Người Việt Warszawa” đồng thời một triển lãm ảnh gồm những gương mặt thật của đồng bào ta. Mục đích của họ hết sức cảm kích và đầy tính nhân bản – muốn thay đổi cách nhìn của người dân bản địa đối với cộng đồng thiểu số VN trên đất BL, tạo cơ hội cho người VN và BL hiểu biết nhau hơn, gần gũi nhau hơn trong một thành phố cởi mở, đa dạng về văn hóa và bao dung.

Ba người này là anh Witek Hebanowski – phụ trách Studio, anh Kacper Kuszewski – thiết kế chương trình và chị Justyna Nakonieczna – phụ trách marketing. Họ là những thanh niên rất tháo vát và nhanh nhẹn và đặc biệt hiểu biết khá nhiều về phong tục tập quán VN, đơn giản vì họ yêu thích người VN. Ở họ ta chỉ thấy sự đồng cảm vô tư, không phân biệt, kỳ thị. Họ thích uống chè xanh, thích nghe nhạc dân tộc VN, họ am hiểu về lịch sử VN như sự tích Hồ Hoàn Kiếm … và còn hiểu thế nào là chơi ném còn, nhảy sạp, chơi “tá lả” mà nhiều người VN chưa chắc đã hình dung nổi.

Những thanh niên hăng say này đã từng đi vận động các cơ quan, các nhà doanh nghiêp để tài trợ cho việc thực hiện đề án trên. Họ đã được Ủy ban thành phố Warszawa ủng hộ về tài chính, Cung Văn hóa cho mở Triển lãm ảnh tại Café Kulturalna. Các nhà tài trợ hết lòng giúp đỡ như Sân bay F. Chopin, Nhà Văn hóa Thăng long thuộc Công ty NewSun, Bảo tàng châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm thương mại Việt Nam ASG, Trung tâm văn hóa Łowicka, nhà bảo hộ truyền thông Gazeta Wyborcza, một số nhà hàng VN như Đông Nam, Vân Bỉnh, Bông Sen và nhiều cơ quan khác.

Hai chàng trai và cô gái này là thành viên của một tổ chức có tên là ARTERIA. ARTERIA được thành lập từ tháng 7 năm 2004 bởi những nghệ sỹ trẻ tuổi Ba Lan mang tên là “Không gian giao lưu các hoạt động” hay còn gọi là Quỹ Nghệ thuật. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận (non-profit) bởi họ muốn tạo ra một cách nhìn hoàn toàn mới về Con người – tìm kiếm điều mà có thể kết nối tất cả mọi người lại với nhau, bất chấp mọi trở ngại của sự khác biệt về văn hóa, đất nước cũng như những quan điểm về nghệ thuật.

Những người sáng lập ra Quỹ này coi hoạt động của mình như là “một con đường rộng mở, trên đó dành cho mọi hoạt động và cho tất cả mọi người”. Họ ví con đường này như một huyết mạch rất cần cho sự sống của Con người.

Với ý tưởng đó, sau hai năm tồn tại, các nghệ sỹ đã hoạt động để thực hiện những đề án khả thi như buổi hòa nhạc “Kiev-Warszawa”, kịch bản “Sallinger” giữa Ba Lan – Czech – Pháp được diễn tại Nhà máy Cói Warszawa và Nhà hát quốc gia Strasbourg. ARTERIA đã là đồng tổ chức của Trung tâm Nghệ sỹ mùa hè trong câu lạc bộ PASTACAFE ở quận Nam Praga.

Triển lãm ảnh về người Việt tại quảng trường Zamkowy

Thế là họ đã thành công trong đề án cho người VN mang tên
“Người Warszawa gốc Việt”
được tổ chức suốt một tuần từ 1/10 đến 8/10/2005, bao gồm:

– Triển lãm ảnh về con người VN của nghệ sỹ nhiếp ảnh Bartłomiej Zaranek tại Cung Văn hóa và Khoa học (1-31/10) và Quảng trường Zamkowy Phố cổ (1-14/10).

– Chiếu phim tài liệu về sinh hoạt người Việt ở Warszawa với tựa đề “Warszawiacy” kịch bản và đạo diễn: Anna Gajewska, tại Công viên Pola Mokotowskie (8/10) và Café Kulturalna (17/10).

– Tổ chức “Khu phố nhỏ VN” với chương trình “Wiet Nam Gra” (8/10) tại công viên Pola Mokotowskie, trong đó có 6 lều bằng bạt rộng 36 mét vuông / 1 chiếc. Ở đó sẽ trưng bày những sản phẩm văn hóa, trang phục dân tộc, ẩm thực, đồ mỹ nghệ, đặc biệt có biều diễn rối nước độc diễn của nghệ sỹ Phan Thanh Liêm do Nhà văn hóa Thăng long tổ chức, trình diễn nhạc dân tộc do các nghệ sỹ Trường nhạc cổ điển Phượng Ca từ Paris cùng với các ban nhạc nổi tiếng Ba Lan như Voo-Voo, Drum Freaks.

Họ viết trên trang mạng của mình www.warszawiacy.art.pl (bằng hai thứ tiếng Việt – Ba):

“Một thời Vác-sa-va đã là thành phố đa nền văn hoá; là không gian mà trong đó nhiều cộng đồng khác nhau cùng chung sống: người Ba Lan, người Do Thái, người Nga, người Đức và nhiều dân tộc khác. Phong tục tập quán, văn hoá, tôn giáo của họ khác nhau nhưng chắc chắn họ có một cái chung – Vác-sa-va…

Ngày nay Vác-sa-va đổi thay hàng ngày và phát triển nhanh chóng. Trên đường phố chúng ta lại nhìn thấy những Người Khác Lạ. Thông thường họ nói tiếng Ba Lan, nhưng họ có màu da khác, hoặc có hình dạng đôi mắt khác. Nhiều người trong đó sinh ra tại đây, nhưng bố mẹ họ lại là người từ nước khác đến.

Cộng đồng dân tộc thiểu số đông nhất tại Vác-sa-va là cộng đồng người Việt Nam. Tại sao họ chọn đất nước chúng ta? Sống tại Vác-sa-va đối với họ là như thế nào, tốt hay tồi? Họ Khác Chúng ta? Như thế nào là Khác?

Chúng tôi tự đặt những câu hỏi như vậy khi bắt đầu công việc cho đề án mà chúng tôi tạm đặt tên là Việt Nam – Warszawa.”

Không ai khác, chính những người trẻ tuổi này đã phát hiện ra rằng, cộng đồng thiểu số người Việt ở Warszawa không chỉ là những người từ các vùng nghèo đói sang đây buôn bán quần áo trên chợ Sân vận động Mười năm, hay làm quán ăn châu Á với món khoái khẩu nem rán mà người BL rất thích gọi nó là Saigonki, mà trong cộng đồng đó còn có cả những nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà giáo, linh mục, những người hoạt động khoa học, văn hóa và xã hội …

Trong cộng đồng đó không chỉ có những hoạt động buôn bán trên Sân vận động, trong các Trung tâm thương mại, trong các Nhà hàng ăn uống, mà còn có cả một Nhà văn hóa riêng của họ, đang cố gắng gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc VN ở nơi họ đang sinh sống. Một cộng đồng đầy đủ với tên gọi thiểu số người Việt.

 

 

Một vài hình ảnh về Ngày  »Việt Nam trình diễn » tại Warszawa
Gửi vào 10/10/2005
Chủ đề: NVH Thăng Long
Quang cảnh ngày hội
Phim (phần đầu) 23′ (265 Kbps, WMV-9)
Phim (tiếp theo) 23′ (265 Kbps, WMV-9)
 

(Nhà Văn hóa Thăng Long) – Ngày thứ bảy 8/10/2005 Chương trình « VIET NAM GRA » (Việt Nam trình diễn) đã được tiến hành tại Công viên Pola Mokotowskie thủ đô Ba Lan. Bắt đầu từ 14h người dân thủ đô đã tụ tập về đây để tham dự một picnic Việt Nam Ba Lan lần đầu tiên do Quỹ Nghệ thuật ARTERIA tổ chức.

Tiết trời nắng đẹp cuối thu đã giúp cho buổi vui thêm thắm đượm tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc có hai nền văn hóa khác nhau Việt Nam Ba Lan.

Người Ba Lan từ trẻ đến già đã làm quen với một số loại hình văn hóa Việt. Họ chăm chú thưởng ngoạn những bộ áo quần dân tộc, văn hóa cưới, những hình ảnh, đồ mỹ nghệ và đặc biệt là trò chơi thả diều, múa rồng, múa rối nước do Nhà Văn hóa Thăng Long dàn dựng.

Khoảng 17h buổi hòa nhạc Việt Ba bắt đầu với màn hòa tấu kết hợp các làn điệu dân ca Việt Nam và Ba Lan do Ban nhạc Phượng Ca và Drum Freaks, Voo-Voo trình diễn mang sắc thái Á Âu hỗn hợp rất đặc sắc.

balan-5
balan-6

balan-7
balan-8
balan-9

 balan-12                                                            màn hòa tấu Việt Balan (Phượng Ca và Drum Freaks)

balan-13

balan-3

 

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur „Niech WIET NAM GRA” năm 2005 tại Công viên Pole Mokotowskie tại Warszawa

Trio Dung Elise Oanh

trio-elise-po-dung-1

Ngọc Dung, Elise và Phương Oanh là bộ ba với nhạc cụ Việt Nam: đàn tranh, sáo và đàn nguyệt trong một buổi giới thiệu văn hoá và âm nhạc Việt Nam tại viện bảo tàng tỉnh Melun tháng 6 năm 2014.

trio-elise-po-dung

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Trio Dung Elise Oanh

2012 Kỹ niệm 44 năm Phượng Ca tại nhạc viện Antony

2012, một năm học mới bắt đầu với một thay đổi và sự chuyễn mình của Phương Ca.
Tôi muốn nói lên sự trưởng thành của một trường học với những người học trò ngày nào là những cô bé giờ đây đã thành nhân, là những cô giáo đã tiếp tục thay tôi gieo rắc tâm hồn yêu mến nền âm nhạc dân tộc đến mọi lứa tuổi.
Hành trang các em mang theo là những giòng nhạc của quê hương qua vốn liếng ít ỏi của mình nhưng với một tâm lòng tha thiết đến cội nguồn đất nước.
 
Trước khi nhường bước, tôi xin gửi lại một lời khuyên đến các em.
Để  có thể mạnh dạn tiến bước trong việc bảo tồn và phổ biến âm nhạc dân tộc là phải biết
                                             Lắng Nghe – Thương yêu và Khiêm nhường.
Có được như thế các em sẽ bước được từng bước chắc chắn trong việc hướng dẫn và làm việc chung với mọi người dễ dàng.

 

 Cô Phương Oanh,
Giáo sư Quốc gia Pháp về âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Sáng lập Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Giáo sư âm nhạc Việt Nam tại nhạc viện Louis KERVOERN (Sevran) và nhạc viện Darius MILHAUD (Antony)
 
Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2012 Kỹ niệm 44 năm Phượng Ca tại nhạc viện Antony

Đến với Bảo Tàng Sáp Việt

Tháng 9 năm 2015, trên đường sang Sysney dự Đại Hội Âm Nhạc Truyên Thống Việt Nam tổ chức lần III, tôi đã ngừng vài ngày ở Saigon cho đở mệt và cho đở ngán chặn đường đi quá dài.
Tiện thể, liên lạc để thăm gia đình, thăm Thanh Hiệp,  Phạm Thúy Hoan, Hài Phượng và những người thân khác.
Thanh Hiệp đã đưa chúng tôi đến Bảo Tàng Sáp Việt.

Thanh Hiệp đã  với GS nhạc sĩ Phuong Ca Dan Ca Quoc Nhac Phương Oanh và nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan Tiếng Hát Quê Hương tại Bảo tàng Sáp Việt.

L’image contient peut-être : 7 personnes , personnes souriantes

Thanhhiep Nguyen Chào tạm biệt hẹn ngày quay lại khi bảo tàng Sáp Việt đi vào hoạt động

Anh chị Diện chủ nhân bảo tàng rất nhiệt tình với nghệ thuật và nghệ sĩ Việt Nam.

L’image contient peut-être : 4 personnes
Publié dans Français | Commentaires fermés sur Đến với Bảo Tàng Sáp Việt

Nguyện-tiếp-nối-con-đường-Thầy-Khê-đã-đi

Thanh Hiệp

06/10/2015 22:16

Họ – những học trò tâm phúc của GS-TS Trần Văn Khê – mơ ước thực hiện di nguyện của thầy, xây dựng trung tâm âm nhạc dân tộc Việt tại châu Âu

Nhạc viện Taverny phía Bắc thủ đô Paris chiều 3-10 khác với mọi ngày khi dòng người kéo về không phải để nghe hòa nhạc như thường lệ mà tham dự một chương trình đặc biệt: Lễ tưởng niệm 100 ngày mất của cố GS-TS Trần Văn Khê. Cùng thời điểm này, một ngôi chùa ở miền Nam nước Pháp đã làm lễ cầu siêu và một nhà thờ ở phía Bắc Paris đã làm lễ siêu thoát cho ông.

Tiếng đàn tranh của cô bé Quỳnh Vy 5 tuổi đến từ Na Uy với bài “Tam pháp nhập môn” đã mở màn chương trình lễ trong niềm xúc động của khán thính giả. “Lễ tưởng niệm của thầy Khê không có đọc kinh cầu nguyện của tôn giáo nào, cũng không có khói hương, thay vào đó là nhạc lễ miền Trung, miền Nam Việt Nam được ngân vang như chính nguồn thương yêu vô bờ của chúng tôi kính dâng lên thầy để báo đáp công ơn”, GS – nhạc sĩ Phương Oanh, Giám đốc Trường Âm nhạc dân tộc Phượng Ca tại Paris – Pháp, xúc động nói.

 

GS - nhạc sĩ Phương Oanh và ban nhạc truyền thống Trường Âm nhạc dân tộc Phượng Ca tại Pháp biểu diễn trong lễ tưởng niệm GS-TS Trần Văn Khê
GS – nhạc sĩ Phương Oanh và ban nhạc truyền thống Trường Âm nhạc dân tộc Phượng Ca tại Pháp biểu diễn trong lễ tưởng niệm GS-TS Trần Văn Khê

 

Mọi người tham dự lễ tưởng niệm đều xúc động và dường như trong những cái bắt tay, ôm choàng lấy nhau vì lâu ngày gặp lại, đã có sự tiếc nuối bởi họ đều không được gặp GS-TS Trần Văn Khê lần cuối khi ông lâm trọng bệnh.

Từ Bỉ sang Pháp để lái ô tô đón đưa các học trò của thầy Khê đến từ nhiều quốc gia khác nhau ở châu Âu, chị Đoàn Vinh – trước đây làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Bỉ, nay đã về hưu. Chị cho biết qua sự kết nối của GS – nhạc sĩ Phương Oanh, chị đã gặp thầy Khê, thọ giáo thầy không chỉ về kiến thức âm nhạc, văn hóa mà còn về nhân cách sống.

Chị Đoàn Vinh xúc động kể: “Tinh thần yêu dân tộc, tự hào về truyền thống âm nhạc nước nhà ở thầy Khê rất lớn. Khi hay tin thầy bệnh, chúng tôi mỗi ngày đều liên lạc hỏi thăm nhau, mỗi học trò của thầy ở nhiều quốc gia khác nhau đã truyền đến nhau những lời động viên, rằng thầy sẽ mau chóng khỏe lại. Rồi thầy ra đi mãi mãi, trong khi chúng tôi vẫn chưa thể lĩnh hội hết tất cả những bài học từ thầy”.

Nhân cách lớn từ GS-TS Trần Văn Khê mà GS – nhạc sĩ Phương Oanh đã học, đó là vượt qua tất cả khó nhọc trên xứ người để bảo vệ thành công luận án đưa đàn tranh vào Nhạc viện Pháp và được chính phủ Pháp phong hàm giáo sư. Bà nhớ mãi lời thầy Khê dạy: “Con có được người Pháp công nhận thì con mới đường đường, chính chính thực hiện ước mơ gầy dựng một trường dạy âm nhạc dân tộc mình trên xứ người” – lời GS-TS Trần Văn Khê dạy cho đến bây giờ GS – nhạc sĩ Phương Oanh vẫn nhớ rõ. Bà trở thành 1 trong 7 vị nghệ nhân âm nhạc dân tộc các nước được chính phủ Pháp phong hàm giáo sư từ tháng 6-1996. Bà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, soạn thảo giáo trình giảng dạy đờn tranh bằng ngôn ngữ Pháp.  Sau GS – nhạc sĩ Phương Oanh, cô giáo Hồ Thụy Trang cũng đã được nhận bằng giáo sư quốc gia Pháp, thành lập nhóm Tiếng tơ đồng biểu diễn giao lưu văn hóa không chỉ với âm nhạc dân tộc Việt, mà vươn xa hơn với nhiều loại hình âm nhạc truyền thống của các nước. Tiết mục giao lưu giữa đàn tranh Việt Nam do Hồ Thụy Trang hòa tấu với tiếng đàn Kayagum của nữ nghệ sĩ Kwon Hye Kyoung đã làm khán phòng tràn ngập niềm xúc động.

Từ Hà Nội bay về Paris đúng ngày 1-10, sau khi tham dự các kỳ họp về chuyên môn về việc thực hiện hồ sơ trình tổ chức UNESCO xét duyệt nghệ thuật hát then của Việt Nam được công nhận di sản văn hóa đại diện nhân loại, GS-TS Trần Quang Hải, con trai của GS-TS Trần Văn Khê, đã có mặt và làm chủ lễ chương trình tưởng niệm được tổ chức long trọng tại Nhạc viện Taverny.

Nghệ sĩ đàn tranh  TS Nguyễn Thị Hải Phượng mang cây đàn tranh mà GS – nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo vừa đóng sang, đã hòa quyện với tiếng đàn tranh của GS – nhạc sĩ Phương Oanh, cùng các ngón đàn của: Hồ Thụy Trang, Ngọc Dung, Vân Anh, Phi Thuyền, Nguyệt Ánh, Văn Trực… như rót thêm đầy niềm tri ân, lòng biết ơn đối với người khai sáng hướng đi chung cho họ: Dùng âm nhạc dân tộc kết nối tình đoàn kết, hướng về cội nguồn của bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống.

Những yêu thương mà GS-TS Trần Văn Khê để lại cho đời còn là vòng tay lớn kết nối những tâm hồn đồng điệu. Chị Elise – giáo viên dạy sáo tây Nhạc viện Antony phía Nam Paris – xúc động nói: “Tôi biết giáo sư là một người có tinh thần dân tộc và yêu văn hóa Việt rất lớn. Tôi ngưỡng mộ ông và xúc động khi có mặt trong lễ tưởng niệm này, để cùng với các học trò của ông hòa tấu bài Dạ cổ hoài lang”. Chị Elise đam mê sáo trúc Việt Nam, chị thổi rất có hồn bản nhạc làm nên bài vọng cổ có xuất xứ từ Bạc Liêu, để rồi qua đó tìm hiểu về sự nghiệp âm nhạc của ông Sáu Lầu, hỏi cho tường tận câu chuyện làm nên bản nhạc diệu kỳ mang tên “Dạ cổ hoài lang””.

Hơn 100 học trò được xem là hạt giống quý mà GS – nhạc sĩ Phương Oanh đã đào tạo, họ đã tỏa đi khắp nơi, gieo thêm nhiều ước mơ giữ gìn và phát huy âm nhạc truyền thống dân tộc. Lễ tưởng niệm cũng là lễ họ báo công với thầy, chúc nhau vươn tới giá trị đích thực của việc học, nghiên cứu, truyền thụ âm nhạc dân tộc Việt trên khắp năm châu. Những tâm hồn đồng điệu ở đây đang quyết tâm thực hiện ước mơ xây dựng một trung tâm âm nhạc dân tộc Việt tại châu Âu, ngôi nhà chung của những ai yêu thích âm nhạc và nghệ thuật nước nhà.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp
Publié dans Français | Commentaires fermés sur Nguyện-tiếp-nối-con-đường-Thầy-Khê-đã-đi

2017 07 20/22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Lần IV tại Paris

dh-logo-dh-tt-paris 2016-dh-an-tt-vn-ky-4

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần IV diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp, được tổ chức bởi trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Cũng như các lần Đại Hội trước, mục đích của Đại Hội lần IV là:
► trau giồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống
► kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới
► phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam
Thư mời tham gia Đại Hội


The 4th Vietnamese Traditional Music Festival will be hosted by the music school Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc in Paris, France from July 20 to 22, 2017.
The goals of the Vietnamese Traditional Music Festivals consist of:
► sharing and exchanging experiences in teaching, performance and study of Vietnamese traditional music
► strengthening bonds among Vietnamese traditional music groups worldwide
► preserving and promoting the Vietnamese traditional music to different corners of the world
Invitation to the 4th Vietnamese Traditional Music Festival


Le 4ème Festival de la Musique Traditionnelle Vietnamienne sera organisé par l’école de musique Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc à Paris du 20 au 22 Juillet, 2017.
Nos objectifs sont :
► partager et échanger nos expériences dans le domaine de la didactique et de la performance
► renforcer les liens entre les groupes de musique à travers le monde
► préserver et promouvoir ce patrimoine aux quatre coins du monde
Invitation pour le 4ème Festival de la Musique Traditionnelle Vietnamienne

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2017 07 20/22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Lần IV tại Paris

2016 12 17 Buối Trình tấu cuối năm của Phượng Ca Mừng Giáng Sinh

2016-12-17-audition-pca

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2016 12 17 Buối Trình tấu cuối năm của Phượng Ca Mừng Giáng Sinh

Văn học – Nghệ thuật

Hò và Ví
18-07-2003, 2:29:00 PM
Ca hát trong lao động là niềm ưa thích và thói quen của người Việt Nam. Những bài hát lao động là một trong những vốn văn hóa phong phú và quý báu của nhân dân. Hò và Ví là hai hình thức trình diễn dân gian phổ biến liên quan đến đời sống lao động và sinh hoạt của con người.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, hò là loại ca hát ca hát có nguồn gốc từ lao động sông nước. Điều đó là có cơ sở vì có nhiều điệu hò gắn với sông nước như Hò sông Mã, Hò Qua sông hái củi, Hò khoan, Hò Giựt chì, Hò Kéo lưới, Hò Mái nhì, Hò Mái đẩy, Hò Mái ba Gò Công, Hò Đồng Tháp… Tuy nhiên, có những điệu hò không gắn với sông nước như Hò Giã gạo, Hò Xay lúa, Hò Kéo gỗ, Hò Đạp lúa… Từ thực tế đó, có thể coi phần lớn Hò là một loại ca hát trong loại lao động tương đối nặng nhọc và hầu hết các trường hợp là lao động đông người cho cùng một công việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ điệu hò nào cũng mang nhịp lao động. Các điệu hò trên sông Hương, trên kênh rạch Nam Bộ là những giai điệu tự sự, dàn trải, lắng sâu. Vì vậy, không thể xem hò như một phương tiện giữ nhịp điệu cho một tập thể lao động thống nhất động tác. Với tư cách là một dạng nghệ thuật âm nhạc, trước hết và chủ yếu hò diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động.
Hò có thể coi là đặc sản văn hóa của miền Trung và miền Nam, mặc dầu một số địa phương ven biển miền Bắc cũng có hò. Một vài tộc thiểu số cũng có loại ca hát tương ứng với hò như các điệu “Xuôi sông Đà” (Loong Té) và “Xuôi sông Mã” (Loong Ma) của người Thái Tây Bắc.

Ví là loại ca hát được hát trong lao động khi làm những công việc không nặng nhọc và thường là không đòi hỏi sự cố gắng chung của đông người. Ví thường được dùng hát đối đáp khi nông dân lao động trên đồng ruộng hay trên sân thóc vào mùa thu hoạch. Có một số loại ví gắn với nghề thủ công như Ví Phường vải, Ví Vặn thừng, Ví Dệt chiếu, Ví Xe chỉ…
Ví là đặc sản âm nhạc của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Người Mường Hòa Bình cũng có điệu Ví (có vùng gọi là Bỉ). Nhiều tộc thiểu số có những loại ca hát tương ứng với ví. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, ví thường đi đôi với hát Dặm và được hát trong khi làm nhiều việc lao động khác nhau.

Nghệ thuật chèo đất Tổ
11-07-2003, 5:29:00 PM

                                            cheo

Đất Vĩnh Phú xưa có tới 300 gánh chèo và hơn 20 gánh tuồng. Đêm hội làng là đêm ca hát, cả già, trẻ, gái, trai náo nức rủ nhau đến sân đình nghe hát chèo để cùng vui, buồn, thổn thức với Thị Kính, Thị Mầu, Suý Vân giả dại… Chẳng thế mà từ bao đời nay câu ca còn truyền lại:
« Ăn no, rồi lại nằm khèo;
Nghe giục trống chèo, bế bụng đi xem! ».
Chèo sân đình chính là chèo dân gian truyền thống, chỉ biểu diễn trong các dịp hội làng, lễ tết ở sân đình. Sân khấu của chèo là sân đình rộng lớn, phường chèo biểu diễn ngay trước tiền đình. Khán giả chèo vây kín xung quanh không chừa cả chỗ hậu trường của gánh hát. Chèo cổ còn có tên gọi khác là « trò nhời ». Ngoài việc biểu diễn ở sân đình lúc hội hè, đình đám, các gánh chèo còn được mời hát ở các đám cưới, đám khao.
Mặc dù vậy, phường chèo vẫn là một gánh hát không chuyên. ở đó, người nghệ sĩ không lấy hát chèo làm nguồn sống chính. Diễn viên chèo vẫn là nhà nông và chỉ đi hát theo mùa hay khi có dịp. Nguồn sống chính của họ vẫn trông vào lao động sản xuất nông nghiệp ở thôn quê. Một số người khác là thợ mộc, hay người buôn bán cũng có thể tham gia phường chèo. Vùng đất tổ xưa, cũng có lúc đã hình thành phường chèo chuyên nghiệp như các phường Bồ Điền, Bàn Mạch, Tuân Chỉnh (ở Vĩnh Lạc), Cao Phong (ở Lập Thạch)… nhưng rồi các phường ấy cũng chẳng tồn tại được lâu bởi chỉ dựa vào lệ đánh bạc gây quỹ. Các phường chèo ở vùng đất tổ Vĩnh Phú đều thờ ông tổ sư chèo Đông Phương Sóc.
Mỗi phường có một tượng nhỏ Đông Phương Sóc bằng gổ để mộc, không tô vẽ, đặt trong một hộp gỗ nhỏ, do trùm phường cất giữ rất cẩn thận. Phường chèo gồm một số người cùng thôn hay cùng một làng xã. Phần nhiều có họ hàng với nhau. Vào mùa diễn, các phường lên đường rất đơn giản, nhẹ nhàng. Toàn bộ y phục, trang trí, đạo cụ để gọn vào một đôi hòm do một người gánh bởi hát chèo cổ không cần phông màn.
Đặc điểm của chèo Vĩnh Phú là không có đào mà chỉ có kép, đó là một biểu hiện của ý thức hệ phong kiến trong nghệ thuật dân gian. Các vai đào như Vân Dại, Thị Mầu, Thị Kính, Vợ Trương Viên… đều do nam đóng. Điều này thực sự đã hạn chế giá trị thẩm mỹ của đêm diễn, của tích trò. Những người đóng các vai nữ được gọi là « kép gái », phần nhiều là những thanh niên đẹp trai, có giọng thanh và dáng người mềm mại. Một nét độc đáo của các gánh tuồng vùng đất tổ xưa là kép tuồng, đồng thời cũng là kép chèo, những người hát tuồng cũng biết cả hát chèo và có thể diễn được đôi ba tích chèo theo yêu cầu của khán giả.
Tuồng ở Vĩnh Phú cũng có những phường, những kép được khán giả gần xa quý chuộng. Ơ thị xã Phú Thọ, xưa có phường tuồng của cụ trùm Tập khá nổi tiếng. Huyện Phù Ninh xưa (nay là huyện Phong Châu) có phường Bình Bộ với kép kèn Đỗ Văn Khay, kép trống Phạm Văn Quy, kép võ Nguyễn Đức… Huyện Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Lạc) nổi tiếng có phường hai anh em ông Phấn – ông Sáp. Huyện Lập Thạch có hai phường Tiên Nữ, Đạo Nội là những phường nổi danh cũng như phường Tam Hồng (huyện Yên Lạc)… Các phường Tuồng được tổ chức theo đơn vị xã nhưng cũng có phường tổ chức theo đơn vị thôn, như phường tuồng Tam Hồng là của thôn Man Để, phường Tiên Lữ là của thôn Hoàng Trung.
Có thể nói, nét độc đáo, sâu sắc nhất của tuồng, chèo đất tổ là nội dung tích diễn phần lớn được gắn với các truyền thuyết hào hùng của dân tộc như Hùng Vương, Tản Viên dựng nước, Hai Bà Trưng dựng cờ nghĩa đuổi giặc ngoại xâm. Tinh thần ấy còn thấm đượm trong các tích, trò dù là đấu vật, thổi nấu cơm thi, giã bánh giầy hay lễ sát ngưu. Dù là những trò rước « lúa thần » diễn xướng trình thề hay múa hát…, mỗi trò diễn đều nhắc nhở nhân dân ta ghi nhớ công ơn của tổ tiên xưa đã vượt bao gian khó để xây đắp và gìn giữ giang sơn…

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 
 

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Văn học – Nghệ thuật

Cải Lương và Tôi

Đỗ Văn Phúc
Sau ba tiếng gõ mạnh trên sàn, tấm màn nhung màu xanh biển được kéo lên, sân khấu hiện ra trong một ánh sáng mờ mờ chiếu lên một bộ ván ngựa, một bàn thờ có đủ khói hương. Màn phông là cảnh trí một đồng quê xa nhìn từ khung cửa sổ của một vách nhà bằng đất. Hàng trăm khán giả ngồi im phăng phắc, chờ đợi sự xuất hiện của các nghệ sĩ tài danh Việt Hùng, Kiều Phượng Loan mà trong chốc lát sẽ diễn vở tuồng Tấm Lòng Của Biển, từng làm rơi lệ hàng ngàn khách mộ điệu từ Nam ra Trung.

Ðó là một buổi diễn tại Căn cứ 20 Chiến thuật Không quân Phan Rang mà chúng tôi đã tổ chức vào khoảng giữa năm 1972 để phục vụ 3000 quân nhân đồn trú tại đây. Sân khấu lộ thiên của căn cứ rất rộng lớn, nằm ở chân núi phía tây căn cứ, nơi có con đường quanh co leo lên Câu lạc bộ Hạ sĩ quan. Trên đỉnh núi là dàn radar vĩ đại mà Công binh Hoa Kỳ đã thiết lập để phục vụ truyền tin và không lưu của các tình Ninh Thuận, Bình Thuận.

Là sĩ quan Chiến tranh Chính trị của căn cứ, ngoài việc tổ chức học tập chính trị, chúng tôi còn phải lo lắng đến các phương tiện giải trí cho càc anh em quân nhân mà đa số từ miền Nam ra trú đóng. Lính xa nhà, ở trong một căn cứ cách thị xã khoảng 10 cây số, lại vừa bị cấm quân, vừa không có phương tiện di chuyển; các chương trình văn nghệ thường được anh em tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Những đoàn văn nghệ Bộ Tư Lịnh Không quân, Cục Chính Huấn, Biệt đoàn Văn nghệ Trung Ương của Tổng cục CTCT là các đoàn thường xuyên lưu diễn tại căn cứ. Lần này, chúng tôi thay đổi món ăn tinh thần, mời nguyên một đoàn cải lương chuyên nghiệp đến. Thú thực, đã 30 năm trôi qua, tôi không còn nhớ tên của đoàn, chỉ nhớ đến tên vài nghệ sĩ và tên vở tuồng đã diễn. Thời gian này, miền Nam có các đại ban như Dạ Lý Hương, Hương Mùa Thu, Kim Chung với các nghệ sĩ tài danh như Việt Hùng, Hữu Phước, Hùng Cường, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Mộng Tuyền, Ngọc Hương, Kim Chung, Thành Ðược, Út Bạch Lan vân vân.

Tuy sinh trưởng tại miền Trung, tôi lớn lên và hoạt động tại miền Nam nên tâm hồn cũng rất nhạy cảm với các điệu lý, câu hò miền Nam. Các loại hình văn nghệ truyền thống miền Trung là Hát bội và hò mái nhì thì không còn sức lôi cuốn lớp thanh thiếu niên; gần như hầu hết thanh niên miền trung ưa tân nhạc và lại rất chọn lọc trong sở thích từ điệu nhạc cho đến ca sĩ và lời ca.

Tôi còn nhớ vở tuồng cải lương đầu tiên tôi được coi ở rạp Ðại Chúng, thị xã Quảng Trị, là một thiên tình ca bẻ bàng, ai oán đầy nước mắt. Tôi đã thấy các bà các cô cứ sụt sùi khóc khi cô đào chánh ca những lời trăn trối về một mối tình dang dở. Ðó là một vở tuồng xưa, y trang lộng lẫy, khung cảnh huy hoàng. Lại có đủ các màn đấu kiếm, phóng dao rất hấp dẫn. Sau đó, tôi được xem thêm nhiều tuồng xã hội rất ý nghĩa và cảm động như Ðời Cô Lựu, Nửa Ðời Hương Phấn. Nhờ có người anh là ca sĩ Duy Khánh, tôi có nhiều dịp đứng từ hậu trường sân khấu để nhìn thấy hết những sinh hoạt của các nghệ sĩ tân cũng như cổ nhạc. Những sáng chủ nhật tại rạp Quốc Thanh, Hưng Ðạo; khi các nghệ sĩ tân nhạc tấp nập chuẩn bị sân khấu cho chương trình nhạc hội; cũng là lúc mà các nghệ sĩ cải lương còn mơ màng trong giấc điệp sau một đêm đem tiếng hát dâng đời. Phiá sau sân khấu, hòm xiểng ngổn ngang; những bộ quần áo chưa kịp thu dọn, vắt la liệt trên những chiếc ghế. Những vua quan, hoàng hậu, công chúa đang say ngủ trong những bộ y phục tầm thường, mà trên khuôn mặt vẫn còn dấu vết phấn son chưa rửa sạch. Ngoài những nghệ sĩ lớn trở về nhà sau vở diễn, hầu hết các nghệ sĩ khác đều ở lại rạp. Có người ở cả gia đình, vợ chồng con cái nheo nhóc. Mãi đến khi tiếng ồn ào của khán giả tân nhạc tràn ngập vào hí trường, các nghệ sĩ cải lương mới chịu thức dậy. Hàng quán bên hông rạp lại tấp nập những nghệ sĩ, mà lúc này giản dị trong bộ bà ba vừa ăn vừa trò chuyện rôm rã. Vua quan, tướng tá, binh sĩ, chủ tớ lúc này gọi nhau bằng mày tao bình đẳng ra phết. Tuy nhiên cũng không ít anh chị vẫn còn những cử chỉ đỉnh đạc, đài các như các nhân vật mà họ đã thể hiện qua nhiều năm trên sân khấu.

Tôi thương cuộc đời của các nghệ sĩ. Mang tiếng hát lời ca cống hiến làm đẹp cho đời; nhưng họ lại không được người đời xem trọng. Cũng như nghiệp lính chúng tôi, đem cả tuổi xuân, mạng sống và hạnh phúc gia đình chiến đấu cho tổ quốc và dân tộc; nhưng khi về phố phường bị cái nhìn lạnh nhạt của người thị dân.

Rời Saigon, tôi dấn thân vào cuộc đời chinh chiến; lê đôi giày trận trên khắp chiến trường ba tỉnh miền Ðông, tôi không quên mang theo mình một chiếc radio nhỏ xíu. Những chiều dừng quân giữa rừng sâu hay ven đường quốc lộ 13 ngập máu, sau khi ổn định nơi đóng quân, tôi thường nằm đu đưa trên chiếc võng nylon, mở đài Saigon để nghe ca nhạc. Lúc này tâm hồn mở rộng, nghe tất cả các bài hát nào có được trên làn sóng mà không hề phân biệt giọng ca. Những bản nhạc khi còn ở hậu phương chẳng bao giờ chịu nghe, nay cũng trở thành thân thương, quyến rũ. Ðêm rừng âm u, lạnh lẻo. Có khi mưa rơi bồm bộp trên mái poncho; có khi nóng oi bức sau một ngày nắng gắt. Chúng tôi cần một chút gì đó rất quê hương để thấy ấm lại. Tiếng đàn guitar, đàn kìm réo rắt dẫn đưa giọng ca ngọt ngào của Bạch Tuyết, Mộng Tuyền làm cho lòng mình se lại. Buồn da diết, nhớ nhà và nhớ quê; thêm yêu từng con đường phố ngập nắng vàng hay những cánh đồng lúa rì rào chiều quê.

Cổ nhạc Việt Nam sao buồn quá, nghe nhiều thãm thiết hơn sống động vui tươi. Có lẽ do một quá trình lịch sử đau thương, bị ngoại xâm chém giết, bị thiên tai làm cho đói nghèo mà tiếng nhạc trở nên buồn bả, ai oán? Phải có một tâm hồn mới nghe hết trong câu hò mái nhì của Huế tiếng than vãn não ruột của người dân nghèo bất hạnh. Ôi cái tiếng ngân dài hò ơ trong đêm thanh vắng như tiếng vọng của bao oan hồn uổng tử vọng lên từ cõi âm u nào đó; hay tiếng than vãn của một nàng cung nữ đang cô đơn trong một góc phòng lạnh lẽo của cấm thành rêu phong chờ hoài mà chẳng được ơn mưa móc của quân vương.

Trong các làn điệu miền Nam, tôi thích nhất là Phụng Hoàng, vừa mùi mẫn vừa trong sáng. Nam Ai và Nam Bình thì buồn quá. Các điệu rộn ràng và tương đối vui tai là Xuân tình và lý Con sáo.

Trong thời gian đầu sau khi mất miền Nam, chiều nào, trại cải tạo K5 Long Khánh cũng cho phát đi bản vọng cổ ca tụng Hồ Chí Minh do Thanh Nga ca. Giọng ca Thanh Nga thì tuyệt rồi, nhưng nội dung bản vọng cổ tuyên truyền cho Cộng sản làm chúng tôi ghét cay ghét đắng. Thanh Nga mở đầu bài vọng cổ bằng hai câu thơ :”Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất tên vàng HCM.” Chúng tôi sửa lại và ngâm nga như sau: “Trong hầm thối nhất cứt khô, Việt Nam tởm nhất tên HCM.” Những năm ở tù trong các trại cải tạo, gần gủi với những anh từng có duyên nợ với cải lương, tôi đã học được những bài ca ngắn nhưng vẫn không thể nào sửa được giọng ca cho đúng giọng Nam kỳ.

Thanh Nga và nhiều nghệ sĩ đã phản bội nhân dân miền Nam, những người đã ái mộ và đưa họ lên đài vinh quang, đem lại đời sống sung túc hạnh phúc cho họ. Cũng như ngày nay, nhiều người tị nạn đã phản bội lý tưởng của mình, đón tiếp các văn công Cộng sản qua trình diễn. Họ có thể không hiểu biết về các kế hoạch văn hoá vận tinh vi của Cộng sản, hoặc tham lợi mà đứng ra tổ chức cổ vũ cho các nghệ sĩ văn công này. Bọn văn công và người tổ chức không quan tâm đến số khán giả đến dự nhiều hay ít, vì đã có tài trợ của chính phủ Việt Cộng. Họ đã lợi dụng không khí sinh hoạt chính trị tự do dân chủ tại Hoa Kỳ để làm công cụ cho cộng sản thực hiện mục tiêu là gầy được cơ sở bước đầu để sau này chúng sẽ đưa ồ ạt các đoàn văn công lớn. Những người quốc gia phải đối phó với một tình huống khó xử. Là những chiến sĩ tự do, chúng ta không thể ngăn cấm các buổi văn nghệ của các nghệ sĩ từ Việt Nam do Cộng sản đưa qua, cũng không thể ngăn cản những người tham dự; dù trong đó có những anh em tị nạn, cựu tù nhân chính trị của chúng ta. Chúng ta phải tôn trọng quyền lựa chọn của họ trong lãnh vực văn nghệ khi chúng ta chưa đáp ứng được đúng đòi hỏi của quần chúng.

Vì thế, khi nhóm Thân Hữu Cổ Nhạc của nghệ sĩ Viễn Phương ra đời tại Houston, quy tụ các tài năng cổ nhạc để thành lập các chương trình ca diễn phục vụ đồng bào tha hương, chúng tôi rất phấn chấn. Phải nhận rằng đây là một sự hy sinh lớn lao của những người tổ chức và các nghệ sĩ. Tiền mua sắm cho dàn dựng, y trang, dụng cụ di chuyển cồng kềnh, vé máy bay từ các tiểu bang để tập hợp lại một thành phố lạ. Tiền thu do bán vé không mong trang trải đủ cho sở phí. Thế mà họ vẫn vui vẻ, một phần nhờ tình yêu nghệ thuật, một phần lớn là do tình thần quốc gia, ý chí chiến đấu trên mặt trận văn hoá để đánh bại âm mưu thâm độc của Cộng sản. Hai lần, tôi được xem hai vở tuồng, một tại Houston, một tại Austin. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên mà thấy rằng, dù phương tiện eo hẹp, khó khăn về tập dượt, các đêm diễn đã thành công rực rỡ, vừa về mặt ca diễn vừa về bài trí, tổ chức. Tôi đã có dịp nói chuyện với anh Viễn Phương và các nghệ sĩ và tìm thấy trong họ, những tấm lòng tha thiết yêu nghề, nhiệt tình đóng góp vì lý tưởng rất cao; cao hơn nhiều những người mang tiếng tị nạn, HO mà lại đi mua băng nhạc Việt Cộng, đi xem bọn văn công Ngọc Huyền, Kim Tử Long.

Dù rằng tại hải ngoại những người Việt Nam lớn tuổi rồi sẽ bớt dần đi, giới trẻ lớn lên tại không biết gì về cổ nhạc, chúng ta vẫn phải cố gắng để khơi dậy ý thức về dân tộc của họ qua việc giới thiệu những tinh túy văn hoá qua những chương trình cổ nhạc đặc trưng của dân tộc. Không những thế, phải nhắm vào đối tượng là công chúng Hoa Kỳ, vì xã hội Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng, sẵn sàng dung nạp văn hoá các nơi như họ từng chấp nhận nhạc Jazz, Soul, Rap của người da đen, nhạc Rumba hấp dẫn của người Nam Mỹ, hay các điệu nhạc réo rắt của người Ả Rập.

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Cải Lương và Tôi

2016 11 21 Độc đáo hát sắc bùa Phú Lễ

Chủ nhật, 20/11/2016, 08:03 (GMT+7)

Là nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo, hát sắc bùa đã hình thành từ lâu đời. Tuy phổ biến ở một số tỉnh thành từ Bắc chí Nam, nhưng hiện nay, cả khu vực Nam bộ loại hình nghệ thuật này chỉ còn duy trì ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân, mỗi độ xuân về tết đến hát sắc bùa còn phản ánh nét sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cư dân nông nghiệp.

Loại hình diễn xướng độc đáo

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, hát sắc bùa Phú Lễ ra đời khoảng giữa cuối thế kỷ 18, được ông Trần Văn Hậu (con rể ông Hồ Đức Quang) khi làm quan ở Bình Định thấy điệu hát sắc bùa hay đã đem về dạy cho người dân Phú Lễ hát khi ông về làm rể ở xứ này. Mục đích là để trình diễn phục vụ nhân dân trong xã trong những ngày xuân tháng tết, sau đó hát sắc bùa được truyền dạy sang các địa phương lân cận. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, hát sắc bùa Phú Lễ là hình thức diễn xướng gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp, vừa mang tính nghi lễ pha lẫn tâm linh, thường chỉ diễn ra trong dịp tết. Ngoài đáp ứng nhu cầu vui xuân đón tết, còn đáp ứng yêu cầu của nhiều gia đình trong những ngày đầu xuân năm mới là cầu bình an gia đạo, trừ đuổi tà ma và chúc xuân, chúc phúc, chúc nghề cho gia chủ, cho khách du xuân. Cho đến nay theo thời gian, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc này đã ít nhiều mai một, biến đổi so với hình thức nguyên sơ.

Mỗi đội hát sắc bùa ít nhất có 4 người, do một ông bầu (đội trưởng) cầm trịch điều khiển. Nhạc cụ trong hát sắc bùa cơ bản giống nhau, gồm 1 đờn cò, 1 trống cơm, sanh cái và sanh tiền, xưa còn có pháo cái để ông bầu đốt trước mỗi nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma. Thường sau giao thừa, các đội múa hát sắc bùa sẽ bắt đầu đi đến từng nhà để hát chúc mừng năm mới. Dưới sự chỉ huy của ông bầu, đội sẽ nổi nhạc, vỗ trống cơm, gõ sanh tiền và hát các bài sắc bùa với nội dung chúc tụng đầu xuân, mừng thành quả mà gia chủ đã đạt được.

Các nghệ nhân hát sắc bùa Phú Lễ biểu diễn giao lưu tại Bảo tàng TPHCM

Các bài hát sắc bùa có nhạc điệu giống nhau, dễ hát, dễ nhớ và gần gũi với đời sống dân dã, thường được sáng tác sẵn và học thuộc. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, các ông bầu còn sưu tầm cả những sáng tác mới để cải biên thành lối hát sắc bùa. Theo ghi chép, thời kháng chiến chống Mỹ hát sắc bùa vẫn tồn tại, bên cạnh các bài hát truyền thống còn có các bài mang lời ca mới với ý nghĩa động viên quân dân chiến đấu và sản xuất. Ngoài hát, trong nghi lễ sắc bùa còn có phần múa, chủ yếu là nghệ nhân chơi sanh tiền đảm nhận nhưng hình thức này nay đã mai một nhiều, nhiều nơi chỉ đánh sanh tiền chứ không múa. Một thay đổi khác là các nghi thức có tính phù chú, trừ ma đuổi tà (thể hiện ngay trong tên gọi) cũng ít đi, cơ bản giản lược so với trước.

Ngoài hát sắc bùa ở Bến Tre, loại hình này hiện vẫn phổ biến ở các tỉnh thành như Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… So với các địa phương khác, hát sắc bùa ở Bến Tre có phần khác biệt: về nhạc cụ, gồm có 1 đờn cò, 1 trống cơm, sanh tiền và sanh cái chia đều cho các thành viên. Mỗi thành viên trong đội vừa là nhạc công vừa là diễn viên, hát theo lối cái kể – con xô. Đội ít nhất 4 thành viên, thành viên phát triển theo số chẵn nhưng nhiều nhất không quá 12 người và mỗi thành viên sử dụng 1 nhạc cụ. Đặc biệt, mỗi buổi hát sắc bùa chia 3 phần rõ rệt: phần nghi lễ, phần hát chúc phúc, chúc nghề giúp vui và phần kết thúc, giã từ đi ra. Từ cái nôi ban đầu ở xã Phú Lễ, nay hát sắc bùa đã lan tỏa sang nhiều xã lân cận như Phước Tuy, Phú Ngãi, Bảo Thạnh (huyện Ba Tri), Tân Thanh, Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm)…

Nghệ thuật dân gian đặc sắc cần bảo tồn

Vua Diêm đế là người thánh triết. Dạy đẽo cây làm cái cày bừa. Trời năm nay thuận gió hòa mưa. Khai thiên xuống cho dân làm ruộng. Tôi chúc ông bà có nghề làm ruộng trúng mùa đặng giá. Gặp trời mưa xuống. Gieo mạ đã xong. Bắt trâu đực ròng. Cày đất cho bã. Kêu công nhổ mạ. Lại cấy cho dày. Một bông hai nhánh. Hòa muôn triệu triệu. Thử tắc khoan khoan. Dư muôn dư ngàn. Bán cho đặng giá. Năm mới giàu sang. Gia quan tấn lộc! Lẫn trong tiếng đờn cò réo rắt, tiếng trống cơm bùng bùng giục giã và nhịp gõ sanh tiền vui tai, bài hát sắc bùa “Chúc nghề làm ruộng” khiến hàng trăm bạn trẻ TPHCM trầm trồ tán thưởng, hào hứng vỗ tay theo nhịp trống. “Như bao đời nay, lời ca điệu diễn sắc bùa vừa đáp ứng được nguyện vọng, ước mơ, tình cảm của người nghe, người xem vừa kết nối mối quan hệ giữa người và người, con người với thiên nhiên và với môi trường xã hội. Chúng tôi rất cảm kích trước sự đón nhận của các bạn trẻ thành phố”, ông Nguyễn Văn Chấn, Đội trưởng Đội hát sắc bùa Phú Lễ, trực thuộc Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre, không giấu niềm vui. Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng ví von, diễn xướng sắc bùa Phú Lễ là cách chúc tết độc đáo của người dân Bến Tre nói riêng, thể hiện khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới. Qua khảo sát điền dã còn cho thấy, không chỉ diễn ra vào dịp tết cổ truyền, giờ đây Đội hát sắc bùa Phú Lễ còn thực hiện hát giúp vui trong những ngày diễn ra lễ hội đình làng theo yêu cầu của ban khánh tiết và chính quyền địa phương. Đây cũng là nét văn hóa cổ truyền đặc sắc mà tỉnh Bến Tre đã xác định cần lưu giữ và bảo tồn.

Theo đó, từ những năm 1980 trở lại đây, hát sắc bùa Phú Lễ đã được nhiều nhà khoa học xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian như nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, nhà nghiên cứu văn hóa, GS-TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam… tập trung tiếp cận và dày công sưu tầm. Ông Lư Văn Hội, Phó Chủ tịch thường trực Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre nói thêm, nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị, nghệ thuật diễn xướng dân gian hát sắc bùa Phú Lễ hiện đang được UBND tỉnh Bến Tre giao Sở VH-TT-DL hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT-DL xếp hạng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Để nghệ thuật diễn xướng dân gian hát sắc bùa Phú Lễ phát huy giá trị, công việc truyền nghề có vai trò quan trọng như thế nào? Làm sao để các bạn trẻ được tiếp cận, tiếp lửa để giữ nét văn hóa truyền thống này? Trả lời câu hỏi của bạn trẻ Hồ Thị Hồng Thắm, sinh viên năm 4 Khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, ông Lư Văn Hội phấn khởi cho hay, trong quá trình khôi phục, bảo tồn loại hình hát sắc bùa Phú Lễ, có nhiều lớp truyền nghề hát sắc bùa đã được hỗ trợ, truyền dạy cho người dân. Đến nay, Sở VH-TT-DL tỉnh Bến Tre, Trung tâm Văn hóa tỉnh và Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre đã tổ chức truyền dạy hát sắc bùa cho 40 người là những hạt nhân nòng cốt của diễn xướng hát sắc bùa tại địa phương. Trong đó, đáng chú ý là 20 bạn còn rất trẻ ở tại cái nôi sắc bùa – là học sinh Trường THCS xã Phú Lễ đã được truyền dạy bài bản.

MINH AN


– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2016/11/441299/#sthash.wU1RrJ5t.dpuf

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2016 11 21 Độc đáo hát sắc bùa Phú Lễ

2016 10 30 Bửa cơm xã hội tại chùa Khánh Anh Evry

Đã lâu, tôi ít khi xuất hiện trên sân khấu bè bạn vì muốn nhường chỗ cho cảc em trẻ. Nhưng Mỹ Ly đã nhờ đệm cho Ngọc Xuân hát trong bửa cơm xã hội của chùa, vì thế mà lại khăn gói đàn tranh đi theo bạn.

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2016 10 30 Bửa cơm xã hội tại chùa Khánh Anh Evry

2016 03 12 Noyant với hội Villages Vivants

Mỗi năm, vào mùa xuân, Edouard vẫn liên lạc mời Phượng Ca đến Noyant ăn tết với dân làng. Đây là một làng được thành lập từ những năm 1954, khi những gia đình người lính Việt Nam được đi định cư sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt. Những đứa trẻ lúc bấy giờ chỉ có hai ba tuổi, giờ đây đã quá tuổi về hưu, nhớ lại thời niên thiếu sống với cha mẹ, sau khi ăn học thành tài, họ rời nhà đi làm việc ở các thành phố lớn. Họ kêu gọi bè bạn quay trở lại sống ở làng xưa, lập nên hội Villages Vivants để làm sống lại thành phố như ngày nào.

Trong buổi trình diễn năm nay, Edouard yêu cầu có màn cải lương, nên chúng tôi có mời được nghệ sĩ Lý Kim Thành  và Diệu Mai với trích đoạn Tiếng trống Đống Đa ở hội trường làng sau khi buối hoà nhạc ở nhà thờ chấm dứt.

Một năm một lần, người dân địa phương háo hức chờ đợi Phượng Ca trở lại…. vì biết chắc là chúng tôi sẽ đem tới cho khán giả một chương trình trình diễn đúng nghĩa văn hoá và có giá trị.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2016 03 12 Noyant với hội Villages Vivants

2016/03/08 Ngày Phụ Nữ thế Giới tại Taverny

Với sự giúp ̣ở của Thành Phố, Hằng năm vào ngày lễ của Phụ Nữ , Phượng Ca và các hội bạn tại tỉnh Taverny,  phối hợp tổ chức  để các bà mẹ có một ngày cho mình được tự do đến với các hội đoàn vềnghệ thuật. Vì người phụ nữ, các bà, các mẹ của gia đình cả năm phải lo mọi việc trong ngoài hôm nay có một ngày thảnh thơi đến dự khoá học trang ̣điểm hướng dẫn bởi Mỹ Ly, học thở do võ đường Việt Quyền Thật phụ trách để có thể tự làm mới cơ thể của mình, cũng có thể tập nhảy dân vũ của nước bạn, sau đó, Phượng Ca giới thiệu buổi kể chuyện cổ tích với Isabelle Genlis, Phương Oanh và hoà nhạc dân tộc Việt Nam.                                                                                                                                                                   Chương trình Ngày Phụ Nữ thế Giới tại Taverny được chấm dứt bằng bữa cơm với các món ăn đặc biệt Việt Nam…

Phượng Ca xin cám ơn hội đoàn bạn Việt Quyền Thuật, Nh́om vũ Country Dance, Institut Mỹ Ly  và các thân hữu đã đến chung vui tại hội trường tỉnh trong bầu không khí thân mật ấm cúng. Hẹn sẽ gặp lại sang năm.

Phương Ca.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2016/03/08 Ngày Phụ Nữ thế Giới tại Taverny

2015 Người gieo hạt đàn tranh trên đất Pháp

pox-dhttp://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nguoi-gieo-hat-dan-tranh-tren-dat-phap-20151009221302555.htm

Một bài báo của ký giả Thanh Hiệp viết  Phương Oanh.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 Người gieo hạt đàn tranh trên đất Pháp

2016 06 24 Buổi học cuối năm của lớp học người cao niên.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2016 06 24 Buổi học cuối năm của lớp học người cao niên.

2016 06 18 Trở lại trường xưa

Nhận lời cô Ngọc Dung giáo sư đàn tranh nhạc viện Louis Kervan mời đê’n dự buổi thi cuô’i năm, tôi bồi hồi trở lại trường xưa, nơi mà tôi đã có 23 năm dạy học tại đây. Đi qua vườn hoa hồng với đủ loại màu và hương thơm ngào ngạt, tôi đi thật chậm để mùa hương quyện chân mình như ngày xưa…..

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2016 06 18 Trở lại trường xưa

2017/07/20-22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam 2017

Thân gửi các bạn

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần IV diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp, được tổ chức bởi trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Cũng như các lần Đại Hội trước, mục đích của Đại Hội lần IV là:
► trau giồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống
► kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới

► phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam
Image en ligne
                                             http://dhanttvn.net/
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB CỦA ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Lê Thị Kim (Kim Uyên) khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và được tổ chức cứ mỗi hai năm một lần luân phiên khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của đất nước.
Đại Hội lần thứ I đã diễn ra vào năm 2011 tại Mississauga, Toronto, Canada; lần thứ II vào năm 2013 tại Seattle, Washington, USA và lần thứ III vào năm 2015 tại Bank town (Sydney) và Victoria (Melbourne), Australia. Đại Hội lần thứ IV sẽ được tổ chức vào năm 2017 tại Paris, France. Qua 3 lần tổ chức, Đại Hội đã thu hút được sự tham gia, cộng tác của các giáo sư và các nhóm nhạc hiện đang hoạt động khắp nơi trên thế giới, để cùng góp sức và chung tay giữ gìn phát triển Đại hội.
 
 
Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc
Lý Diệu Sang và Phương Oanh thân mời
 
       //www.phuongoanh.net/
Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2017/07/20-22 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam 2017

12/11/2016 Gala humanitaire pour les enfants du pays d’Ouganda

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 12/11/2016 Gala humanitaire pour les enfants du pays d’Ouganda

5/11/2016 Cung Đàn Hội Ngộ tại Quận Cam

http://freevn.net/a3466/3768-hvr-vanessa-hong-van-show-mc-hoi-phat-trien-nghe-thuat-truyen-thong-viet-nam-dai-nhac-hoi-nhac-truyen-thong-cung-dan-hoi-ng

Lần đầu tiên, bốn nhóm đàn dân tộc Lạc Hồng, Tre Việt, Tiếng Hoài Hương, Hướng Việt đã giao duyên với nhau trong chương trình Cung Đàn Hội Ngộ tại Quận Cam. Khán giả đã cỏ dịp được nghe và thấy nhạc cụ dân tộc và nhạc sĩ đến từ Toronto, Hoston, Seattle và chủ nhà Lạc Hồng ở tại Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng Mời Dự Đêm Trình Diễn Ca Nhạc Cung Đàn Hội Ngộ được tổ chức vào lúc 7 giờ tối thứ Bảy ngày 5 tháng 11 năm 2016 tại Hội trường Nhật báo Người Việt số 14771 đường Moran, Thành Phố Westminster CA 92683,

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 5/11/2016 Cung Đàn Hội Ngộ tại Quận Cam

AGENDA PHUONGCA PARIS 2016

-12/01/2016, Taverny

Le Bestiaire Bavard au Centre Culturel de Taverny.

2 séance à 10h et 16h

Bestiaire Bavard ở Taverny với Isabelle và Phương Oanh

-07/02/2016, Paris

Giao thừa Tết Bính Thân tại giáo xứ VN tại Paris.

Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique de Paris

-13-14/02/2016, Lille

Paroles de Dragon à Marq -en-Baroeul, Lille với Isabelle và Phương Oanh.

Paroles de Dragon à Marq -en-Baroeul, Lilleavec Isabelle GENLIS et Phương Oanh.

-19/02/2016, Paris

Phượng Ca Diderot vui xuân với phân khoa tiếng Việt.

Fête du Têt avec Phuong Ca DIDEROT (Département Langues Université de Paris Diderot)

-21/02/2016, Ermont

Cộng đoàn giáo xứ Việt Nam Ermont mừng tết.

Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique d’Ermont

-28/02/2016, Clermont Ferrant

Cộng đoàn ClermontFerrand vui xuân gây quỹ chotrẻ mồ côi.

Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique de Clermont

-12/03/2016, Noyant

Trình diễn cho tỉnh Noyant.

Concert pour la communauté vietnamienne de Noyant

-13/03/2016,Mission Catholique de Paris

Diễn nguyện Thánh ca tại giáo xứ VN tại Paris 17.

Rencontre des communautés catholiques vietnamiennes

-19/03/2016, Genève

Nguời Việt tại Genève mừng xuân.

Fête du Têt Genève avec la communauté vietnamienne de Genève

-24/03/2016, Pierreley

Messe à la ville Pierreley avec père Jean Philippe Alexis.

-09/04/2016, Roissy en Brie

Conte et musique de Phuong Oanh et Mado Lagoputte à Roissy en Brie.

-10/04/2016,Paris

Journée de la famille à mission catholique vietnamiene de Paris 17ème.

-09/04/2016, Roissy-en-Brie

Berceuse du Soleil Levant avec Mado Lagoutte et

Phương Oanh à Roissy-en-Brie.

-23/04/2016, Pont-Sainte-Maxence

Berceuse du Soleil Levant avec Mado Lagoutte et Phương Oanh à Pont-Sainte-Maxence.

-22/04/2016, Pont Sainte Maxence

Conte et musique de Phuong Oanh et Mado Lagoutte à Pont Sainte Maxence.

-08/05/2016, Ermont

Phượng Ca jouer la Messe et concert à l’Eglise d’Ermont.

-22/05/2016, Taverny

Phương Oanh jouer la Messe qvec choral de l’ Eglise de Taverny.

-07/06/2016, Persan

Phượng Ca concert sandwich avec conservatoire de Persan.

-12/06/2016, Bessancourt

Phuong Oanh jouer Messe avec chorale d’enfants à l’Eglise Bessancourt

-02/07/2016,Taverny

Gala gây quỹ sổ vàng Giáo Xứ Việt nam tại hội trường salle des Taverny

Gala humanitaire pour Mission Catholique vietnamienne de Paris à salle des fêtes de Taverny

-17/07/2016, Fontenay aux roses

PhượngCa đàn thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Rita tỉnh Fontenay aux roses

-30/07/2016,Rennes

Phượng Ca concert privé à Rennes.

-11/09/2016,Taverny

Forum des associations de Taverny.

-16/11/2016,Taverny

Thánh lễ buổi sáng nhà thờ Notre dame d’Ascension Taverny.

-16/11/2016,Ermont

Thánh lễ buổi chiều thánh lễ tại nhà thờ l’Eglise d’Ermont.

-12/11/2016, Beauchamp

Gala humanitaire pour les enfants du pays d’Ouganda

-19/12/2016, Paris

Audition de Noel de Phượng Ca et Exposition des arts Origami 3D Hoa Delannoy

-18/12/2016, Evry

Gala humanitaire pour victimes d’inondation du Centre Vietnam par la Pagode de Khanh Anh.

 

 

 

 

 

 

 

Publié dans Français | Commentaires fermés sur AGENDA PHUONGCA PARIS 2016

11/9/2016 Forum des associations de Taverny.

Mỗi năm vào đầu tháng 9, tỉnh Taverny tố chức ngày gặp gỡ các hội đoàn trong tỉnh, mục đích để người dân đi thăm các hội đoàn có mặt để có thể tìm cho mình những sinh hoạt thích hợp trong năm. Đây cũng là ngày ghi danh cho các trường nhạc, các hội đoàn văn hoá khác. Hôm nay cũng có những chương trình biều diễn của các nhóm võ thuật, âm nhạc, thể thao, trường dạy múa v.v… Nhờ có những sinh hoạt như thế, các hội đoàn đã có thêm hội viên cho hội của mình.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 11/9/2016 Forum des associations de Taverny.

2/7/2016 Buổi gây quỹ Sổ Vàng Giáo Xứ Paris

* Đêm dạ vũ ca nhạc « chung tay thiện nguyện » nhằm trợ giúp xây cất cơ sở mới cho Giáo Xứ VN Paris
* Le but de cette soirée dansante est de récolter des fonds pour participer au financement à la construction de nouveaux locaux pour la mission catholique vietnamienne de Paris

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2/7/2016 Buổi gây quỹ Sổ Vàng Giáo Xứ Paris

7/6/2016 Concert sandwich de Phượng Ca avec Conservatoire de Persan

Một buổi trình diễn đặc biệt tại thính đường nhạc viện Persan lúc 12g30 có tên Âm nhạc và Ăn trưa. Có nghĩa là sau khi trình diễn thì khán giả và nhạc sĩ sẽ ̣đi ăn trưa với nhau. Nếu ở trường nhạc Việt Nam sẽ có bửa cơm , nhưng ở đây thì mọi người sẽ ăn cơm tay cầm : bánh mì kẹp thịt.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 7/6/2016 Concert sandwich de Phượng Ca avec Conservatoire de Persan

‘Cung Ðàn Hội Ngộ’ sôi động với âm nhạc dân tộc trên sân khấu Little Saigon

WESTMINSTER, California (NV) – Lần đầu tiên tại Little Saigon, khán giả có một buổi hội ngộ đặc biệt với bốn đoàn văn nghệ dân tộc cổ truyền đến từ nhiều địa phương, và đây là một buổi trình diễn hết sức thành công.
  gala-cung-dan-hoi-ngo
 Buổi trình diễn được tổ chức vào 7 giờ chiều Thứ Bảy, 6 Tháng Mười Một tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt với chủ đề “Cung Ðàn Hội Ngộ.” Bốn đoàn văn nghệ gồm đoàn Tre Việt đến từ Toronto, Canada, đoàn Hướng Việt ở Seattle, Washington, đoàn Tiếng Hoài Hương đến từ Portland, Oregon và đoàn văn nghệ dân tộc Lạc Hồng ở Orange County, Nam California.
Buổi hội ngộ đầy ắp tình văn nghệ, tràn ngập trong giai điệu cùng tiết tấu của nhạc cụ dân tộc, với các làn điệu vọng cổ, ca Huế, ca trù, ngâm thơ, hát xẩm, quan họ, đờn ca tài tử, hòa tấu nhạc cụ cổ truyền. Tất cả chỉ trong 15 tiết mục, một buổi tiệc tinh thần về âm nhạc đã cống hiến khán thính giả hết mình, hấp dẫn người nghe từ đầu đến cuối chương trình, và khán phòng không còn chỗ trống.
Hai MC Lê Ðình Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng xuất sắc trong phần dẫn chương trình, với những giới thiệu về đặc tính và giai điệu của từng loại nhạc cụ, qua sự biến tấu ở ba miền đất nước Việt Nam, đến sự sắp đặt và dàn dựng thật công phu cho đêm diễn.
Mở đầu chương trình là nhạc phẩm “Chiều Trên Cao Nguyên” sáng tác của Giáo Sư Nguyễn Châu, do đoàn văn nghệ dân tộc Lạc Hồng hòa tấu đàn tranh cùng với dàn trống đệm.
Kế tiếp là ban hòa tấu và hợp ca thiếu nhi Lạc Hồng với nhạc phẩm “Ơn Nghĩa Sinh Thành” sáng tác Dương Thiệu Tước.

gala-cung-dan-hoi-ngo-1

Ðể khai mạc, Giáo Sư Nguyễn Thị Mai, đồng sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị Hội Phát Triển Nghệ Thuật Truyền Thống Việt Nam, cũng là cánh chim đầu đàn của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng phát biểu: “Sau năm 1975, các nhạc sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn lưu lạc khắp nơi trên thế giới, và nơi nào các bạn, các em định cư cũng tổ chức các lớp dạy ca nhạc cổ truyền Việt Nam và thành lập các nhóm nhỏ để trình diễn cho địa phương của mình. Theo tinh thần đạo đức trong nhạc cổ truyền đã được các thầy xưa dạy dỗ, học chung một thầy như con chung một cha. Với tình cốt nhục đó, chúng tôi gặp nhau trong cung đàn hội ngộ đêm nay.”
Tiếp nối chương trình là ban nhạc khách mời đầu tiên, ban Tiếng Hoài Hương đến từ Portland, Oregan do Giáo Sư Thu Hương sáng lập năm 2003. Cô Thu Hương cũng là một học trò môn đàn tranh của Giáo Sư Nguyễn Thị Mai từ trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn trước 1975.
Tiết mục được giới thiệu, Hát Xẩm là một loại “hát kể chuyện,” nghề hát rong, hát dạo dân gian, có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc Bộ và câu chuyện luôn là một kết thúc có hậu. Trong những năm đầu thế kỷ 20, nhiều người hát xẩm trên tàu điện Hà Nội thường sử dụng thơ lồng vào điệu hát xẩm, và bài thơ nổi tiếng “Chân Quê” của thi sĩ Nguyễn Bính, do Ngọc Hiếu trình bày cùng với David Dahl đàn nhị, Ngô Hiếu đàn bầu, Ngô Hợp (trống) và Thu Hương (phách), trình bày qua điệu Xẩm Tàu Ðiện và Xẩm Chợ, nhận được tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt.
Ðặc biệt trong trích đoạn “Cung Ðàn Nước Mắt” điệu Phi Vân Ðiệp Khúc do bé Quỳnh Lê 6 tuổi và ca sĩ Trần Ðình trong vai ông nội, nhạc cải lương với David Dahl đàn bầu, Thu Hương và Kim Trang đàn tranh.
Bé Út Lượm đi hát dạo với ông nội để kiếm sống, đoạn chánh trong vở tuồng của soạn giả Huỳnh Anh, nói lên tâm sự của người nghệ sĩ, trong đời sống khó khăn, tuy vất vả nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi nghiệp dĩ của mình để có một đời sống tinh thần phóng khoáng phong phú hơn.
Kế tiếp là ban Hướng Việt đến từ Seattle, Washington do Bác Sĩ Việt Hải chủ xướng, bắt đầu hoạt động từ năm 2001 như là một tổ chức văn hóa bất vụ lợi, thường xuyên tham gia các sinh hoạt cộng đồng, trình diễn tại nhiều quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Úc và Pháp.
gala-cung-dan-hoi-ngo-2

Ðoàn Tre Việt với “Trống Quân.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Với 2 nhạc phẩm, “Lý Ðất Giồng,” một bản dân ca dễ thương của miền Nam, lời mới do nhạc sĩ Việt Hải và Thanh Hiệp cùng viết, nhạc sĩ Kim Uyên soạn hòa tấu đàn tranh, riêng tặng cho Việt Hải và ban Hướng Việt. Và nhạc phẩm thứ hai được trình bày, “Mưa Trên Phố Huế” thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, nhạc Minh Kỳ do ban Hướng Việt trình bày, với phần trình diễn, có bộ gõ bằng đũa độc đáo.
“Mừng Hội Hoa Xuân,” “Hoa Thơm Bướm Lượn,” dân ca miền Bắc, mang tiết tấu vui nhộn nhịp của lễ hội ngày Xuân, qua âm điệu réo rắt của làng nghề quan họ Bắc Ninh.
Phần hòa tấu của dàn nhạc thiếu niên Lạc Hồng trong nhạc phẩm “Cung Ðàn Ðất Nước,” sáng tác Xuân Khải với Kody Trần (đàn bầu).
Tiếp nối chương trình, Ðoàn Tre Việt đến từ Toronto, Canada do nghệ sĩ Kim Uyên thành lập ở Việt Nam từ 1983, đoàn đã tham gia biểu diễn thiện nguyện trong các chương trình sinh hoạt của các câu lạc bộ lúc bấy giờ. Ðến năm 1993, tại Canada với sự giảng dạy của Giáo Sư Kim Uyên và điều hành của nghệ sĩ Diệu Trinh, đã chính thức hoạt động cho đến nay.
Mục tiêu của đoàn Tre Việt là học hỏi trau dồi thêm những nét độc đáo của âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và tham gia biểu diễn khắp nơi, từ cộng đồng Việt cho đến sinh hoạt của các sắc dân khác tại Canada và khắp nơi trên thế giới.
Tre Việt cống hiến màn hòa tấu những bản dân ca Lý Hoài Xuân, Tình Tang, Bình Bán Vắn và Trống Quân, mang nhiều thể điệu khác nhau, nhất là Kim Uyên trình bày các thể điệu từ Ngũ Ðối Hạ, nhạc lễ bước sang hơi Ai, cho đến ngâm thơ Huế bài “Ðây Thôn Vĩ Dạ,” thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt là Kim Uyên hát bài “Vấn Vương Ca Trù” do chính cô sáng tác, cảm hứng từ 2 câu thơ của Dương Khuê: “Hồng hồng tuyết tuyết. Mới ngày nào còn chữa biết cái chi chi.”
Cô cho biết đây cũng chính là tâm sự của cô khi theo học đàn tranh từ 6 tuổi, càng học càng thấm nét tinh túy của âm nhạc cổ truyền Việt Nam, cô càng nỗ lực đem tất cả tinh hoa của âm nhạc nước nhà truyền bá cho thế hệ sau.
Một tiết mục đặc sắc nữa là phần Kim Uyên song tấu với Giáo Sư Nguyễn Châu qua bài Ngũ Ðối Hạ sang Ai. Và màn biểu diễn hùng hậu nhất là bài “Trống Quân,” dân ca miền Bắc, với phần trình diễn của Kim Uyên và dàn nhạc.
gala-cung-dan-hoi-ngo-3Ba bài đoàn Tre Việt diễn tấu gồm 2 bài đầu “Lý Hoài Xuân” và “Lý Tình Tang,” dân ca miền Trung, bài Bình Bán Vắn, một trong 7 bài nhạc lễ miền Nam, cuối cùng là bài “Trống Quân” nhạc miền Bắc.
Phần biểu diễn của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lac Hồng thật hùng hậu tiếp theo bằng hòa tấu và hợp ca “Hát Chèo Thuyền” và “Tiếng Dân Chài” sáng tác Phạm Ðình Chương qua 2 giọng lĩnh xướng Ngọc Quỳnh và Nghiêm Quang Toản.“Tây Thi Quảng” do Uyên Nhung biến thể với sự phụ họa của ban đờn ca tài tử Lạc Hồng.Các nhạc sĩ thiếu niên Lạc Hồng gồm Kody Trần, Kayla Trần, Thảo Mi và Âu Cơ trong bài dân ca quan họ “Người Ơi Người Ở Ðừng Về.”
Ðến phần phối hợp của 2 đoàn Tre Việt và Tiếng Hoài Hương trong ca Huế “Tứ Ðại Cảnh” qua tiếng hát Ngọc Hiếu, Kim Uyên đàn nguyệt, Diệu Trinh và Thu Hương đàn tranh, đàn bầu Devid Dahl, một người Mỹ yêu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Minh Châu độc tấu đàn tranh bài “Mênh Mông,” sáng tác Hoàng Cơ Thụy.
Tiết mục cuối, gồm 4 đoàn Tre Việt, Hướng Việt, Tiếng Hoài Hương và Lạc Hồng cùng trình diễn bài Xàng Xê 8 câu qua Duyên Kỳ Ngộ, để kết thúc chương trình “Cung Ðàn Hội Ngộ.”
Nói với Người Việt, Giáo Sư Nguyễn Thị Mai, cánh chim đầu đàn của Ðoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng cho biết tất cả những nỗ lực của nhiều giáo sư giảng dạy bộ môn âm nhạc cổ truyền tại hải ngoại đều có mục đích duy nhất là làm sao bảo tồn và quảng bá được nét đẹp, tinh túy của nhạc truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp tục phát triển cho phong phú hơn mà vẫn dung hòa theo cảm âm của giới thưởng ngoạn, nhất là cho giới trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc.
Giáo Sư Mai cũng cho biết, đại hội Âm Nhạc Truyền Thống được tổ chức 2 năm một lần. Lần thứ nhất, năm 2011 tại Toronto, Canada. Lần thứ 2, năm 2013 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Lần thứ 3, năm 2017 sẽ là Paris, Pháp và lần thứ 4, năm 2019 hội ngộ tại Little Saigon, quận Cam, Nam California.
Name : Van Lan-ARPS Photographer email: vanlanfoto@yahoo.com
Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur ‘Cung Ðàn Hội Ngộ’ sôi động với âm nhạc dân tộc trên sân khấu Little Saigon

AGENDA PHUONG CA 2016

-12/01/2016 Centre culturelle Taverny
Le Bestiaire Bavard au Centre Culturel de Taverny. 2 séance à 10h et 16h
Bestiaire Bavard ở Taverny với Isabelle và Phương Oanh
isabelle-po
-07/02/2016,
Paris Giao thừa Tết Bính Thân tại giáo xứ VN tại Paris.
Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique de Paris
-13-14/02/2016,
Lille Paroles de Dragon à Marq-en-Baroeul, Lille với Isabelle và Phương Oanh.
Paroles de Dragon à Marq-en-Baroeul, Lille avec Isabelle GENLIS et Phương Oanh.
-19/02/2016,
Paris Phượng Ca Diderot vui xuân với phân khoa tiếng Việt.
Fête du Têt avec Phuong Ca DIDEROT (Département Langues Universitéde Paris Diderot)
favic-st-honorin3
Ngày hội đoàn tại  gymnase Taverny
favic-st-honorin4
:ado Lagoutte và Phương Oanh với Berseuse du soleil levant
mado-lagoutte-13
Ra mắt tập thơ của Beatrice Rossi tại Paris 5eme
beatrice-3
Mỹ Ly và ban nhạc Hải Triều Âm
gala-giup-giao-xu-nhan-tho-myly
-21/02/2016,
Ermont Cộng đoàn giáo xứ Việt Nam Ermont mừng tết.
Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique d’Ermont

2016-02-21-ermont-42016-02-21-ermont-18

 

2016-02-21-ermont-al-d-4

-28/02/2016,
Clermont Ferrant Cộng đoàn Clermont Ferrand vui xuân gây quỹ cho trẻ mồ côi.
Fête du Nouvel an vietnamien à la Mission Catholique de Clérmont Ferrant.
2016 09 03,
Taverny Gala Sơn Nguyên, gây quỹ tình thương tại hội trường tỉnh Taverny giúp cho Trẻ em mồ côi do Mỹ Ly, Du Ca và Phượng Ca tổ chức.
Gala de bienfaisance , Salle des Fêtes de Taverny
gala-son-nguyen
2016 03 06 , Taverny Ngày Phụ Nữ tại tỉnh Taverny.
Journée de la femme à Taverny.
Informations http://www.taverny.fr
Journée de la femme
-08/03/2016, Taverny
Concert pour la Maison de Retraite de Taverny
nha-gia-nohain-5
 -12/03/2016, Noyant
Trình diễn cho tỉnh Noyant.
Concert pour la communauté vietnamienne de Noyant
 persan-affiche
-13/03/2016, Mission Catholique de Paris
Diễn nguyện Thánh ca tại giáo xứ VN tại Paris 17.
Rencontre des communautés catholiques vietnamiennes
-19/03/2016,Genève
Nguời Việt tại Genève mừng xuân.
Fête du Têt Genève avec la communauté vietnamienne de Genève
-09/04/2016,Roissy-en-Brie
Berceuse du Soleil Levant avec Mado Lagoutte et Phương Oanh.
-23/04/2016,Pont-Sainte-Maxence
Berceuse du Soleil Levant avec Mado Lagoutte etPhương Oanh.
Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur AGENDA PHUONG CA 2016

Nhập học và sinh hoạt của Phượng Ca 2016-2017

Bắt đầu năm học mới, Phượng Ca trở lại nhịp sống của hội đoàn tại Pháp với các hoạt động như sau:

2016 09 02 Lớp đàn tranh nhạc viện tỉnh Sevran tưụ trường

2016 09 01 Phượng Ca Lognes nhập học.

2016 09 03 Gala humanitaire giúp cho giáo xứ Sơn Nguyên

2016 09 08 Lớp đàn tranh nhạc viện tỉnh Antony tưụ trường

2016 09 09 Phượng Ca Taverny nhập học.

2016 09 09 Thành phố Taverny tố chức gặp mặt các hội đoàn trước ngày Forum tại sân khấu trung tâm văn hoá tỉnh.

2016 09 10 Phượng Ca Paris nhập học

2016 09 10 Ngày hội đoàn tỉnh Taverny.

2016 09 15 Phượng Ca Oslo nhập học

2016 09 16 Thánh lễ tại Nhà thờ Notre Dame d́Ascention de Taverny dưới sự chủ toạ của Đức Tổng giám mục địa phận Pontoise

2016 10 16 Thánh lễ cộng đồng công giáo Việt Nam tại nhà nguyện tỉnh Ermont.

2016 10 30 Buối văn nghệ tại chùa Khánh Anh Evry gây quỹ cho chùa với Mỹ Ly, Phương Oanh và các thân hữu đóng góp.

2016 11 12 Gala Humanitaire gây quỹ giúp trẻ em xứ Ouganda sửa chữa mái trường học.

2016 11 22 Thánh lễ tại Nhà thờ Notre Dame d́Ascention de Taverny.

2016 12 18 Chùa Khánh Anh gây quỹ Cứu trợ nạn lụt miền Trung.

2016 12 17 Qudition mừng Giáng Sinh của nhạc sinh Phượng Ca tại Paris 13.

2017 01 22 Bữa cơm thân hữu tại Giáo Xứ Việt Nam

2017 02 03 Phương Oanh trình diễn với Isqbelle Genlis ở trung tâm văn hoá tỉnh Tverny cho trẻ em.

2017 02 25 Gala humanitaire giúp nhà thờ tỉnh Nam định do Giang Minh Đức tổ chức.

2017 03 05 Ngày phụ nữ thế giới tại tỉnh Tverny.

 

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Nhập học và sinh hoạt của Phượng Ca 2016-2017

Hình ảnh Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tai Toronto, Seattle, Sydney vàNelbourne

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần IV diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp, được tổ chức bởi trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Cũng như các lần Đại Hội trước, mục đích của Đại Hội lần IV là:
► trau giồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống
► kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới    ► phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam

Image en ligne
                                                                                                http://dhanttvn.net/
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB CỦA ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Kim Uyên khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và được tổ chức cứ mỗi hai năm một lần luân phiên khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của đất nước.
Đại Hội lần thứ I đã diễn ra vào năm 2011 tại Mississauga, Toronto, Canada; lần thứ II vào năm 2013 tại Seattle, Washington, USA và lần thứ III vào năm 2015 tại Bank town (Sydney) và Victoria (Melbourne), Australia. Đại Hội lần thứ IV sẽ được tổ chức vào năm 2017 tại Paris, France. Qua 3 lần tổ chức, Đại Hội đã thu hút được sự tham gia, cộng tác của các giáo sư và các nhóm nhạc hiện đang hoạt động khắp nơi trên thế giới, để cùng góp sức và chung tay giữ gìn phát triển Đại hội.
 
 
Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc
Lý Diệu Sang và Phương Oanh thân mời
 
       //www.phuongoanh.net/
Xin phép được lấy hình ảnh của các anh PhạmVăn Hải, Nguyễn Đa, Việt Hải để giới thiệu Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam sẻ được tổ chức tại Paris tháng 7 năm 2017.
Phương Oanh.
Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Hình ảnh Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tai Toronto, Seattle, Sydney vàNelbourne

Nguyễn Đức Quang, một người bạn thân của Phượng Ca.

Những năm 1964 – 1974, Phong trào Du Ca hoạt động ở miền Nam, khi nói tới Du Ca, thì luôn luôn nhắc đến Phượng Ca.

Hoạt động của hai hội đoàn luôn hổ trợ cho nhau, vì Du Ca là phong trào thanh niên lành mạnh phụng sự xã hội. Phượng Ca là hội đoàn đặt vấn đề bảo tồn, duy trì và phổ biến âm nhạc dân tộc đến học sinh sinh viên trong nước.

Tôi được biết ban Trầm Ca của viện đại học Thụ Nhân -Dalạt khi đi trình diẽn với nḥac sỉ Phạm Duy đến các đại học những năm 1964-1965.

Trên đường sinh hoạt, rong rủi khắp đó đây với tay đàn, tay cuốc, Du Ca đã đem đến cho người dân nghèo khó phần nào mái nhà lành lặn, con đường sạch sẽ không bị lầy lội , khó khăn….

Thời gian trôi qua, phút chốc cũng hơn nửa đời người. Nhớ bạn hiền giờ đây đã thênh thang ở thế giới xa xăm. Để lên đây bài viết của Hoàng Kim Châu ;à tôi được đòc như một nén hương lòng cho bạn thân.

ndq

            Bên giòng sông Đà, dưới chân núi Tản, đất Sơn Tây, Cụ Nguyễn Đức Trung đặt một cái tên rất bình thường cho cậu con trai áp út của mình là Nguyễn Đức Quang. Lúc nhỏ Quang đã phải theo chân bố mẹ đi nhiều nơi vì bố của Quang là một giáo chức. Có lần Quang theo cha đến tận vùng gần biên giới Việt Hoa lạnh lẽo.Trước hiệp định đình chiến Genève 1954 ba tháng, Quang theo bố mẹ vào Sàigòn với đứa em út Nguyễn Đức Vinh, bỏ lại người anh cả và ba người chị. Bốn năm sau Quang lại lẽo đẽo lên đường theo bố ra tận Côn Đảo. Cuộc đời giáo chức của Cụ Nguyễn Đức Trung luôn di chuyển đây đó cũng là chuyện bình thường nhưng đối với việc học hành của Quang thì gặp trở ngại vì ngoài Côn Đảo lúc đó chưa có trường trung học. Vì vậy mà cậu con trai đất Sơn Tây có cơ hội lang thang dong chơi trên đảo là một địa danh lịch sử đầy máu và nước mắt. Năm 1959 Cụ Nguyễn Đức Trung đổi về Đalạt. Từ đó Quang được đi học tiếp những năm trung học rồi lên đại học.

            Đến Đàlạt Quang bắt đầu tham gia sinh hoạt Hướng Đạo ở thiếu đoàn Lê Lợi để thỏa mãn khát khao mạo hiểm của mình trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất xưa Hoàng Triều Cương Thổ. Đêm trại đầu tiên trong cuộc đời Hứớng Đạo ở chốn rừng sâu Lâm Viên có thác đổ, có suối róc rách, bên ánh lửa bập bùng dưới lớp sương mù lạnh giá, các Hướng Đạo Sinh cùng đơn vị với Quang vô cùng thích thú khi nghe Quang dùng chiếc harmonica nhỏ biểu diễn nhiều bản nhạc vui tươi lành mạnh. Quang là một Hướng Đạo Sinh đã thể hiện được tài lãnh đạo của mình với các bạn đồng tuổi nên từ một đội sinh, đội phó rồi đội trưởng của  đội Voi, Quang đã trở thành một “Đội Trưởng Nhất” phụ tá cho các Trưởng để điều khiển Đoàn. Quang là một Hướng Đạo Sinh giỏi, đạt được đẳng hiệu “Hướng Đạo Hạng Nhất” mà rất ít Hướng Đạo Sinh thời đó đạt được.Với óc mạo hiểm và tính gan dạ, một lần Quang đã làm cho các Trưởng Hứớng Đạo Lâm Viên cùng các nhân viên của Ty Cảnh Sát và An Ninh Quân Đội được huy động để lùng sục cả đêm trong các khu rừng rậm quanh Đàlạt tìm kiếm các Hướng Đạo Sinh do Quang đưa đi trại bị thất lạc (1).

            Năm hai mươi tuổi, Quang là một huynh trưởng dìu dắt các em sói con Bầy Ngàn Thông với ước vọng hướng dẫn cho đàn em trở thành những công dân tôt biết phục vụ và cống hiến cho tha nhân. Bạn của Quang hầu hết là những Hướng Đạo Sinh, học cùng trường nên ngoài những sinh hoạt Hướng Đạo, họ thường gặp nhau để vui chơi ca hát, du ngoạn và tham gia các cuộc cứu trợ bão lụt thường xảy ra tại Miền Trung Việt Nam. Cũng trong thời gian này Quang có một người bạn gái đang sinh hoạt bên Nữ Hướng Đạo. Hai người yêu nhau tha thiết mà bạn bè ở Đàlạt không ai mà không biết. Nhưng cuộc tình bỗng dưng tan vỡ! Lý do? Làm sao lý giải được chuyện tình yêu!      Đàlạt đã trở nên một thành phố quá nhỏ dưới con mắt của Quang khi Quang bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Chiến tranh gây nhiều thảm cảnh đã đánh động tâm thức của Quang và một số bạn bè thân thiết khiến họ cùng nhau đi tìm con đường “Khai Phá”(2) và thực hiện ước vọng phục vụ tha nhân. Nhóm anh em này thường rời Đàlạt để đi “giang hồ”. Nơi họ lựa chọn là thủ đô Sàigòn, ở đó có nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều thành phần thanh niên – sinh viên – học sinh cùng nhiều sinh họat phong phú và sinh động hơn Đàlạt – “Thành Phố Êm Đềm” 

                                                    du-ca
Hoàng Kim Châu, Nguyễn Đức Quang m Trần Trọng Thảo, Hoàng Thái Lĩnh, Nguyễn Quốc Văn và Phương Oanh.

  Quang là “Chim Đầu Đàn” kéo anh em về Sàgòn sinh hoạt làm quen với một số đàn anh trong lãnh vực họat động thanh niên mà cần phải kể đến các anh Hoàng Ngọc Tuệ, Trần Văn Ngô, Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quý Toàn, Hồ Ngọc Nhuận, Hà Tường Cát, Trần Đại Lộc, Lê Đình Điểu… đang thực hiện các chương trình Công Tác Hè và CPS (3). Nhóm của Quang nhận nhận thực hiện các trại Suối Thông 1 và 2 để dựng nhà cho đồng bào Thượng ở Tuyên Đức, tham gia trại Thạnh Lộc Thôn ở Bình Dương, trại Cam Lộ ngoài Quảng Trị và các chương trình xây trường xây nhà tại Quận 8… Ngoài việc đổ mồ hôi để làm việc, nhóm do Quang hướng dẫn đã dùng lời ca tiếng hát lành mạnh như các bài dân ca, các bài ca nhận thức, trò chơi, lửa trại để dấy lên không khí vui sống và làm việc cho mọi người. Thời gian đó nhóm lấy tên là Ban Trầm Ca rất được các bạn trẻ khắp nơi mến mộ. Được các đàn anh khuyến khích và giúp đỡ phương tiện, Trầm Ca đem tiếng hát hay đúng hơn là “Tiếng Nói” của mình đến với mọi tầng lớp quần chúng, đặc biệt là giới Thanh Thiếu Niên. Nhóm cũng được giúp đỡ và tạo điều kiện để mở được 8 khóa huấn luyện “Thanh Ca Tác Động” khắp bốn vùng chiến thuật ở Huế, Đàlạt, Sàigòn, Vĩnh Long mà các thành viên tham dự khóa là những tác nhân họat động rất tích cực cho Phong Trào Du Ca sau này. Nơi nào cần là Trầm Ca có mặt. Chiến tranh càng ngày càng lan tràn, không nơi nào được an toàn nhưng Trầm Ca vẫn “Dấn Thân Lên Đường”. Nhiều lần họ “ăn bờ ngủ bụi” để có mặt khắp nơi , từ các khuôn viên đại học, sân trường trung học, các quân y viện,, quân trường, trại sinh viên học sinh cho đến các trại tù binh CS và trung tâm chiêu hồi…có lúc đến sinh hoạt với những đơn vị sắp sửa hành   quân…

                                         du-ca1                         

Quang là người duy nhất trong nhóm sáng tác, mỗi khi có một bài ca mới thì anh em lại mình trần ngồi quanh trong garage của anh Hoàng Ngọc Tuệ để tập hát. Cái garage đầy kỷ niệm này là chỗ ăn chỗ ở chỗ sinh hoạt của nhóm, cũng là chỗ mà bạn bè thân hữu thường đến thăm viếng trò chuyện và đề nghị hoặc rủ rê làm việc này việc nọ. Ngoài anh Tuệ là chủ căn nhà số 114 Sương Nguyệt Anh ở phía trước, người thường ghé thăm và giúp ý kiến cho Trầm Ca cũng là người “quảng cáo không công” và chạy tìm phương tiện cho nhóm là anh Đỗ Ngọc Yến. Anh em Trầm Ca đi đến đâu là anh Yến cũng đi đến đó, cũng nhiều lần “ăn bờ ngủ bụi” và ca hát dọc các quốc lộ chờ thông đường bị đắp mô trên quốc lộ 1 ra Trung, quốc lộ 4 về Miền Tây hay quốc lộ 20 lên Đàlạt. Có lần đang ca hát trong một quân trường gần phi trường Phú Bài ở Huế thì bị ăn pháo, may mà không ai hề hấn gì. Vẫn đi và vẫn hát.

Quang viết nhạc trong garage nóng hầm hập, viết trên đường đi làm công tác xã hội, viết khi ngồi chờ thông đường bị đắp mô, viết ở Suối Thông,Thạnh Lộc Thôn, Cam Lộ, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Vĩnh Long,Vĩnh Bình, Cần Thơ…Quang viết lời các bài ca rất hiện thực về con người và đất nước trong chiến tranh với những “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Chiều Qua Tuy Hòa, Người Anh Vĩnh Bình, Bầu Trời Quê Hương Ta, Đường Việt Nam, Bọn Lái Buôn Khắp Nơi, Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Ruồi Và Kên Kên, Tiếng Rống Đàn Bò…” hòa lẫn tiếng đạn réo, tiếng bom rơi, tiếng la khóc kêu than cùng với máu và nước mắt. Tuy sống trong không khí ngột ngạt như thế nhưng Quang vẫn mang niềm lạc quan và hăng say làm việc và bước tới với “Đoàn Ta Ra Đi, Hy Vọng Đã Vươn Lên, Về Với Mẹ Cha, Đuốc Hồng Tuổi Trẻ, Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát…”. Không dừng ở đó, Quang còn viết nhạc tình với “Cần Nhau, Chỉ Tại Anh, Khôn Hồn Có Cánh Thì Bay, Vì Tôi Là Linh Mục, Bên Kia Sông…”. Sáng tác đầu tay của Quang là bài “Gươm Thiêng Hào Kiệt” cảm tác từ hành động dũng cảm của vị thánh bổn mạng của Phong Trào Hướng Đạo Thế Giới đã xã thân cứu dân lành vô tội. Đó là Thánh George. Khi sinh hoạt trong toán tráng sinh Sóng Việt ở Sàigòn, Quang viết bài “Sóng Việt” để làm bài ca chính thức của Toán và bài “Đoàn Ta Ra Đi” mà sau này làm bài ca chính thức của Phong Trào Du Ca. Sức sáng tác của Quang thật phong phú, Quang sáng tác không biết mệt. Đến đâu cũng có bài hát mới. Quang đã nói thay cho anh em chúng tôi. Quang đích thực là Chim Đầu Đàn của nhóm. Những khóa huấn luyện “Thanh Ca Tác Động” được tiếp tục mở với nhiều bạn trẻ nam nữ tham dự càng ngày càng đông là động cơ thúc đẩy nhóm tiến tới việc thành lập một Phong Trào. Đó là Phong Trào Du Ca chính thức được thành lập sau hai đêm trình diễn của Ban Trầm Ca tại  hai giảng đường lớn của Viện Đại Học Đàlạt là Spellman và Thụ Nhân chung với nhạc sĩ Phạm Duy cùng sự hiện diện của các nhà thơ Đỗ Quý Toàn,  Trần Dạ Từ, Viên Linh, nhà văn  Nhã Ca… và một số người viết báo, làm văn học nghệ thuật từ Sàigòn lên. Bạn bè của Trầm Ca đa số đều là sinh viên phân khoa Chính Trị Kinh Doanh Đàlạt đứng ra tổ chức hai đêm trình diễn này. Một đêm trời giá rét phủ đầy sương có sáu thanh niên và một thiếu nữ mặc bà ba màu đen, mặt căng đầy nhựa sống hát cho cả nghìn người nghe. Dân chúng Đàlạt cũng kéo đến để nghe Trầm Ca hát. Đặc biệt là sự hiện diện của Linh Mục Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập, các giáo sư và nhân viên của viện.                     Công việc ngày càng chồng chất lên mọi người, một mặt lo kiện toàn tổ chức Phong Trào, một mặt tiếp tục đi ca hát sinh hoạt và huấn luyện. Du Ca như một hấp lực lớn cuốn hút sự tham gia của Thanh Thiếu Niên khắp miền trung, cao nguyên và miền tây với những “Con Sáo Huế, Áo Nâu, Lòng Mẹ, Trùng Dương, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Hậu, Hồ Gươm, Áo Xanh, Giao Chỉ, Đà Nẵng, Kiên Giang, Biên Hòa, Mùa Xuân, Phù Sa, Đồng Vọng…” (4).

            Các nhạc sĩ sáng tác đến với Phong Trào ngày càng đông vui. Kèm theo đó cũng có những tác động níu kéo từ bên ngoài. Nhưng vì lý tưởng theo đuổi, Quang và anh em không nao núng, đã giữ cho Phong Trào tính cách trong sáng và thực hiện đúng chủ trương đề ra. Nhờ quan tâm đến việc đào tạo nhân sự nên khi lớp Du Ca tiền phong rời Phong Trào vào quân ngũ hoặc làm việc nơi xa thì đã có đàn em tiếp nối.

            Có thể nói Du Ca là một Phong Trào tự phát mà khởi thủy là do nhu cầu thưởng ngoạn tự nhiên của đám đông được lựa chọn và có ý thức, nhất là của những người Trẻ Việt Nam. Khi cuộc chiến càng ngày càng leo thang thì lý tưởng chỉ là thứ chữ nghĩa phù phiếm được tung hê bởi các phe nhóm được mạ bằng vàng giả, ngụy trang thành những ý thức hệ xanh đỏ mà Tuổi Trẻ Việt Nam không có tiếng nói. Trong lòng Tuổi Trẻ Việt Nam chất chứa u uất, phẩn nộ lẫn đắng cay. Du Ca đã là lối thoát cho họ. Họ banh áo ngực ra để hát. Họ phát biểu bằng những lời ca của Quang. Quang là người đã đưa họ ra sân đất nóng cháy ở các công trường để cùng nói cùng hát. Họ cười tươi và xắn tay áo lao vào công việc chứ không còn ngồi thở dài nguyền rủa bóng tối. Quang và anh em trong nhóm đôi khi ngồi nhớ lại, không khỏi ngạc nhiên về việc làm của mình. Quang rất tự hào về công cuộc mình đã làm.

            Đường còn dài. Còn nhiều việc phải thực hiện. Bao nhiêu ước vọng còn trước mặt. Nhưng rồi số phận của những cánh chim Du Ca hòa cùng số phận của cả dân tộc. Chim lìa đàn xa tổ. Bóng tối vây quanh. Miệng không được nói. Môi không còn cười. Tiếng hát im bặt như cổ máy bỗng dưng ngưng chạy. Tức tửi, tan hoang và đổ vỡ! Người lên rừng sâu, kẻ xuống biển thẳm. Quang cũng không ngoại lệ!

            Sau những ngày tù tội và thấy được mặt trái của những khẩu hiệu, con đường sống vẫn thôi thúc nên Quang ra khơi vượt sóng để được làm người, được nói và được hát. Có một điều mà trước đó Quang chưa nhận ra khi nhất định phải “xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương…xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang khó khăn…xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa ấm êm”. (5)

            Sau này, có lẽ Quang cũng nhận thức được những gì đã xảy ra trong gần nửa thế kỷ qua trên một “quê hương khó thương”, một “quê hương khó khăn”, và một “quê hương chưa ấm êm” nên Quang chọn cho mình một nơi – không phải là quê hương – để có ít ra là – một chút dễ thương, một chút thoải mái và một chút ấm êm

            Những bài ca của Quang đã trở thành tài sản chung của nhiều người. Có dịp là họ họ hát – hát say sưa và nhiệt tình trong hội trường, ngoài công viên, bên lửa trại bập bùng khắp cõi trời Âu Úc Mỹ. Còn Quang thì vẫn mang đàn đi hát và sáng tác – hát với tất cả trái tim Việt Nam ngày nào. Đến đâu Quang cũng được chào đón như một sứ giả của lòng nhiệt thành và hăng say của thế hệ Thanh Niên Việt Nam đã có cơ hội làm chứng nhân của một thời kỳ lịch sử mà Quang đã cất lên được “Tiếng Hát Tự Do” (6)

             Hành trình Du Ca “Sáng Tác – Đi – Hát” của Quang quả thật là một sự kiện phi thường trong dòng lịch sử nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

            Là một Hướng Đạo Sinh, là một Huynh Trưởng, giờ đây Quang là người “Đã Đến”- “Đã An Nghỉ”. Cầu chúc Quang được sớm vãng sanh Tịnh Độ, nơi đó Quang sẽ gặp người vợ thân yêu đã cùng nhau chia sẻ hạnh phúc cùng khổ đau và Quang sẽ chỉ hát những bài ca trữ tình cho một  thính giả, đó là vợ của Quang – chị  Minh Thông.

                                                         

            Hoàng Kim Châu 

Ban Trầm Ca

  • 13 trại sinh (Nội san Nguyễn Trãi)
  • Tên tập nhạc của NĐQ
  • Chương trình Phát Triển Sinh Họat Học Đường
  • Tên những Toán Du Ca
  • Bài “Xin chọn nơi này làm quê hương” – NĐQ
  • Bài “Tiếng Hát Tự Do”- NĐQ

 

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Nguyễn Đức Quang, một người bạn thân của Phượng Ca.

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Paris từ 20-22/07/2017

dh-logo-dh-tt-paris

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Kim Uyên sáng lập tổ chức 2 năm một lần.

  • Lần thứ 1 tại Toronto
  • Lần thứ 2 tại Seattle
  • Lần thứ 3 tại Sydney
  • Lần thứ 4 tại Paris.

2016-dh-an-tt-vn-ky-4Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc và Phương Oanh rất hân hạnh được đón tiếp các bạn yêu âm nhạc cổ truyền từ các nơi đến tham dự.

Mục đích để chúng ta ngồi lại với nhaum trao đổi và góp ý cho nhau để làm thế nào có thể gìn giữ và phát huy âm nhạc dân tộc đến mọi người ở khắp nơi trên thế giới.

 

Phương Ca http ://www.phuongca.org

Phương Oanh http://www.phuongoanh.net

 

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Paris từ 20-22/07/2017

Kỹ niệm ngày gặp nhạc sĩ Đức Thành tại Paris.

toronto
                            Đức Thành đã đến Paris với Phượng Ca.

Chúng ta sẽ gặp nhạc sĩ trong hai chương trình:
– Khoá học đàn bầu tại trụ sỡ Phượng Ca số 53, rue Nationale 75013 Paris
– Buổi gặp gỡ với nhạc sĩ tại Trung Tâm Paris Pour Tous số 32, rue Javelot
75013 Paris
, (phiá sau Tours ANVERS) trước trung tâm thương mại Olympiades
Phượng Ca rất hân hạnh được đón tiếp nhạc sĩ tài ba đến từ Toronto và sẽ được nghe nhạc sĩ nói chuyện về cây đàn bầu, về những kỹ thuật xử dụng khi diễn tấu và nhất là sẽ được nhìn tận mặt, nghe tận tai người nhạc sĩ biểu diễn.
toronto-2
Tôi được biết Đức Thành cách đây hơn 30 năm qua một cuốn vidéo do một người bạn cho xem, lúc đó Đức Thành còn rất trẻ, khi anh vừa vô tới Saigon, thời gian qua, những lúc gặp nhau trong những buổi trình diễn cho Thúy Nga, và được biết anh nhiều hơn khi sang tham dự Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống do Kim Uyên đề xướng năm 2011 vừa qua, tôi mới biết và quý mến Đức Thành nhiều hơn.toronto-1

Đôi lời giới thiệu Đức Thành với các bạn cũng bằng thừa, vì các bạn biết rõ Đức Thành hơn tôi, phải không?

Xin mời các bạn đến dự buổi nói chuyện của nhạc sĩ Đức Thành lúc 17giờ tại Trung Tâm Văn Hoá Xã Hội Paris Pour Tous, chiều thứ bảy 23/06/2012.

Xin liên lạc qua :
điện thoại 01 39 95 28 53
e-mail info@phuongca.org
toronto-3
Phương Oanh
22 tháng 6 2012

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Kỹ niệm ngày gặp nhạc sĩ Đức Thành tại Paris.

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ 4 tại Paris 20-22/7/2017

dh-logo-dh-tt-paris 2016-dh-an-tt-vn-ky-4    Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần IV diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp, được tổ chức bởi trường Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Cũng như các lần Đại Hội trước, mục đích của Đại Hội lần IV là:
► trau giồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về âm nhạc truyền thống
► kết chặt tình thân giữa các tổ chức, các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới
► phổ biến, duy trì và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam

The 4th Vietnamese Traditional Music Festival will be hosted by the music school Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc in Paris, France from July 20 to 22, 2017.
The goals of the Vietnamese Traditional Music Festivals consist of:
► sharing and exchanging experiences in teaching, performance and study of Vietnamese traditional music
► strengthening bonds among Vietnamese traditional music groups worldwide
► preserving and promoting the Vietnamese traditional music to different corners of the world

Le 4ème Festival de la Musique Traditionnelle Vietnamienne sera organisé par l’école de musique Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc à Paris du 20 au 22 Juillet, 2017.
Nos objectifs sont :
► partager et échanger nos expériences dans le domaine de la didactique et de la performance
► renforcer les liens entre les groupes de musique à travers le monde
► préserver et promouvoir ce patrimoine aux quatre coins du monde.

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ 4 tại Paris 20-22/7/2017

Gala humanitaire pour aider les enfants du village Ouganda

Buổi hoà nhạc gây quỷ giúp trẻ em làng Munaba xứ Ouganda có được lớp học không bị mưa nắng chiếu cố.

                                  gala-ouganda

Thứ bảy 12/11/2016, chương trình cùng ca cùng hát để gây quỷ giúp trẻ em xứ Ouganda do Phương Oanh, Mỹ Ly, Thu Hồng  tổ chức.

 

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Gala humanitaire pour aider les enfants du village Ouganda

Nhập học niên khoá 2014-2015

 

04/01/2015 : đi đàn thánh lễ với cha Jean Philippe và Gilbert ở Goussanville và Arnouville. Thánh lễ Portuguese đầu, kế tiếp thánh lễ cho người Haitti tại Pháp kỹ niệm 10 năm sóng thần đã cuốn trôi  hơn 500 ngàn người dân.

18/01/2015 : Đàn thánh lễ với ca đoàn nhà thờ tỉnh Taverny.

24/01/2015 : Thứ bảy 24 /1/2015  lúc 20h, centre Mandapa Paris, Festival d’hiver, KIM VAN KIỀU với Isabelle Genlis và Phương Oanh.

24/01/2015 : Khai mạc  Rencontre Artistique de Conservatoire tỉnh Sevran.

30/01/2015 : Lớp đàn tranh tại Oslo từ 30/01 đến 3/02/ 2015

12/02/2015 : Tết Cao Niên tại giáo xứ Việt Nam ở Paris quận 17.

14/02/2015 : Phượng Ca trình diễn với  hội Nam Giao ỏ Bruxelles.

15/02/2015 : Thánh lễ với cộng đoàn tỉnh Ermont.

18/02/2015 : Trình diển đón giao thừa tại chùa Khuông Việt với Isabelle Genlis và Phương Oanh.

21/02/2015. Mùng 3 tết – Đi thăm các em trẻ Việt Nam ở trại tỵ nạn Calais.

08/03/2015 Buổi sáng Mừng xuân ở tỉnh Poissy vỏi Isabelle và Phương Oanh qua câu chuyện cổ tích Lạc Long Quân và Âu Cơ.

08/03/2015 : Buổi chiều Phượng Ca tổ chức NGÀY PHỤ NỮ Journée de la femme de salle de fêtes  de Taverny.

27/03/2015 : Phương Oanh và Isabelle – trình diễn Kiều ở Université Paris DIDEROT.

04/04/2015 : Thánh lễ Pascal ở nhà thờ Notre Dame de Champ Taverny.

05/04/2015 : Thánh lễ Pâques ở nhà thờ Giáo sứ Việt Nam Paris.

12/04/2015 : Thánh lễ mừng Đức Ông Vinh 50 năm linh mục, thượng thọ 80 tuổi.

30/4 – 5/05/2015 :lớp đàn tranh Oslo học với cô giáo Phương Oanh ở Na Uy..

9 /05/2015 : Đàn thánh lễ ỏ Notre Dame de Ascension de Taverny.

19-20/05/2015:Festival de Boulogne sur Mer, Paroles de Dragon với Isabelle Genlis và Phương Oanh.

23/05/2015 : Giáo xứ VN Paris – Ngày họp mặt các ca đoàn.

30/05/2015 : Phượng Ca trinh diễn cho Việt Quyền Thuật ở Taverny.

06/06/2015 : Isabelle – Bestiaire bavarde festivals  ỏ Boulognes vứi Isabelle và Phương Oanh.

13/06/2016 : Genève Viêt nam 40 năm , trình diễn lúc 18h.

14/06/2015 : Isabelle Pré Catelan – Paris Bestiaire bavardes lúc 16h.

20/06/2015 : Phượng Ca tham dự Carnaval mùa xuân của tỉnh Epinay

21/06/2015 : Isabelle Pré Catelan – Paris Bestiaire bavard.

27/06/2015 : Audition de fin l’année 2015.

28/06/2015:   Isabelle Pré Catelan Paris à 16h.

18/07/2015 :  Master classe de musique chez Vân FOUCHER ở Franconville.

26/07/2015 : Thánh lễ Pardon tại vương cung thánh đường Sainte Anne Dorée  tỉnh Vannes

13- 18/08/2015 : Đại hội Âm nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Sydney Úc châu.

31/08/2015 : Lễ giổ các linh mục nhạc sĩ tại nhà thờ gần Fatima Saigon.

06/09/2015 : Forum des Associations Taverny.

12/09/2015 : gala Humanitaire SHUWA (Thứ bảy 12-09-2015) salle des fêtes Taverny.

13/09/2015 : Thánh lễ tại Chapelle Sainte RITA, 7 rue Gentil Bernard 92260 – Fontenay aux Roses

20/09/2015 : Messe đầu năm học tại nhà thờ  Notre Dame de Ascension Taverny.

03/10/2015 : Lễ giỗ 100 ngày Thầy Trần văn Khê tại thính đường Nhạc viện tỉnh Taverny.

2-3/11/2015 : conférence du musique du monde à Nanterre.

15/11/2015 : nhà thờ  Notre Dame de Ascension Taverny..

18/11/2015 :  Trình diễn Bestiaires bavard ở tỉnh Lille.

24/11/2015 :Lễ thánh tử đạo Việt Nam tại Nhà nguyện Epiphanie, thuộc Hội Thừa Sai Paris (128 rue du Bac, 75007,Paris),

04/12/2015 : Téléthon ngày 4-5/2015, tại trung tâm văn hoá tỉnh Taverny.

11-14/12/2015 : Oslo, thánh lễ các dân tộc tại nhà thờ chính toà  Oslo – Na uy.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Nhập học niên khoá 2014-2015

2015 07 18 Master classe đàn tranh tại Franconville

Nhà Vân FOURCHER ở gần công viên thật lớn, nên Master Class đàn tranh đã lấy nơi này làm địa điểm học. Đầu tiên, phân chia nhóm để tập đàn với cô Ngọc Dung và Vân Anh. Tới giờ cơm thì mọi người được chủ nhà cho ăn thức ăn nướng gồm có thịt gà, thịt heo, tôm, mực nướng than ăn với cơm. Sau bửa ăn, có cà phê sữa đá đặc biệt, món uống mà ai cũng mê . Tiếp tục, lớp học được nghe nói chuyện vềcách luyện tập  hơi thở làm sao cho tốt thân thể. Sau cùng là buổi trình diễn đúc kết khoá học.  Trước khi trời tối, cả nhóm đi dạo trong rừng bên công viên, thơ thẩn bên hồ xe; các con vịt bơi lội tung tăng trong nước.

Mùa hè, trời lâu tối, chúng tôi được một ngày học tập trong không khí vui chơi, nên hấp thụ kỹ thuật không khó khăn như ở trong lớp. Có lẽ trong thiên nhiên, được thoải mái hít thở khí trời, không nghe tiếng xe chạy, không bị gò bó vì phải theo giờ xe lửa, xe métro để về nhà vì chúng tôi có cả một ngày bên nhau.

Phương Oanh.

Photos của Pascal Thái và P.O.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 07 18 Master classe đàn tranh tại Franconville

Nhạc sĩ Viễn Châu

NS Vien Chau

Tìm hiểu về soạn Giả Viễn Châu
Việt Hải , Los Angeles

  

 

Soạn giả Viễn Châu đã tạo ra một gia tài văn hóa đặc thù rất phong phú của hơn 2.000 bài vọng cổ và 70 vở cải lương… Trong đó tôi rất thích bài tình ca vọng cổ « Tình anh bán chiếu », được nghệ sĩ Út Trà Ôn trình bày.

« Hò ơ…
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm.
Công tôi cực lắm, mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu.
Tìm em không gặp… Hò ơ…
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…

1/ Ghe chiếu Cà Mau đã cấm sào trên bờ kinh ngã bảy, sao người con gái năm xưa chẳng thấy ra chào… Cửa vườn cô đã khoá kín tự hôm nào, tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước vắng tanh gió lạnh chiều hôm bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm.

2/ Cô đã đặt đôi chiếu bông bề dài hai thước có lẽ để điểm tô ở chốn loan phòng, hôm nay cô đã quên tôi để cất bước theo chồng. Cô ơi đôi chiếu này tự tay tôi dệt lấy, tôi đã lựa từng cọng lát sợi gai nhưng khi tôi đến nơi thì cô đã rời bỏ quê nhà sang qua xứ khác, tôi đứng trước cổng vườn xưa nỗi buồn man mác, còn đôi chiếu này tôi biết tặng cho ai?…

3/ Nhớ năm ngoái khi ghe vừa tới vàm sông ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn tôi đến tận nhà cô; đưa tôi vào chốn phòng riêng để đo ni chiếc giường gõ đỏ và cô đặt tôi làm đôi chiếu, cô hỏi qua gía cả, tôi trả lời lấy giá rẻ làm quen .Năm hôm sau tôi sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng, sau khi cô đà quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre, cô có biết đâu tôi đã lấy nón lá che ngang để dấu đôi giòng nước mắt vì không muốn bàng quan thiên hạ họ cười tôi là một kẻ si tình.

(nói lối)
Khi hỏi lại xóm riềng tôi mới biết
Cô theo chồng đã được bốn trăng qua.
Mình dám đâu sai hẹn với người ta
Mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác

4/ Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không hồn… nước mắt tuôn rơi như lá rụng trên đường, gió Đông vụt vù thổi mạnh lạnh đất trời lạnh đến cả tâm can.
Người ta đã có đôi rồi
Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung,
Để mình vác cặp chiếu bông
Chờ đợi chi nữa uổng công đợi chờ.

5/ Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng… tôi thấy đời tôi sao lạnh lẽo khôn cùng… còn chi buồn hơn nghề bán chiếu để tô điểm loan phòng cho những gái còn Xuân… đến khi họ cất bước sang ngang lại không một lời hỏi han từ giã đến đôi chiếu bông tôi đã bỏ công ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rã mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoan thuyền.

6/ Ngọn gió Đông ơi đừng thổi nữa lòng tôi lạnh lắm gió Đông ơi. Tôi nhổ sào cho ghé chiếu trôi xuôi lòng nặng trĩu một nỗi sầu tê tái, tôi ngồi yên sau lái đôi mắt vẫn hướng về nẻo cũ vườn xưa. Hỡi ơi con sông Phụng Hiệp chảy ra bảy ngã thì lệ của tôi sao nó cũng lai láng muôn giòng. Có ai biết được tấm lòng của tôi với cô gái mỹ miều trên kinh Ngã Bảy
Sông sâu bên lở bên bồi Tình anh bán chiếu trọn đời không phai. »

Đó là nguyên bài sáu câu tình ca nói lên một chuyện tình buồn. Đại ý của bài vọng cổ này nói lên sự lãng mạn si tình của anh bán chiếu. Khi người con gái đặt mua chiếu, rồi anh bán chiếu đem lòng nhớ thương. Khi ghe đến ngã sông Phụng Hiệp,  nơi chia ra 7 nhánh sông con gọi là Ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn anh đến tận nhà cô, cô đưa anh vào chốn phòng riêng để anh đo ni chiếc giường gõ đỏ và đặt anh làm đôi chiếu. Cô hỏi qua giá cả xong anh trả lời lấy giá rẻ để làm quen. Năm ngày sau khi anh sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng. Sau khi cô đã quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre. Cô biết đâu rằng anh đã lấy nón lá che ngang để che giấu đôi hàng nước mắt chảy dài, và anh không muốn bàng dân thiên hạ chê cười vì anh là gã trai si tình. Yêu một người con gái với trái tim thành thật có xấu không? Rồi si tình người con gái mới quen đến độ sung sướng để hàng lệ rơi có xấu không? Thưa không, nhưng nét đẹp của văn hóa cổ xưa của đất nước chúng ta rất dễ thương vì nhà thơ Xuân Diệu nhớ người tình cũng đã để nước mắt tuôn trào như sau:

« Nằm đêm anh cứ thương em
Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
Thế này cho hết trăm năm
Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em »
(bài « Nằm Đêm Anh Cứ Thương Em », XD)

Nguyễn Bính cũng âu sầu tương tư bóng hình người láng giềng qua giậu mùng tơi, Hàn Mặc Tử nhớ Mai Đình để hàng lệ rơi, những mối  tình xưa trong văn học Việt Nam còn nhiều lắm, và trong đó có « Tình anh bán chiếu » của soạn giả Viễn Châu. Cái đau lòng của anh bán chiếu là khi năm sau anh trở lại chốn xưa thì hỡi ơi cô khách hàng đã theo chồng. Cái đau cho cuộc tình một chiều là ở sự kiện « tan nát tình anh ». Lời ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn làm cho người nghe xót xa cho chàng bán chiếu  đã ươm một mối tình quá oan khiên qua mấy câu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu.

Vậy soạn giả Viễn Châu là ai?

Tôi tham khảo sách « Ngũ Đại Gia của Sân khấu Cải lương » do soạn giả Nguyễn Phương biên soạn, Trường Kỳ phát hành cùng với tài liệu của nhà văn Ba Bé cung cấp như sau:

Huỳnh Trí Bá là tên thật của nhạc sĩ Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu. Vì sinh trưởng trong gia đình có 7 người con, ma ông là thứ 7 nên bạn bè trong xóm gọi tên tục thân thiện là « Bảy Bá ». Ông sinh năm 1924 trong một gia đình gia giáo nho học tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Sự hiểu biết về bài bản cải lương là do ông học lóm chương trình ca cổ nhạc ở các dĩa nhựa và đài phát thanh, ngoài ra, ông được dịp làm quen, học hỏi nhiều về đờn ca với nghệ sĩ ở đoàn hát thời xưa như Văn Võ hí ban, bầu Lúa, bầu Phục, bầu Hùng mỗi khi đến địa phương lưu diễn. Bảy Bá có khiếu viết văn , làm thơ và ham mê âm nhạc, năm ông 15 tuổi ông tỏ ra xuất chúng về môn đàn tranh. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi. Ham vui, ông bỏ nhà lên Sài Gòn tìm đến các ban nhạc lừng danh lúc bấy giờ. Nhờ tài hoa nên ông có mặt trong một dàn nhạc cùng với rất nhiều nhạc sĩ tài danh lúc đó như Jean Tịnh (violon), Bảy Hàm (đàn cò), Hai Biểu (tranh), Chín Hòa (kìm)…, là một ban cổ nhạc có tiếng ở đài phát thanh bấy giờ, đàn cho các danh ca lúc đó như: Cô Năm Cần Thơ, Ngọc Nữ, Ba Vĩnh Long, Tư Bé,… Cái tên Bảy Bá được nổi danh từ lúc đó.

Một kỷ niệm đáng nhớ của nhạc sĩ Bảy Bá trong những năm đầu mới vào nghề là ông thường lui tới những nơi có đờn ca tài tử và quen biết với nhạc sĩ Mười Còn, lúc đó đang đờn cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Bất ngờ, trước chuyến lưu diễn ra Hà Nội, nhạc sĩ đàn tranh của đoàn bị bệnh, ông dược dịp thế chân. Trước khả năng đó nhạc sĩ Mười Còn thuyết phục Bảy Bá theo đoàn đi lưu diễn suốt hai tháng rưỡi… nhưng khi vừa về tới Sài Gòn thì một người anh của ông là Huỳnh Thanh Tòng bắt ông về quê, không cho theo đoàn hát nữa. Sau khi cha mẹ mất, ông rời những thân nhân cùng cuộc đời ruộng rẫy nghèo khổ để bắt đầu cuộc phiêu lưu mới vào phạm trù âm nhạc. Ông quyết định trở lên thủ đô, tại Saigòn thì ông ở trọ nhà một người bạn cũng nghèo. Nghệ sĩ Bảy Bá phải mưu sinh bằng nghề đi đờn đám, như các đám cưới, đám hỏi, liên hoan, sinh nhật…Nhiều khi đi về quá khuya, mà cửa nhà đã đóng then cài thì ông không dám kêu cửa vì sợ phá giấc ngủ của người bạn, nên ông kê cây đờn làm gối ngủ phê một giấc cho tới sáng hôm sau ngay ở ngoài hàng ba nhà trọ. Đó là nỗi đam mê yêu nghệ thuật, và chính nó đã khiến nhạc sĩ Viễn Châu gặp nhiều lận đận, rồi cuộc đời chấp nhận sống lang thang, bụi đời trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Năm 1943, nghệ sĩ Bảy Bá tham gia vào đoàn Việt Kịch Năm Châu và lưu diễn khắp mọi miền đất nước, và được bậc thầy của sân khấu cải lương là ông Năm Châu đã tận tình nâng đỡ về nghề nghiệp. Lúc này thì soạn giả Viễn Châu bắt đầu tập viết tuồng vào những năm cuối cùng của thập niên 40, với vở đầu tay tựa đề Nát Cánh Hoa Rừng, cảm tác từ chuyện đường rừng của nhà văn Khái Hưng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Soạn phẩm này đã thành công trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, mở đường cho những thành công liên tiếp sau đó. Ông đã được nhiều người mến mộ.

Phải nói là trên bước đường nghề nghiệp, Bảy Bá được các nghệ sĩ đàn anh tận tình giúp đỡ, như đã nói trong đó có vợ chồng nghệ sĩ Năm Châu và  Kim Cúc là phần chính. Nhưng với bản thân ông, ông mang một nỗi niềm đam mê dào dạt bộ môn cải lương, một tâm hồn xao xuyến đa cảm và một khả năng sáng tác dồi dào đã đưa ông đến hết thành công này đến thành công khác. Vì trong khoảng thời gian hơn 60 năm mang kiếp nghệ sĩ cổ nhạc, sự nghiệp sáng tác của ông đã có hơn 70 vở tuồng và hơn 2.000 bản vọng cổ. Một gia tài quá lớn mà ông dể lại cho nền âm nhạc Việt Nam. Những khía cạnh đáng nhớ về soạn giả Viễn Châu:

Vọng Cổ Hài Hước:

Ông là người tạo ra hệ phái vọng cổ hài hước mà sau này nhiều gương mặt nổi danh nhờ những bài ca vui, dí dỏm như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,… Sáng kiến này tạo sự mới mẻ và gây tiếng vang lớn về phạm vi vọng cổ hài hước, nhạc ông đã đưa Văn Hường trở thành một ca sĩ vọng cổ hài hước duyên dáng và độc đáo. Đến nay nhiều người còn nhớ những bài: « Tôi đi làm rể », « Ba chàng rể quý », « Tư Ếch đi Sài Gòn », « Vợ tôi tôi sợ », « Văn Hường nể vợ », « Tâm sự Văn Hường », « Vợ tôi nói tiếng Tây »,…

Tân Cổ Giao Duyên:

Từ năm 1964, ông mạnh dạn làm một cuộc cách mạng bằng một cuộc giao duyên giữa nhạc tân và nhạc cổ. Bản đầu tiên « Chàng là ai? » (Tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết), bản nhạc này do nữ nghệ sĩ Lệ Thủy ca. Dù lúc đó có một số ý kiến chống báng, không đồng tình với sự giao duyên tân cổ nhạc này. Nhưng càng về sau quần chúng đã nồng nhiệt chấp nhận những tác phẩm của ông, nên các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Một số đoàn hát lúc đó cũng theo loại nhạc ghép tân cổ giao duyên và thêm vào đôi hai giọng ca tân nhạc và vọng cổ.
Thời gian trôi qua vọng cổ đã thăng hoa, các danh ca được người xem ưa thích nhờ làn hơi « mùi », mượt mà, nhưng nội dung bản vọng cổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình. Soạn giả Viễn Châu được mệnh danh là « người tạo danh cho các nghệ sĩ », bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài « Hòn vọng phu », Tấn Tài với « Mùa xuân của mẹ », Út Trà Ôn với « Tình anh bán chiếu », Bạch Tuyết với « Hai sắc hoa Ti-gôn », Thanh Nga với « Nguyệt Kiểu xuất gia » và « Hai lối mộng »,…

Vở Tuồng Cải Lương:

Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã sáng chói trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương, ông thành công với  khoảng 70 vở tuồng được xem là ăn khách hàng đầu, như Sau Bức Màn Nhung, Đời Cô Nga, Hoa Mộc Lan, Hàn Mạc Tử, Nợ Tình, Qua Cơn Ác Mộng…

Tóm lại, tên tuổi của soạn giả Viễn Châu đã thật sự thành công vượt bực trong ngành cổ nhạc. Như trên đã trình bày ông viết nhiều tuồng cãi lương, những bản vọng cổ ăn khách nhất với lời văn mượt mà, bay bướm, nhẹ nhàng đầy chất thơ nhạc, nhiều tác phẩm của ông gợi lại hình ảnh nông thôn lam lũ và bình dị, để châm biếm những cảnh trái tai, gai mắt trong xã hội muôn mặt, hay để hoài niệm về một thời dĩ vãng, bày tỏ tâm sự của những tâm hồn đa cảm và những mối tình dang dở. Người ái mộ ông chưa hẳn là thích cốt chuyện tình tiết éo le, nhưng vì những tuồng tích quen thuộc đó được ông đệm vào bằng những lời ca văn chương trau chuốt, mượt mà và rất trữ tình. Do đó nếu so sánh giữa những bài ca vọng cổ đơn chiếc và những vỏ tuồng cải lương dài thì vì tài viết văn ghép vào nhạc của ông quá xuất sắc hay quá điêu luyện, nên ông được nhiều bình luận gia về cổ nhạc cho rằng ông đã vượt trội về tên tuổi trong các tác phẩm vọng cổ hơn là soạn giả của những vở tuồng dài cải lương. Lời nhận xét này cũng là lời kết luận của bài viết này vậy.

 

Việt Hải, Los Angeles

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Nhạc sĩ Viễn Châu

Lễ giỗ 100 ngày của Thầy TRẦN VĂN KHÊ 3/10 2015 tại Taverny

Cette galerie contient 52 photos.

Lễ giổ 100 ngày Thầy TRẦN VĂN KHÊ tại thính đường nhạc viện Taverny ngày 3/10/2015 do trường nhạc Phượng Ca Dân Ca tổ chức đã quy tụ đông đảo nhạc sĩ dân tộc đến từ khắp nơi. Buối lễ … Continuer la lecture

Toutes les galeries | Commentaires fermés sur Lễ giỗ 100 ngày của Thầy TRẦN VĂN KHÊ 3/10 2015 tại Taverny

Nhớ ơn Thầy Cô

Ở nhạc viện Saigon, ngày xưa…,

đây là một bài, viết đã lâu, hôm nay được Mộng An gửi lại cho.

 

Ở nhạc viện Saigon, chúng tôi được học với rất nhiều Thầy…
Hôm nay, với bài viết nho nhỏ này, tôi xin được CÁM ƠN các THẦY đã dạy dỗ, uốn nắn cho tôi có được con người ngày hôm nay.
Có được khả năng để điều khiển một trường nhạc dân tộc tại Pháp hơn 30 năm, tôi không quên ơn Thầy HÙNG LÂN, nhờ học với Thầy và được làm việc cùng Thầy, tôi học được cách tổ chức gọn ghẽ, linh động và rõ ràng.
Có được khả năng về ca xướng, tôi không quên ơn Thầy:
– KIM BẢN, HUỆ ĐĂNG dạy ca miền Bắc
– TUYẾT HƯƠNG dạy ca miền Trung
– TRANG NGỌC ÁNH, HỒ TUYẾT LOAN dạy ca miềm Nam
– Linh Mục NGÔ DUY LINH, VŨ VĂN TUYNH dạy ca xướng cổ điển tây phương
Có được khả năng đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, độc huyền, tôi không quên ơn Thầy:
– NGUYỄN HỮU BA dạy đàn tranh miền Trung, miền Bắc
– TRỊNH CHỨC dạy đàn tranh miền Trung,
– VĨNH TRÂN dạy độc huyền, đàn nguyệt miền Trung
– VĨNH PHAN dạy tỳ bà miền Trung
– VĨNH BẢO dạy đàn tranh miền Nam
Và tôi cũng không quên ơn Thầy NGHIÊM PHÚ PHI đã dạy hoà âm.
Trong khi làm việc với Thầy ở nhạc viện tôi đã học được cách đối xử bình đẳng với mọi người chung quanh và luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Ở trường đời, tôi cũng có nhiều cơ hội để học thêm những bộ môn khác mà nhạc viện không có dạy, đó là kinh nghiệm sống của mọi tầng lớp người trong xã hội mà tôi đã có được khi đi trình diễn khắp nơi, với kinh nghiệm này, tôi đã nhìn thấy rõ bản thân tôi trong suốt 45 năm làm việc cho âm nhạc và phụng sự nghệ thuật trong CHÂN – THIỆN – MỸ.
Nhìn lại quá trình hoạt động đã qua, tôi không mắc cở với bản thân mình đã làm những điều không phải đối với bè bạn, với học trò hoặc với những người làm việc chung.
Giờ đây trước mặt các THẦY đã khuất, tôi xin được nói lên ba chữ
NHỚ ƠN THẦY
mà lời bài Thu Hồ đã theo tôi suốt hơn 50 năm qua
Công sách đèn chày ngày rạng danh
nhọc rồi mới đến hồi thảnh thơi
ân đức thầy chày ngày dạy khuyên
lại còn tốn cơm mẹ áo cha
……………..
Phuong Oanh 01/09/2008

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Nhớ ơn Thầy Cô

Đường đi của Âm Nhạc Truyền Thống

Báo Nhân dân điện tử các ngày 15, 17 và 19.1.2007

Đường đi của âm nhạc truyền thống – khảo sát và suy ngẫm Bùi Trọng Hiền

1. Thực trạng…                                                                                                                                 Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, nhìn theo chiều dài lịch sử, mỗi thể loạiđều đã từng có đời sống xã hội riêng của nó. Bước sang thế kỷ XXI, kể như chúng ta đã trải qua gần 50 năm phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc với phương châm khoa học hóa, hiện đại hóa để hội nhập với thời đại. Và, đã đến lúc cần nhìn lại toàn cảnh nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Với tư cách những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc dân tộc, hơn ai hết, chúng tôi luôn phải đối mặt với những thực trạng mà người ngoài nghề không thể biết. Bởi vậy những gì sắp trình bày chắc hẳn sẽ làm nhiều người không hài lòng. Dù rằng đó mới chỉ là một phần trong những sự thật mà chúng tôi có thể nói.Vào thời điểm hiện nay, có thể khẳng định rằng so với cách đây phân nửa thế kỷ, chúng ta đã để thất truyền vô số giá trị cổ nhạc Việt Nam. Đại đa số các thể loại đều đang rơi vào tình ttrạng khủng hoảng trầm trọng. Vốn liếng ngày một cạn kiệt bởi nhiều tinh hoa cổ truyền nước Việt đã ra đi không trở lại theo các nghệ nhân về cõi vĩnh hằng. Tầng lớp khán giả ngày càng thưa thớt, nhiều khi chỉ thu hẹp trong giới những người làm nghề. Hơn 10 năm nay, trên công luận bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng kêu cứu cho các giá trị cổ nhạc nước Việt. Có lẽ chưa bao giờ người ta nhắc nhiều đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Dù không nói ra, song nhiều nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng hiểu rằng có lẽ chúng ta đã phạm một sai lầm nào đó trên chặng đường đã qua.

Trong phân nửa thế kỷ, các thế hệ trẻ nối tiếp đều được giáo dục một cách vô tình hay hữu ý rằng &quot;cổ nhạc là lạc hậu, là phong kiến lỗi thời, trong thời đại mới cần phải cải biên, cảitiến, phát triển cho phù hợp, rồi thời đại mới, con người mới thì cần phải có hình thức nghệ thuật mới… Bởi thế, trải theo thời gian, hành trang hiện đại của họ là gì, chắc hẳn ai cũng rõ. Có thể cô đặc thành một đẳng thức Tây phương = hiện đại. Thậm chí ngay cả các giá trị nghệ thuật cổ truyền Tây phương cũng được coi là :thời đại, hiện đại. Có thể đưa ra vô vàn ví dụ, từ hệ thống giáo dục trên tầm vĩ mô cho đến nhạc hiệu các chương trình phát thanh truyền hình hay nhạc hiệu điện thoại 1080…v.v… Trên mọi phương diện của văn hóa nghệ thuật, các giá trị truyền thống Tây phương tràn ngập và lấn lướt (thậm chí đè bẹp) các giá trị truyền thống dân tộc. Đây đó, xuất hiện rất nhiều hiện tượng mà các nhà chuyên môn buộc phải gọi là “suy thoái” của một số thành tựu văn hóa dân tộc. Thực trạng này khiến cho nhữngai có tấm lòng với cổ nhạc Việt Nam đều không khỏi đau lòng. Trong bối cảnh đó, nhiều thể loại cũng không tránh khỏi sự mất mát của riêng mình. Trong đó có những thể loại mà sự tồn tại hiện nay chỉ còn là những mảnh vỡ. Sự lưu truyền các giá trị truyền thống ở thế hệ tiếp nốiđược đánh giá là suy giảm cả về chất và lượng. Ca trù là một trong số đó. Với trữ lượng gần 20 làn điệu đã từng được ghi nhận trong quá khứ, hiện nay vốn liếng loại hình nghệ thuật này chỉ còn khoảng dăm bảy làn điệu. Kèm theo đó là sự thất truyền nhiều giá trị tinh túy trong kỹthuật của nhạc đàn và nhạc hát. Hát Xẩm cũng vậy, chúng ta chỉ còn bà Hà Thị Cầu là nghệ nhân cuối cùng với vốn liếng không nhiều trong bóng tuổi chiều tà. Nhiều nghệ sĩ tìm đến họcbà cũng chỉ xin vài làn điệu gọi là thêm vào hành trang nghệ thuật tổng hợp của họ, Trong phân nửa thế kỷ, các thế hệ trẻ nối tiếp đều được giáo dục một cách vô tình hay hữu ý rằng &quot;cổ nhạc là lạc hậu, là phong kiến lỗi thời, trong thời đại mới cần phải cải biên, cảitiến, phát triển cho phù hợp, rồi thời đại mới, con người mới thì cần phải có hình thức nghệ thuật mới… Bởi thế, trải theo thời gian, hành trang hiện đại của họ là gì, chắc hẳn ai cũng rõ. Có thể cô đặc thành một đẳng thức Tây phương = hiện đại. Thậm chí ngay cả các giá trị nghệ thuật cổ truyền Tây phương cũng được coi là &quot;thời đại, hiện đại&quot;. Có thể đưa ra vô vàn ví dụ, từ hệ thống giáo dục trên tầm vĩ mô cho đến nhạc hiệu các chương trình phát thanh truyền hình hay nhạc hiệu điện thoại 1080…v.v… Trên mọi phương diện của văn hóa nghệ thuật, các giá trị truyền thống Tây phương tràn ngập và lấn lướt (thậm chí đè bẹp) các giá trị truyền thống dân tộc. Đây đó, xuất hiện rất nhiều hiện tượng mà các nhà chuyên môn buộc phải gọi là “suy thoái” của một số thành tựu văn hóa dân tộc. Thực trạng này khiến cho nhữngai có tấm lòng với cổ nhạc Việt Nam đều không khỏi đau lòng. Trong bối cảnh đó, nhiều thể loại cũng không tránh khỏi sự mất mát của riêng mình. Trong đó có những thể loại mà sự tồn tại hiện nay chỉ còn là những mảnh vỡ. Sự lưu truyền các giá trị truyền thống ở thế hệ tiếp nốiđược đánh giá là suy giảm cả về chất và lượng. Ca trù là một trong số đó. Với trữ lượng gần 20 làn điệu đã từng được ghi nhận trong quá khứ, hiện nay vốn liếng loại hình nghệ thuật này chỉ còn khoảng dăm bảy làn điệu. Kèm theo đó là sự thất truyền nhiều giá trị tinh túy trong kỹthuật của nhạc đàn và nhạc hát. Hát Xẩm cũng vậy, chúng ta chỉ còn bà Hà Thị Cầu là nghệ nhân cuối cùng với vốn liếng không nhiều trong bóng tuổi chiều tà. Nhiều nghệ sĩ tìm đến họcbà cũng chỉ xin vài làn điệu gọi là &quot;thêm vào&quot; hành trang nghệ thuật &quot;tổng hợp&quot; của họ, nhanh hơn nhiều so với cổ truyền. Họ thường biện hộ rằng &quot;thời đại mới thì phải có tiết tấu mới&quot;. Thật ra, theo điều tra thì trên thực tế, hát chậm rất khó bởi khi đó người hát phải có thực tài với sự thể hiện điêu luyện những kỹ thuật láy, nảy, rung, ngắt, nhả chữ… của kỹ thuật thanh nhạc cổ truyền. Thế nhưng trong thời đại ngày nay, sự thẩm định nghệ thuật lại thuộc loại chuẩn mực khác – cái chuẩn mực như hơi thở thời đại (câu cửa miệng của rất nhiều người trong chúng ta). Dần dà, với sự có mặt thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chuẩn mực mới đó nghiễm nhiên được công nhận vì chẳng có ai phán xét gì. Hoặc có nói thì cũng chẳng ai hay bởi lớp nghệ sĩ đầu đàn với tài năng như những nghệ nhân cổ nhạc thực thụ bây giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, Tuồng hay Chèo cũng đều thế cả! Theo thời gian, với cơ chế đến hẹn, về hưu, sự cổ kính mẫu mực của lớp nghệ sĩ vang bóngmột thời cũng dần bị quên lãng. Dù họ có sẵn lòng truyền dạy cho lớp trẻ song lực bất tòng tâm. Những nghệ sĩ đầu đàn ngành Chèo hiện nay như Quý Bôn (Hà Nội) hay Thế Tuyền (Nam Định)… đều than phiền với tôi rằng lớp trẻ bây giờ không thể hát được như họ, phần vì ngại khó, phần vì không trọng thị lối hát cổ kính mẫu mực. Cái lối hát mà các cụ thường gọi là tận thổ can tràng. Không muốn học, lớp trẻ bảo là hát như thế vừa khó mà lại chẳng ai nghe (!) Đó quả là một tiếng chuông buồn! Thậm chí có nghệ sĩ đầu đàn của Nhà hát Chèo HàNội còn nói với đại ý là thời đại ngày nay mà cứ hát lối í ì i cổ lỗ của các cụ nghe sốt ruột lắm(!) Thế đấy! Các giá trị kinh điển đã bị thất truyền khá nhiều. Sự thiếu tôn trọng cổ truyền ám ảnh và bắt rễ sâu một cách vô thức ngay cả trong giới những người làm nghề. Như thế, trữ lượng nghệ thuật cổ truyền còn lại vốn không nhiều sẽ tiếp tục bị mai một. Theo các nhà nghiên cứu Chèo, vào thời điểm cuối những năm 50, khi những nghệ nhân Chèo nổi tiếng được quy tụ lại thì gia sản của nghệ thuật Chèo cổ lúc đó có khoảng 50 vở diễn mẫu mực với khoảng 170 làn điệu. Vậy mà trong phân nửa thế kỷ qua, công chúng chỉ được biết đến có vài vở Chèo cổ hay thậm chí chỉ vài trích đoạn trong đó. Mà tất cả ít nhiều đều đã “được chỉnh lý,cải biên”. Điều trớ trêu là các tác phẩm bị cải biên đó mặc nhiên được công nhận là cổ truyền đích thực trong thời hiện tại. Có lẽ nhiều nhà nghiên cứu đành phải chấp nhận thưởng thức, nghiên cứu những di sản cải tiến đó bởi trên thực tế chúng ta không còn gì cổ hơn thế!Thậm chí có những sự cải biên đến mức khó tin. Đó là trường hợp trích đoạn Súy Vân giả dại. Trong đó diễn viên trình diễn theo lối mới cố gắng vật lộn gào thét điên dại như thật đến mức không bao giờ hát tốt được nữa vì bị hỏng giọng (!) Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, một nghệ sĩ nổi tiếng đã thừa nhận rằng vì vai Súy Vân mà chị mất giọng Chèo nên luôn phải có người hát hộ (?) Chắc hẳn đại đa số trong chúng ta chưa ai từng một lần biết đến gia sản nghệ thuật Chèo cho đến cuối những năm 50. Ngày nay, theo điều tra sơ bộ, mặc dù chúng ta có tới hai chục đoàn Chèo song các đoàn không còn khả năng phục hồi toàn bộ những gì mà thế hệ lớp nghệ nhân lão thành Trùm Thịnh, Cả Tam, Năm Ngũ, Lý Mầm, Hề Phẩm, Kép Tích… từng lưu giữ! Đây cũng là hiện trạng chung của nhiều bộ môn khác trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Còn rất nhiều thực trạng đáng báo động như vậy mà chúng tôi không thể nêu hết. Nếu mở một cuộc tổng kiểm kê toàn bộ di sản nghệ thuật cổ nhạc trong thời hiện tại, chắc chắn chúng ta sẽ còn choáng váng nhiều hơn nữa trước những sự thật đau lòng. Nó xứng đáng trở thành một đề tài cấp Nhà nước.

2. Lý giải căn nguyên…  Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận lại mọi vấn đề từ quá khứ và hiện tại. Trước hết, có thể khẳng định rằng, trong suốt mấy chục năm qua, tâm lý ham muốn tiếp nhận, hưởng thụ những giá trị mới luôn chiếm thế thượng phong trên cán cân thẩm mỹ văn hóa – nghệ thuật của xã hội Việt Nam. Từ trang phục, ngôn ngữ, lối sống… cho đến âm nhạc, sân khấu, thơ ca, tất cả đều đã trở thành cách nghĩ, cách làm gần như là quen thuộc trong xã hội. Trong thực tiễn, chúng tôi luôn phải cọ xát với những hiện tượng mà người ta thường buộc phải lựa chọn, một bên là giữ gìn nguyên dạng vốn cổ của cha ông, một bên là cải biên vốn cổ đó theo quan điểm thẩm mỹ mới của số đông. Hình như trong nền văn hóa – nghệ thuật Việt Nam đương đại, sự phát triển đã và đang tiếp tục đối lập với sự bảo tồn một cách vô tình hay hữu ý. Nói cách khác, trong rất nhiều trường hợp luôn xảy ra một nghịch lý là bảo tồn thì không phát triển và ngược lại – phát triển thì không bảo tồn! Thành thử trong khâu thực hành, cái mục đích vừa thẫm đẫm bản sắc dân tộc nhưng lại phải vừa mang hơi thở thời đại trở nên một sự thách đố lớn đối với những người làm công tác văn hóa – nghệ thuật Việt Nam!Trước hết, cần phải khẳng định rằng các thể loại cổ nhạc Việt Nam là những tài sản vô giá của dân tộc. Việc bảo tồn chúng là nhiệm vụ tất yếu của chúng ta. Vậy bảo tồn là gì và phải bảo tồn như thế nào? Phát triển là gì và phải phát triển như thế nào? Câu chuyện nghe tưởng chừng như đơn giản và cũ rích song trên thực tế lại khá phức tạp và nhiều phần tế nhị. Thậm chí có những lúc nó luôn là chuyện &quot;đau dầu nhức óc&quot; của các nhà hoạt động nghệ thuật. Ở đây, sở dĩ cần phải đặt lại cái vấn đề &quot;biết rồi, khổ lắm, nói mãi&quot; này bởi trong phân nửa thế kỷ qua, tại sao trong khi chúng ta luôn kêu gọi phải bảo tồn văn hóa – nghệ thuật dân tộc thì rất nhiều giá trị nghệ thuật âm nhạc, sân khấu cổ truyền vẫn cứ ra đi không trở lại? Nguyên nhân ở đâu? Đó là điều cần lý giải trước hết.

Bấy lâu nay, trong xã hội ta vẫn tồn tại một quan niệm phổ biến coi các di sản nghệ thuật cổ nhạc của cha ông như &quot;một thứ nguyên liệu còn thô sơ, không khoa học…. Bởi thế có người cho rằng chỉ nên bảo tồn một phần nào những di sản đó và phải dựa trên nguyên tắc bỏ thô lấy tinh, gạn đục khơi trong rồi khoa học hóa, hiện đại hóa các giá trị được bảo tồn cho phù hợp với thời đại… Qua hàng chục năm thực thi, cách nghĩ và làm này đã dẫn đến sự thất truyền của hàng loạt các giá trị cổ nhạc nói riêng, nghệ thuật cổ truyền nói chung của Việt Nam. Đó là một thực trạng phải được thừa nhận. Mặt khác, nó tạo ra một cái nhìn sailệch rất phổ biến, khiến cho nhiều người khi đối mặt với thực tiễn đều muốn cải biên, cải tiến ít nhiều cho nghệ thuật cổ truyền đỡ lạc hậu. Không chấp nhận việc bảo lưu nguyên vẹn các giá trị cổ truyền, quan điểm “hiện đại hóa, khoa học hóa”, cũng tức là “cải biên, cải tiến, sáng tạo, phát triển” nghệ thuật được coi là điểm chung của số đông những người lãnh đạo và thực hành nghệ thuật.  Đối với hệ thống các giá trị nghệ thuật cổ truyền, người ta quan niệm rằng thời đại mới, con người mới (với nội dung phản ánh mới) thì cần phải có hình thức mới phù hợp. Tất cả các giá trị nghệ thuật cổ truyền là sản phẩm của chế độ cũ ngàn xưa nên không thể phù hợpvới thời đại mới với nền “đại công nghiệp”. Họ thường quan niệm rằng truyền thống là tĩnh.Giữ gìn nghệ thuật cổ truyền là bảo thủ, kể cả việc đổi mới nội dung nhưng bảo lưu hình thức cũ vẫn bị coi là bảo thủ. Ngay với việc bảo tồn một số tác phẩm cổ điển của Chèo, Tuồng, người ta cũng đề nghị là phải “chỉnh lý, nâng cao” chứ không bảo lưu nguyên vẹn. Trên cơ sở cái gọi là “khoa học và thời đại”, phương châm của họ là phải “tiếp thu có phê phán” để thanh lọc toàn bộ các giá trị nghệ thuật cổ truyền. Đó là một quan niệm khá phổ biến trong hoạt động từ lý luận nghệ thuật đến thực tiễn nghệ thuật trong nửa cuối thế kỷ XX.

Thực tế cho thấy, trong giới lý luận – phê bình, nhiều tác giả đã phê phán cái tiết tấu cổ truyền là rề rà, chậm chạp, trì trệ. Như chúng ta đều biết, tiết tấu là một khái niệm hàm nghĩa rất rộng. Ví dụ trên sân khấu cổ truyền, ngoài tiết tấu của việc trình diễn (bao gồm hànhđộng, lời thoại và tình huống kịch…) còn có tiết tấu của âm nhạc. Tiết tấu của âm nhạc được chia ra thành tiết tấu của thanh nhạc và khí nhạc. Trong tiết tấu của khí nhạc lại có tiết tấu của nhạc cụ định âm và nhạc cụ không định âm. Mà tiết tấu của nhạc cụ định âm thì lại khá phức tạp. Thông thường khi hòa tấu một bài bản, có nhạc cụ diễn tấu theo lối đàn “ít chữ” nên giai điệu mang tiết tấu dàn trải, thưa thớt. Cùng lúc đó, một nhạc cụ khác có thể đàn theo lối “nhiều chữ” nên giai điệu mang tiết tấu tiếp biến mau, hoạt v.v… Khái niệm tiết tấu trong nghệ thuật âm nhạc, sân khấu cổ truyền phức tạp và tinh tế đến như thế. Vậy khi phê phán tiếttấu cổ truyền, người ta muốn nói đến tiết tấu của cái gì? ở đây, do không xác định cụ thể cái cần phê phán nên sự phê phán của họ vô tình trở thành một sự quy chụp thô bạo cổ truyền. Như thế, vô hình trung, họ đã mắc phải hai sai lầm cơ bản:- Một là họ không nắm bắt được các giá trị nghệ thuật cổ truyền – một kho tàng với đủ mọi kiểu dạng tiết tấu, nhanh có, chậm có, vừa phải cũng có! Sai lầm đó có thể do họ không tiếp xúc nhiều với cổ nhạc Việt Nam hoặc do vốn tri thức nghệ thuật quá ít ỏi. – Hai là cứ theo cách lập luận của họ, không lẽ trong thời đại mới, các tác phẩm nghệ thuật đều phải có tiết tấu nhanh, gấp, mau hoạt? Nếu điều đó xảy ra thì quả thật là khủng khiếp bởi nền nghệ thuật dân tộc khi đó sẽ trở nên hết sức đơn điệu!

Một ví dụ khác, âm nhạc cổ truyền Việt Nam có cơ tầng là âm nhạc dân gian. Trong đó, với đặc trưng ngẫu hứng ứng tác, sự kết hợp giữa khí nhạc và thanh nhạc có bản chất là hòa với ca chứ không phải đệm cho ca như kiểu nhạc Tây phương. Bởi vậy mà phần khí nhạc có thể tách rời để trở thành một bản hòa tấu hay độc tấu. Theo đó, mỗi nhạc công thực sự mang trong mình chức năng sáng tạo tại chỗ. Sự sáng tạo đó biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau tùy thuộc vào cấp độ dị bản của bài bản và làn điệu. Tính ngẫu hứng được đánh giánhư một thủ pháp âm nhạc huyền diệu bởi nó tạo nên bộ mặt biến hóa sinh động của tác phẩm. Ngay từ nửa đầu thế kỷ XX, có nhà soạn nhạc kinh viện phương Tây đã học tập thủ pháp này để đưa vào những tác phẩm mang tính hiện đại của họ. Và, trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, nó đã trở thành “mốt thời thượng” trong dòng âm nhạc hiện đại châu Âu. Ở đây, điều thật trớ trêu là phương thức nghệ thuật đó đã bị nhiều người làm công tác văn hóa – nghệ thuật Việt Nam chê là lỗi thời, lạc hậu, tùy tiện và không khoa học.  Một ví dụ khác, trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nhìn chung, phương pháp trang điểm cho các bậc âm trong giai điệu mang tính quy luật khá cao. Nó là một thành tố góp phần tạo lập màu sắc riêng biệt của từng kiểu loại âm nhạc. Nhiều thể loại thực sự định hình cả mộthệ thống kỹ thuật trang điểm rất phức tạp với cấp độ “nhà nghề” của nó. Ở đây, thật khó hiểu tại sao nhiều &quot;nhà cải biên&quot; lại phê phán rằng sự trang điểm trong cổ nhạc là “quá nhiều”, là “rườm rà, rối rắm và làm giai điệu trì trệ”. Vậy đâu là hệ quy chiếu để họ – những người quảng bá cho việc “cải biên, hiện đại hóa” âm nhạc dân tộc cổ truyền định hướng cho thực tiễn? Hãy nhìn vào những phương thức nghệ thuật “mới” mà các &quot;nhà cải biên&quot; hướng tới, chúng ta sẽ thấy ngay vấn đề.  Ở đây, sự du nhập nguyên xi kết hợp với sự mô phỏng hệ thống kỹ thuật âm nhạc cổ điển châu Âu là chủ đích lớn nhất và quan trọng nhất của việc “cải biên, hiện đại hóa” âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Cụ thể, để “phát triển” âm nhạc Chèo, Tuồng,.. người ta đề nghị áp dụng các thủ pháp soạn nhạc với hệ thống nhạc lý mà họ cho là “tiên tiến” như: thang âm bình quân với các điệu thức trưởng, thứ, hệ thống hòa âm cùng kỹ thuật phối khí cổ điển Tây phương; kèm theo đó là hình thức hợp xướng với kỹ thuật thanh nhạc Tây phương; dàn nhạc kiểu giao hưởng với các nhạc cụ Tây phương v.v… Sự định hướng kiểu này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn nghệ thuật. Và, với một lực tác động mạnh, các loại Chèo “cải biên”, Tuồng “hiện đại”, Quan họ đài, nhạc giao hưởng dân tộc, nhạc nhẹ dân tộc… đã thực sự trở thành nền tảng của nghệ thuật dân tộc ở nửa cuối thế kỷ XX. Dưới đây xin phân tích rõ một vài hiện tượng.

Chẳng hạn, khi hướng tới mục tiêu hiện đại hóa, nhiều người đề nghị phải phối khí cho dàn nhạc dân tộc. Có lẽ đối với họ, phối khí dường như là một yếu tố hiện đại trong âm nhạc!? Đó là điều rất lạ bởi như chúng ta đều biết, phối khí là nghệ thuật kết hợp của âm nhạc nhiều bè. Trong âm nhạc cổ điển Tây phương, phối khí được hiểu như một kỹ năng mang tínhcá thể (tức một tác giả soạn nhiều bè nhạc thông qua hệ thống ký tự văn bản). Còn trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, phối khí lại là một kỹ năng mang tính tập thể. Các bè giai điệu đượckết hợp với nhau thông qua nghệ thuật ngẫu hứng ứng tác tại chỗ của các nghệ sĩ trình diễn. Có lẽ do không hiểu vấn đề nên người ta đã lầm tưởng rằng trong nhạc cổ truyền Việt Nam không có nghệ thuật phối khí! Hay đối với họ, phối khí kiểu Tây phương mới là phối khí!?Với quan niệm đó, mục tiêu giao hưởng hóa được đề đạt như một phương hướng quan trọng của hiện đại hóa. Nhiều loại dàn nhạc dân tộc được nhân lên về số lượng (tới 15 – 20 người hoặc hơn nữa) kèm theo một chỉ huy dàn nhạc kiểu Tây phương. Người ta tăng cường biên chế dàn nhạc, phân thành tổ bộ kiểu Tây phương (nhị 1, nhị 2, hồ tiểu, hồ trung, hồ đại, tứ tiểu, tứ trung, tứ đại…) kết hợp với sự có mặt của nhiều nhạc khí mới. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là sự có mặt của ôboa, viôlông, viôlôngxen, côngt’rơbát… là những nhạc cụTây phương. Bên cạnh đó, hàng loạt nhạc khí dân tộc được cải tiến với mục đích mong đạt được những tính năng giống các nhạc khí Tây phương như đàn hồ cải tiến, đàn tứ cải tiến, đànbầu cải tiến, đàn nguyệt cải tiến, đàn tỳ bà cải tiến, t&#039;rưng cải tiến, k&#039;lông pút cải tiến, sáo các loại cải tiến, trống dân tộc cải tiến..v.v.. Tại Hà Nội, cho đến giữa những năm 90, phong trào &quot;giao hưởng hóa&quot; các dàn nhạc dân tộc trở nên thoái trào và chỉ còn tồn tại ở một vài nơi. Trong khi đó, tại Huế, vài năm trở lại đây, cái phong trào này lại bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, người ta đã giao hưởng hóa dàn nhạc Cung đình với một nhạc trưởng kèm theo. Điều nguy hiểm ở đây khi dàn nhạc cải tiến đó mặc nhiên được công nhận như đồ thật chính cống! Thậm chí vào cuối tháng 8/2002, trong đợt hội thảo với mục đích quảng bá Nhã nhạc cung đình Huế để UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, người ta đã đưa dàn nhạc đó ra biểu diễn kèm theo hàng loạt các tiết mục nghệ thuật cải tiến khác. Điều đó khiến các nhà chuyên môn trong và ngoài nước có mặt lúc đó đều sửng sốt! Đối với chúng tôi, cải biên, cải tiến thì không phải là chuyện lạ. Nhưng ở đây, điều ngạc nhiên là cái sản phẩm hiện đại hóa đó lại sinh ra từ một trung tâm có nhiệm vụ bảo tồn. Tệ hơn nữa, nó lại được trình diễn trước các nhà nghiên cứu trong một thời điểm rất nhạy cảm của quá trình công nhận hồ sơ di tích.  Có rất nhiều những ví dụ tương tự mà chúng tôi không thể dẫn chứng hết. Chúng minhchứng cho thực trạng phát triển theo Tây phương của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.Trong sự biện luận định hướng cho việc cải biên, hiện đại hóa nghệ thuật cổ truyền, khái niệm thời đại luôn được người ta sử dụng như một định đề cơ bản – hơi thở thời đại, tiết tấu thời đại, xu thế thời đại, khán giả thời đại… Đó là điểm nổi bật trong cách lập luận củahọ. Ở đây, thời đại được hiểu là chính chúng ta, là khán giả của nghệ thuật. Do đó, khán giả thời đại được đặt định như một mục tiêu, một đối tượng chuẩn mực để các nhà hoạt động nghệ thuật hướng tới. Thật ra, nói đến khán giả thời đại tức là nói đến thị hiếu của đa số khán giả đương đại, cái mà nhiều nhà cải biên thường gọi là người xem hiện đạ. Từ đó, có thể nhận thấy rằng khi người ta định hướng nghệ thuật theo tôn chỉ khán giả thời đại, sẽ cóhai khả năng xảy ra:  – Thứ nhất, khán giả thời đại chỉ là cái cớ để người ta hiện đại hóa nghệ thuật theo quan điểm, sở thích cá nhân. Nói cách khác, người ta đã nhân danh khán giả thời đại để hành động chứ trên thực tế, chưa chắc số đông quần chúng ở nửa cuối thế kỷ XX đã đòi hỏi phải hiện đại hóa nghệ thuật kiểu như vậy.

– Thứ hai, rất có thể một bộ phận lớn quần chúng khán giả vào giai đoạn lịch sử đó đã không chấp nhận các giá trị nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Và, người ta hiện đại hóa nghệ thuật dân tộc theo kiểu loại bỏ, làm mới đúng là để phù hợp với khán giả thời đại.  Trong trường hợp thứ nhất, câu chuyện sẽ trở nên hết sức đáng buồn bởi sự thiếu trungthực trong hành xử khoa học của một số người làm công tác văn hóa – nghệ thuật. Còn trong trường hợp thứ hai, trước sự chối bỏ nghệ thuật cổ truyền của quần chúng, phương án hiện đại hóa để tháo gỡ thực trạng liệu có phải là biện pháp tối ưu?  Ở đây, cần phải thấy rõ rằng họ (tức khán giả thời đại không muốn thưởng thức nghệ thuật cổ truyền không hẳn vì các giá trị đó không phù hợp với họ. Chúng tôi cho rằng sở dĩ quần chúng không tiếp nhận là bởi lẽ họ chưa hiểu, chưa biết cảm thụ kiểu dạng nghệ thuật đó. Nguyên nhân là do họ không được giáo dục nhận thức và cảm thụ nghệ thuật – tức không tiếp nối được truyền thống thưởng thức đã có từ trước. Trong tiến trình phát triển, sự đứt đoạnđó tất yếu sẽ gây nên hiệu ứng chối bỏ các giá trị nghệ thuật cổ truyền ở những thế hệ tiếp nối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Rất có thể là do chiến tranh kéo dài, do điều kiện môi trường văn hóa xã hội thay đổi nên phong trào diễn xướng và hưởng thụ nghệ thuật cổ truyền cũng bị &quot;quên lãng&quot; từ thành thị tới nông thôn. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác nữa chính là sự xem nhẹ các giá trị nghệ thuật cổ truyền. Việc đánh giá di sản nghệ thuật cha ông là lạc hậu, cổ hủ, trì trệ, không khoa học…rất phổ biến trong nhiều người làm công tác văn hóa – nghệ thuật. Nó gây nên trong đông đảo công chúng một cái nhìnphản cảm và theo đó, sự diễn biến tâm lý từ trạng thái không biết thưởng thức đến chối bỏ một cách cực đoan chỉ là gang tấc. Theo thời gian, trong xã hội ta, lượng khán giả sành điệu về nghệ thuật cổ truyền sẽ dần là thiểu số. Ngược lại, cái thị hiếu của khán giả thời đại sẽ ngày càng trở nên hùng mạnh. Và, đến một lúc nào đó, với tâm lý thích mới, nới cũ, các thượng  chắc chắn sẽ quay lưng lại với ngay chính những sáng tạo của các nhà cải biên. Thực tế đã chứng minh điều đó. Từ hơn 10 năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, không những các loại hình âm nhạc cổ truyền mà ngay cả các tác phẩm âm nhạc cải biên, hiện đại cũng không chiều lòng được khán giả thời đại. Âm nhạc dân tộc liên tục phát triển, cải biên, cải tiến&quot; mà vẫn không có khán giả. Liệu đó sẽ là một kết cục bi – hài của con đường &quot;hiện đại hóa&quot; nghệ thuật dân tộc? Có lẽ &quot;khán giả thời đại&quot; giờ đây chỉ thích nõn những nhạcnhẹ Tây – Tầu – Ta mà thôi!  Lẽ ra, trước sự đứt đoạn truyền thống thưởng thức nghệ thuật cổ truyền, chúng ta phải tháo gỡ thực trạng theo một cách khác. Trước hết cần phải thấy rằng trên thực tế, thị hiếu của khán giả thời đại giống như cái đèn cù. Nay thế này, mai thế khác. Trong tiến trình phát triển, nếu đơn thuần chạy theo thị hiếu, chúng ta tất sẽ sa đà vào vũng lầy của sự tầm thường hóa nghệ thuật. ở đây, sự quảng đại quần chúng không có nghĩa là phải biến đổi mọi giá trị để chiều lòng khán giả. Khái niệm đó cần được hiểu như sự hướng thiện thẩm mỹ cho công chúng để họ biết cảm nhận và trân trọng các giá trị đích thực. Mặt khác, thị hiếu thời đạikhông phải là cái tất yếu – cái xu thế của thời đại như người ta tưởng. Thực tế cho thấy thị hiếu hình thành theo quy luật nhân – quả. Nó được tạo nên bởi cả một quá trình giáo dục chủ động và lan tỏa trong môi trường xã hội theo hiệu ứng tâm lý đám đông. Vì thế, chúng ta hoàntoàn có nắm bắt (thậm chí kiểm soát?) được thị hiếu của khán giả thời đại. Cụ thể, chúng ta phải bảo tồn, tôn vinh các giá trị nghệ thuật cổ truyền với sự giáo dục một cách có hệ thống vàquy mô trên diện rộng. Theo thời gian, sự giáo dục đại chúng đó tất sẽ dần tạo lập một thị hiếu mong muốn trong lòng xã hội. Trên thế giới, việc duy trì trào lưu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cổ truyền của các nước phát triển là những bài học lớn đáng để chúng ta phải quan tâm, suy nghĩ. Vấn đề chỉ còn phụ thuộc vào tri thức và tấm lòng của những người có vai trò cầm cân nảy mực mà thôi.

Nhìn lại quá khứ, người ta thường hay ngụy biện cho việc hiện đại hóabằng những luận điểm kiểu như khán giả là người thầy chân chính, &quot;khán giả là người phán xét cuối cùng; hoặc &quot;khán giả đã nói hộ chúng ta&quot;..v.v.. Điều đó đã cho ta thấy rõ &quot;phương pháp luận của các nhà cải biên như thế nào. Thậm chí trong giới lý luận, có những tác giả đưa ra hiện tượng trình độ văn hóa của những người thích Tuồng thấp hơn những người không thích Tuồng và nhận định khán giả… chính là tấm gương phản chiếu bộ mặt của mỗi môn nghệ thuật(1). Tác giả có dụng ý gì chắc hẳn chúng ta đều thấy rõ! Nhưng với chúng tôi, hiện tượng đó (nếu là có thật) lại biểu hiện một thực trạng khác. Rằng trình độ văn hóa(vào thời điểm đó) tỷ lệ nghịch với trữ lượng thẩm mỹ văn nghệ cổ truyền dân tộc. Phải chăng trình độ văn hóa càng ;cao, con người ta càng xa rời truyền thống dân tộc vì &quot;chất Tây phương&quot; đã thực sự bành trướng trong họ? Nếu vậy, đó quả thực là một lỗ hổng rất lớn trong hệ thống giáo dục của chúng ta.Thêm nữa, trong phân nửa thế kỷ qua, trên công luận luôn xuất hiện khẩu hiệu dân tộc- hiện đại, được xem như &quot;kim chỉ nam cho con đường phát triển nghệ thuật cổ truyền dântộc. &quot;Chúng ta phải làm sao vừa dân tộc, vừa hiện đại, và không lường trước rằng có thể nói,khẩu hiệu đó dường như còn có khả năng đặt giá trị dân tộc đối lập với giá trị hiện đại. Thànhthử ai ai cũng hiểu rằng dân tộc thì không hiện đại và ngược lại, hiện đại thì không dân tộc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.  – Một là, phạm trù dân tộc thuộc về khái niệm không gian. Còn phạm trù hiện đại lại thuộc về khái niệm thời gian. Chúng không thể là một cặp phạm trù đối lập. Thật ra, dân tộc Nhìn lại quá khứ, người ta thường hay ngụy biện cho việc &quot;hiện đại hóa; bằng những luận điểm kiểu như &quot;khán giả là người thầy chân chính&quot;, khán giả là người phán xét cuối cùng hoặc khán giả đã nói hộ chúng ta..v.v.. Điều đó đã cho ta thấy rõ phương pháp luận của cácnhà cải biên như thế nào. Thậm chí trong giới lý luận, có những tác giả đưa ra hiện tượng trình độ văn hóa của những người thích Tuồng thấp hơn những người không thích Tuồng và nhận định khán giả… chính là tấm gương phản chiếu bộ mặt của mỗi môn nghệ thuật(1). Tác giả có dụng ý gì chắc hẳn chúng ta đều thấy rõ! Nhưng với chúng tôi, hiện tượng đó (nếu là có thật) lại biểu hiện một thực trạng khác. Rằng trình độ văn hóa(vào thời điểm đó) tỷ lệ nghịch với trữ lượng thẩm mỹ văn nghệ cổ truyền dân tộc. Phải chăng trình độ văn hóa càng cao, con người ta càng xa rời truyền thống dân tộc vì chất Tây phương đã thực sự bành trướng trong họ? Nếu vậy, đó quả thực là một lỗ hổng rất lớn trong hệ thống giáo dục của chúng ta.Thêm nữa, trong phân nửa thế kỷ qua, trên công luận luôn xuất hiện khẩu hiệu dân tộc- hiện đại, được xem như kim chỉ nam cho con đường phát triểnnghệ thuật cổ truyền dântộc. Chúng ta phải làm sao vừa dân tộc, vừa hiện đại, và không lường trước rằng có thể nói,khẩu hiệu đó dường như còn có khả năng đặt giá trị dân tộc đối lập với giá trị hiện đại. Thànhthử ai ai cũng hiểu rằng dân tộc thì không hiện đại và ngược lại, hiện đại thì không dân tộc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.  – Một là, phạm trù dân tộc thuộc về khái niệm không gian. Còn phạm trù hiện đại lại thuộc về khái niệm thời gian. Chúng không thể là một cặp phạm trù đối lập. Thật ra, dân tộc Trong quá khứ, ông cha ta luôn tìm tòi, sáng tạo những giá trị nghệ thuật mới để làm phong phú thêm gia sản của mình. Song, cần phải thấy rằng trong cổ truyền, chủ thể sáng tạo thường bao giờ cũng là nghệ nhân nhà nghề – những người mà tinh chất cổ nhạc đã ngấm vào máu thịt của họ. Bởi thế những tác phẩm mới ra đời luôn mang đậm phong cách nghệ thuật đặc trưng của thể loại. Trong nửa cuối thế kỷ XX, Tào Mạt với một số tác phẩm của ông là một trường hợp hiếm hoi đã vận dụng đúng đắn quy luật cổ truyền. Còn lại, nhìn vào những chủ thể sáng tạo âm nhạc của Chèo “cải tiến”, Tuồng “hiện đại”…, chúng ta sẽ thấy ngay các tác giả đều là những nhạc sĩ sáng tác theo phong cách Tây phương (kể cả những người nắm được phong cách cổ nhạc Việt Nam). Kiểu loại, phong cách nghệ thuật đã thay đổi. Do đó, “Chèo không còn là Chèo, Tuồng không còn là Tuồng” cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, trong cổ truyền, bên cạnh việc sáng tạo thêm tác phẩm mới, cha ông ta luôn bảo lưu hệ thống bài bản vốn có. Bởi thế ngày nay chúng ta mới được thừa hưởng cả một kho tàng tác phẩm của từng thể loại. Trong nửa cuối thế kỷ XX, việc “phát triển, hiện đại hóa” theo kiểu thay thế, loại bỏ các tác phẩm cũ bằng những sáng tác mới là điều trái ngược với quy luật cổ truyền. Theo đó, sự thất truyền của nhiều giá trị cổ nhạc là điều không tránh khỏi. Nó đồng nghĩa với việc đứt đoạn của truyền thống!

Như vậy, dù có ý thức hay không, công cuộc “hiện đại hóa” âm nhạc và sân khấu cổ truyền dường như đồng nghĩa với việc “Tây phương hóa” nghệ thuật dân tộc. Đó là một sự thật khó có thể phủ nhận. Trên quan điểm giai cấp, muốn thoát khỏi các giá trị nghệ thuật phong kiến Việt Nam, nhưng các nhà cải biên có biết đâu, nghệ thuật cổ điển phương Tây thực chất cũng chính là sản phẩm văn hóa thời phong kiến phương Tây. Vì thế, cái mục đích “thời đại hóa, hiện đại hóa” mà người ta nêu ra để loại bỏ các giá trị nghệ thuật “lỗi thời” của chế độ phong kiến đã trở nên hết sức phi lý. Bởi lẽ nghệ thuật dân tộc cổ truyền của chúng ta chỉ chuyển mình từ kiểu loại “phong kiến Việt Nam” sang một kiểu lai tạp với “phong kiến Tây phương” thành một kiểu “phong kiến nửa Ta, nửa Tây” mà thôi. Theo đó, sự “định hướng” ở đây đã trở nên “lệch hướng” và thực sự “lạc hướng” ở giai đoạn cuối những năm 80, đầu những năm 90. Ở thời điểm này, việc “hiện đại hóa” âm nhạc cổ truyền đã bộc lộ mặt trái của nó. Trên báo chí đã xuất hiện nhiều bài viết phê phán kịch liệt sự lai căng Tây phươngtrong nền nghệ thuật dân tộc. Tiếng chuông báo động về sự lụi tàn của các giá trị nghệ thuật cổ truyền bắt đầu xuất hiện nhiều trên công luận.

Chúng tôi không hề phủ nhận việc học hỏi âm nhạc Tây phương bởi giao lưu văn hóa vốn là quy luật của quan hệ dân tộc và nhân loại. Dù có ngăn cách đến mức nào thì sự giao lưu đó vẫn diễn ra một cách tự nhiên, không thể ngăn cản. Song, cần phải thấy rằng sự giao lưu văn hóa thực chất là sự tiếp thu, thích nghi văn hóa truyền thống giữa các cộng đồng dân tộc. Vấn đề là bên cạnh việc giao lưu đó, mỗi dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị cổ truyền để không tự đánh mất văn hóa của mình. Muốn như vậy, các thành viên trong cộng đồng nhất thiết phải biết trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, mà tầng nền cơ bản của nó là hệ thống các giá trị cổ truyền. Tâm lý tự ti dân tộc kiểu sợ tụt hậu nếu không du nhập văn hoá nước ngoài chắc chắn sẽ hủy hoại dần các giá trị cổ truyền theo năm tháng. Đặc biệt, với những đối tượng như âm nhạc cổ truyền Việt Nam, một kiểu âm nhạc có đặc trưng lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu, truyền ngón nghề trực tiếp mà không thông qua văn bản như nhạc cổ điển châu Âu. Bởi vậy, tất cả mọi hệ thống các giá trị phức tạp và tinh tế của cổ truyền (những cái mà không thể ghi thành văn bản) chỉ được bảo lưu khi thầy truyền thụ trực tiếp cho trò. Như thế, nếu chúng ta không trân trọng (tức không muốn nghe, không muốn học)thì các giá trị đó sẽ vĩnh viễn ra đi theo cái chết của lớp nghệ nhân già. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp cụ thể, khi chúng ta nhận thức được một chân giá trị nào đó thì đã quá muộn. Khả năng phục hồi là không thể bởi lớp người thế hệ sau chỉ còn biết đến các giá trị đó theo kiểu “đã từng nghe thấy thế…”! Do đó, bên cạnh việc sáng tạo hay du nhập các giá trị từ bên ngoài, chúng ta nhất thiết phải bảo lưu, gìn giữ nguyên vẹn những di sản nghệ thuật cổ truyền để không làm nghèo đi kho tàng nghệ thuật dân tộc

Đáng tiếc là trong nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển âm nhạc dân tộc chỉ diễn theo một chiều sáng tạo cái mới trên cơ sở phủ định cái cũ. Thành thử người ta đã vô tình đặt sự sáng tạo đối lập với sự bảo tồn. Điều này lý giải tại sao người ta càng “cải tiến, hiện đại hóa” bao nhiêu thì các giá trị cổ truyền càng mai một bấy nhiêu. Hơn thế nữa, trong chúng ta, nhiềungười đã phê phán các giá trị cổ truyền một cách thật “nặng lời”. Sự quy chụp đó nhiều khi vôtình gây cho các nghệ nhân cổ nhạc và đông đảo công chúng cảm giác như một sự coi thường cái cổ truyền. Đây là một điều rất đáng tiếc bởi ngoài “vấn đề” về khoa học và văn phong khoa học, nó còn biểu thị sự thiếu tôn trọng trong thái độ ứng xử với kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc cổ truyền – những tinh chất nghệ thuật mà cổ nhân đã dày công hun đúc từ ngàn xưa để lại. Với đặc tính phi văn bản, các di sản đó gắn liền với sự sống (vốn cũng hữu hạn) của từng thế hệ nghệ nhân. Bởi vậy, các giá trị nhạc cổ truyền Việt Nam chắc chắn sẽ thất truyền nếu xã hội không tạo ra được các thế hệ nghệ nhân kế tục. Và, điều này đã xảy ra khi mà cái nỗi lo sợ cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời đã trở thành tâm thức chung của cả xã hội.

3. Đi tìm giải pháp…                                                                                                                            Từ một số khảo sát trên đây, chúng tôi cho rằng hiện nay chúng ta cần đặt định rõ hướng đi trong hiện tại và tương lai. Phải cụ thể hóa mọi khái niệm và hành động. Những chuyện &quot;sợi tóc chẻ làm tư&quot; thường làm cho nhiều người khó chịu song khoa học là như thế. Đã đến lúc phải nói và làm cái chuyện &quot;thà muộn còn hơn không&quot;!- Vấn đề thứ nhất: Trước hết chúng ta cần xác định rõ bảo tồn vốn có nghĩa là giữ lạikhông để cho mất đi(2) nên tính nguyên vẹn của đối tượng cần được đặt lên hàng đầu. Do đó, việc bảo tồn các giá trị cổ nhạc trong xã hội Việt Nam đương đại nhất thiết phải quán triệt theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn. Việc cải biên, cải tiến đối tượng theo cái gọi là ;góc nhìnthời đại thì sẽ không còn là bảo tồn nữa. Vấn đề đặt ra chỉ còn là thế nào là nguyên vẹn? Và, phương pháp bảo tồn như thế nào?Về tính nguyên vẹn của đối tượng, chúng ta cần căn cứ chặt chẽ vào hệ thống tư liệu vang và các nghệ nhân đầu ngành. Từ đó xác định rõ những quy chuẩn cổ điển nhất mà chúngta có thể ghi nhận được. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ chi phối các biện pháp bảo tồn của chúng ta. ở đây, chúng tôi rất tâm đắc với quan điểm của GS – TSKH Tô Ngọc Thanh rằng: Không thể cải tiến vốn văn hóa cổ truyền mà không làm biến đổi nó thành một thứ khác”(3). Trên luận điểm đó, ông đã phê phán mọi hành động &quot;cải biên, cải tiến và nâng cao; các giá trị nghệ thuật cổ truyền. Một luận điểm mà cho đến nay vẫn có rất nhiều người phê phán là cực đoan và đi ngược lại với quy luật phát triển. Cho dù họ cũng biết rằng chúng ta đã để mất mát quá nhiều các giá trị nghệ thuật cổ truyền. Đây chính là nguyên nhân mà từ năm 1997, Bộ Văn hóa – Thông tin đưa nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa phi vật thể lên thành Mục tiêu IV trong Chương trình văn hóa quốc gia. Do đó, chúng ta nên đặt định bảo tồn như một nhiệm vụ chuyên biệt, vừa nằm ngoài vừa nằm trong động thái phát triển chung của văn hóa – nghệ thuật

Cụ thể, trong hệ thống giáo dục và đào tạo, việc dạy và học cổ nhạc phải được thể chế hóa để việc lưu truyền các giá trị không bị đứt đoạn theo thời gian. Cổ nhạc cần được đưa vàochương trình giáo dục bắt buộc một cách có hệ thống từ các trường phổ thông đến các trường đại học. Cần tạo dựng những nhà hát, những trung tâm kiểu mẫu (tức chỉ có một nhiệm vụ duy nhất) chuyên biểu diễn và quảng bá từng thể loại nghệ thuật cổ truyền. ở những nơi đó, ngoài âm nhạc, mọi thành tố khác của nghệ thuật trình diễn như không gian mỹ thuật, trang phục, ánh sáng, vị trí của người biểu diễn và khán giả… cũng cần được phục hưng toàn diện và triệt để. Điều đó sẽ tạo ra cái mà chúng ta thường gọi là không gian văn hóa của từng thể loại. Trong giáo dục và đào tạo, cần khai thác triệt để những nghệ nhân giỏi với chế độ đãi ngộ xứng đáng để tránh tình trạng dấu nghề. Bên cạnh đó, ưu tiên đặc biệt cho những sinh viên tài năng, nhanh chóng tạo dựng đội ngũ nghệ nhân kế cận. Trong trường nhạc quốc gia, lớp cổ nhạc cần được đào tạo theo mô hình chuyên biệt. Các sinh viên đến đó chỉ chuyên tâm học cổ nhạc mà không phải học những môn kiến thức khác. Cách đào tạo mũi nhọn kiểu như vậy chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Hơn nữa, nó còn giảm thiểu tối đa thời gian và kinh phí đào tạo. Về phương pháp truyền dạy, cần coi trọng và duy trì phương pháp truyền khẩu, truyền ngón nghề trực tiếp. Nên bỏ hệ thống ký tự: đo, re, mi… (kiểu Tây) như đã dùng mấy chục năm qua. Riêng đối với Tuồng, Tài tử – Cải lương, Cung đình Huế, Thính phòng Huế là các thể loại có hệ thống văn bản với ký tự: Hò, Xự, Xang… (kiểu ta) thì nên bảo lưu, trong đó viết bằng chữ Nôm thì càng tốt. Ngoài vấn đề bảo tồn, ở đây chúng tôi còn nhận thấy tính ưu việt của phương thức dạy học cổ truyền. ở đó, lòng bản chỉ là một thứ xương cốt để nghệ nhân dựa vào đó mà ứng tấu. Với phương thức này (thậm chí không cần bản nhạc), người trò có thể giành hầu như toàn bộ tâm lực để cảm nhận, nắm bắt trực tiếp mọi sắc thái tinh tế của tác phẩm qua người thầy, từ thang âm, phương thức vận hành giai điệu, phương pháp trang điểm các chữ đàn cho đến bước đi của nhịp điệu v.v… Theo đó, khả năng ngẫu hứng của thầy cũng dần được chuyển giao. Và, một nghệ nhân cổ nhạc thực thụ sẽ được sinh ra với đầy đủ chức năng vốn có (nhạc công + nhạc sĩ sáng tác tại chỗ). Với bản nhạc trên năm dòng kẻ kiểu Tây, người trò tất nhiên bị lệ thuộc vào các ký tự cao độ, trường độ cố định như do, re, mi, thăng, giáng, đen, trắng, móc đơn, móc kép, chấm dôi… Họ không thể giành toàn bộ tâm lực tiếp thu các sắc thái tinh tế của tác phẩm từ người thầy – những sắc thái mà không thể ký hiệu hóa chính xác được trên bản nhạc. Sự bó buộc đó tất yếu sẽ làm triệt tiêu tính ngẫu hứng tại chỗ. Và, chúng ta sẽ chỉ đào tạo được những nhạc công thuần tuý theo đúng với nghĩa của nó.Họ hầu như khó có cơ may trở thành một nghệ nhân cổ nhạc thực thụ. Ngoài ra, khi học bằng bản nhạc kiểu Tây, sự ám ảnh của thang âm bình quân với hệ thống dấu hóa của nó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm nhận của người trò. Nó dễ tạo ra sự hiểu sai cổ truyền. Bởi thế, chỉ nên áp dụng duy nhất phương thức giảng dạy cổ truyền – một phương thức vẫn hữu dụng từ ngàn đời nay. Cũng qua đây xin nói thêm rằng trong năm 2002, người Nhật đã áp dụng phương thức này để dậy thực nghiệm nhạc cổ điển châu Âu cho trẻ em. Kết quả khả quan cho thấy việc học trực tiếp (không thông qua văn bản) không những rút ngắn thời gian truyền thụ mà còn giúp nhạc công diễn tấu truyền cảm hơn. Làm được những điều đó, chúng ta sẽ nối mạch được truyền thống dạy và học cổ nhạc trong thời đương đại. Ngoài ra, vấn đề biên chế dàn nhạc cũng cần được tôn trọng trong từng loại hình cụ thể. Hết sức tránh áp đặt các mô hình ngoại lai. Ở đây, cần hiểu rằng sự độc đáo là mục đích tôn chỉ chứ không phải sự phát triển thời đại. Trong phân nửa thế kỷ XX, việc giao hưởng hóa các dàn nhạc cổ nhạc với mô hình tổ bộ kèm theo phong trào cải tiến nhạc khí theo Tây phương là mộtbài học đắt giá của chúng ta.

Mặt khác, trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, cần tăng cường hơn nữa thời lượng phát sóng những chương trình chuyên biệt từng thể loại cổ nhạc nguyên bản (không cải biên). Theo điều tra sơ bộ, việc phát sóng cổ nhạc trong nhiều năm qua luôn chỉ có thời lượng rất thấp, nó không hề tương xứng với một kho tàng đồ sộ như âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Mặt khác, các tác phẩm được trình bày đều có sự &quot;cải biên cải tiến&quot; ít nhiều. Điều đó cũng cho ta thấy rõ quan niệm &quot;hiện đại hoá&quot; ăn sâu đến như thế nào vào cả những nhà sản xuất chương trình. Sự lay lắt và biến dạng của cổ nhạc trên sóngphát thanh truyền hình đã minh chứng cho điều đó. Chẳng hạn, trong suốt thời gian qua, chúng ta hầu như chỉ được xem (hoặc nghe) Quan họ cải biên với dàn nhạc đệm xập xình. Nếu chúng tôi không lầm thì Quan họ cổ (không có nhạc cụ đệm) chỉ được phát sóng một vài lần mà thôi. Thi thoảng có một bộ phim tài liệu về cổ nhạc thì tiếng nhạc nguyên bản lại bị đè lấp bởi cái gọi là lời bình của biên tập viên. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cơ hội hưởng thụ của khán giả với thế mạnh vượt trội của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc quảng bá các giá trị nghệ thuật. Nhất là âm nhạc của các tộc người thiểu số, những nơi mà người bình thường có lẽ cả đời cũng không có cơ hội tiếp cận. Đã đến lúc các &quot;nhà đài&quot; cần xem lại vấn đề chức năng giáo dục của hệ thống truyền thông đại chúng. Xin hãy giành cho khán giả một cơ hội! Các giá trị nghệ thuật cổ truyền cần được giữ gìn nguyên trạng, không lai tạp và cần được quảng bá. Đó là nhiệm vụ bảo tồn. Nếu chúng ta không thích thì hãy làm vì phương châm gìn giữ cho muôn đời sau!- Vấn đề thứ hai: Phát triển vốn có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp(4). Như thế, phải nhận thức rõ phát triển là sự thay đổi về lượng hoặc chất theo hướng tích cực.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Đường đi của Âm Nhạc Truyền Thống

Mùa Xuân thi ca ở đại học Paris VII của Võ Quang Yến.

MÙA XUÂN THI CA Ở ĐẠI HỌC PARIS VII
Bài và ảnh Võ Quang Yến
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Độc tiếu thanh ký – Nguyễn Du

Chiều hôm thứ ba 27.03, ban Việt học Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông (UFR LCAO ) trường Đại học Diderot (Paris VII) tổ chức đón xuân trong một bầu không khí thơ văn sôi động và thú vị trên đề tài Printemps des poètes 2015 – Nguyễn Du et son chef d’oeuvre, L’histoire de Kiều (1766-1820). Chương trình khá phong phú gồm có ba mục:

– Nghệ sĩ Isabelle Genlis trình bày truyện Kiều qua một bản cải biên tiếng Pháp Kim Van Kieu ou le jeu des dieux trên nền nhạc đệm đàn tranh của nhạc sĩ Phương Oanh.

– Cô Nguyễn Thị Hiệp trình bày phim phóng sự Lịch sử truyện Kiều ở quê hương Nguyễn Du do Bộ Văn Hóa Việt Nam phát hành.

– Các sinh viên trình diễn ba màn kịch Đánh ghen, Đền ân báo oán và Tái hợp trích từ tác phẩm Kiều do các giáo viên Lê Thị Xuyến, Emmanuelle Paquet và các em sinh viên Cao Siêu Linh, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lysel Tú Kim ban Việt học biên soạn.

Chương trình kết thúc với một ‘‘Pot amical’’, thật ra là một buổi tiệc thân mật, một bữa ăn nguội đậm đà mùi vị quê hương, do chính các sinh viên nấu và dọn.

                     KVK vqy 1

Đây là lần đầu tiên truyện thơ Kim Vân Kiều của cụ Nguyễn Du được biên soạn thành truyện kể bằng tiếng Pháp. Được biết cô Isabelle Genlis đã đọc hầu hết các bản dịch Kiều trước khi đúc kết lại thành bài viết nhan đề Kim Vân Kiều hay bản kịch của các thiên thần. Nghệ sĩ rất thấu hiểu lời nói và làn điệu thân thiết quyện nhau trong một áng văn có khả năng góp sức xây dựng nền móng cho di sản phi vật thể truyền khẩu không chỉ là của Việt Nam, mà còn là của nhân loại. Di sản nầy là nhân tố kết hợp, trao đổi, thông cảm giữa con người với con người, là cầu nối giữa các dân tộc. Thế hệ trẻ cần phải ý thức vai trò quan trọng của di sản văn hóa đó và tìm mọi cách củng cố, bảo tồn. Sau hai năm kỷ niệm giao lưu văn hóa Pháp Việt 2013 và Việt Pháp 2014, UNESCO công bố 2015 là năm biểu dương Nguyễn Du, Đại thi hào quốc gia tác giả Kim Vân Kiều, nhân dịp 250 kỷ niệm năm sinh của ông. Trước đó, UNESCO đã công nhận truyện Kim Vân Kiểu là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1965, cùng lúc tác giả được tôn vinh Đại thi hào Việt Nam ở trong nước. Isabelle Genlis ở trong số nghệ sĩ có ý định nhân dịp nầy cho vang vọng ra khỏi biên thùy Việt Nam, đặc biệt vào thế giới văn thơ Pháp, những âm thanh, màu sắc, đường nét phong phú, khi dạt dào yêu thương, khi bừng bừng căm giận, tạo lên một sức sống mãnh liệt trong thơ Nguyễn Du. Cô kể chuyện nàng Kiều là trưởng nữ một gia đình nhà Nho, theo luật luân hồi nhân quả, vào đời nầy phải trả nợ tiền duyên : nàng lỡ hẹn với tình nhân, đi lấy chồng trong tinh thần bảo vệ danh dự gia đình, bị phụ bạc rồi rơi vào lầu xanh, sống một đoạn đời bất hạnh, khốn khổ. Nhưng Thượng đế chăm nom, tháo gỡ, luôn nâng đỡ tâm hồn người phụ nữ trầy trụa nhưng không chết xác, biểu trưng một phần nào lòng can đảm, tự do, hoạt lực của người đàn bà. Thử thách là xương tủy của sức mạnh, cuộc sống là bãi chiến trường, những trận đánh dữ dội gây ra thờ ơ và cuối cùng đưa đến hạnh phúc bấp bênh trong giờ phút hiện tại. Để kết thúc, nàng được Trời Phật phù hộ cho được dịp đền ân báo oán và đoàn tụ với gia  Hoa xưa bướm cũ mười phân chung tình)…

Xin mời các bạn thưởng thức hương vị và phong cách một đoạn văn.                                                                                                                                                             Son allure gracieuse arrachait les larmes du saule, les cordes du Hô Cam s’exaltaient sous ses doigts habiles, sa beaute de legende provoquait le regard des dieux.
Elle s’emerveillait de sa beaute, sa distinction. Il decouvrait ses charmes, s’enchantait de son elegance, en un instant leurs coeurs s’etaient reconnus et aimes. »
Le maître des cieux veille aux destins des filles douees comme vous l’êtes.
Votre nom figure parmi les nôtres : filles aux entrailles dechirees.                                            Vous ne pourrez pas vous echapper si vous ne payez vos dons aux dieux.                                 Votre barque file sans la pagaie.                                                                                                    L’esprit disparaitrait et laisserait Kieu dans la nuit…

                            KVK vqy 3            Thuộc lòng từng câu, từng chữ, cô diễn viên tuần tự kể chuyện, không vấp váp, không ấm ứ, lưu loát từ đầu đến cuối. Để đạt đến mức độ nẩy cô Isabelle Genlis đã phải dày công tập luyện và tích cóp kinh nghiệm. Được đào tạo ở trường Đại học Sân khấu Saint-Germain-en-Laye, cô từng được trao tặng giải thưởng diễn tấu trước khi diễn xuất trong nhiều nhóm kịch. Cô đã gặp nhà đạo diễn Alain Knapp trước khi thành lập đoàn của mình mang tên Corps et Âmes (Xác thịt và Linh hồn). Cô cũng là thành viên sáng lập đoàn Théâtre Odyssées (Đoàn hát Du ký) thường hợp tác với một nhóm nhạc Hàn Quốc. Sotigui Kouyaté, một nhạc sĩ hát rong Tây Phi griot khai tâm cô về tầm mức quan trọng của truyền khẩu trong công tác truyền đạt và về nghệ thuật kể chuyện. Từ đây cô lưu tâm đến Việt Nam, nơi đã cống hiến nhựa sống một phần gia đình cô. Cô học thêm với những nhà ngôn ngữ học, sưu tầm những truyện cổ tích trong số bạn bè thân thiết, rồi từ đó sáng tác những câu chuyện mang tính chất truyền thống. Cô kể chuyện ở các viện Bảo tàng Quai Branly, Cernuschi, ở các cuộc liên hoan, nhà văn hóa, trường học, nhà tù. Tôi may mắn được nghe cô kể chuyện bánh chưng bánh dầy vào đêm giao thừa Tết Ất Mùi ở Phật đường Khuông Việt tại Orsay. Trong khuôn khổ xưởng Fahrenheit Trung tâm Văn học Truyền khẩu CLIO, cô cùng với giám đốc Bruno de la Salle soạn truyện kể Kim Vân Kiều. Cái khó là trình bày bằng tiếng Pháp một truyện rất Á Đông, trong tinh thần triết lý Phật Khổng, qua tâm hồn một phụ nữ xa xưa, trước những khán giả ít hay không biết gì về văn minh Á Đông, về văn hóa và văn thơ Việt Nam, những thính giả ít hay không nhạy cảm với loại kể chuyện đặc biệt nầy. Có một điều may mắn là cô Isabelle Genlis, một nghệ sĩ duyên dáng, thành thạo, qua lối phát âm thuần thục, với nghệ thuật diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đã thành công đưa khán giả vào thế giới Truyện Kiều, tuy uyên bác mà bình dân, tuy có vẻ xa xôi nhưng thật ra rất gần gũi. Nỗi đau thương được miêu tả một cách văn hoa, bóng bẩy, người nghe nhạy cảm có thể không tránh được cảm xúc đau lòng. Và họ cảm thông với nhân vật tuy sống trong quá khứ, khá xa về cả không gian lẫn thời gian, nay qua thôi miên của giọng kể được tái hiện một cách linh hoạt, sống động.

                       KVK vqy 5                 Truyện Kiểu qua Isabelle Genlis kể bằng tiếng Pháp đi sâu vào tâm hồn Việt Nam một phần cũng nhờ nhạc đệm đàn tranh thanh thoát của Phương Oanh.                                                 Tôi hân hạnh quen biết cô từ lâu và đã có dịp giới thiệu người nghệ sĩ tài hoa nầy nhân kỷ niệm 40 năm đoàn Phượng ca của cô (*). Sinh ra ở Đà Lạt, tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1962, cô thành lập trường dạy nhạc Phượng ca Dân ca Quốc nhạc tại Sài Gòn năm 1969. Bắt đầu từ 1976, cô tiếp tục hoạt động ở Âu châu, mở trường, lập hội trong 8 nước, thành công trong việc phổ biến rộng rãi âm nhạc truyền thống Việt Nam ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đoàn Phượng Ca trở thành một tổ chức phi chính phủ : cô luôn theo tôn chỉ bảo tồn, phát triển và chuyển giao sự hiểu biết của mình về âm nhạc truyền thống dân gian Việt Nam đến mọi tầng lớp trong xã hội. Theo cô, nhân âm nhạc giúp con người sáng tạo và phát triển nhân cách con người nên, trongcác loại âm nhạc, cô chọn âm nhạc truyền thống vì cô mong muốn giới trẻ Việt Nam biết rõ nguồn cội, văn hóa ông cha, từ đó mạnh bề lưu truyền quanh mình.
Định cư ở Tây phương với gia đình, làm giáo sư đàn tranh có bằng tốt nghiệp ở hai Nhạc viện Antony và Sevran, cô tự tạo thêm một trọng trách nhắc nhủ nền nhạc dân tộc cho  những kiều bào sống tha hương, một công việc xem như đơn giản, thật ra đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và hy sinh. Cô xem tổ quốc ngày nay không còn chỉ giới hạn trong mảnh đất hình chữ S mà vượt qua mọi đại dương, lan ra khắp bốn phương. Được trao tặng Médaille d’Or (Huy chương Vàng) của viện Hàn lâm Văn hóa Á châu năm 1988, Médaille du Mérite (Huy chương Quốc công) thưởng công trạng về nhạc Nam Á năm 1994, ngày nay nghỉ dạy, cùng với nhạc sĩ Hồ Thụy Trang, cô hết lòng dấn thân vào công tác truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, đúng với nguyện vọng của cô Isabelle Genlis. Đầy tâm huyết, tiếng đàn tranh vừa cao vừa thanh của hai nghệ sĩ chắc không thua kém gì tiếng đàn tỳ bà réo rắt của Thúy Kiều qua thơ Nguyễn Du.

Trong như tiếng hạc bay qua,                                                                                                          Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau rầm rập như trời đổ mưa                                                                                                  Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau rầm rập như trời đổ mưa.

                                  KVK vqy 4
                                 KVK vqy 6

Mục thứ hai chương trình là cuốn phim phóng sự Lịch sử truyện Kiều ở quê hương Nguyễn Du do cô Nguyễn Thị Hiệp, Giảng viên ở Ban Việt học, chọn lọc và dịch ra tiếng Pháp. Làng Tiên Điền từ tên Vô Điền, U Điền thời Lê, qua các tên Tân Điền, Phú Điền, Trung Nghĩa, Tiên Uy, Xuân Tiên cho đến năm 1973 trở lại tên cũ Tiên Điền, là một làng khoa giáp nổi trội hơn hẳn, danh thần, hiền phụ đứng hàng đầu, cống hiến dưới hai triều đại Lê – Nguyễn sáu vị Đại khoa. Dân gian có câu: Ló (lúa) Hoa (Xuân) Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống… Hậu duệ tổ tiên nguồn gốc Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) di cư vào Hà Tĩnh, Nguyễn Du sinh năm 1766, là con Nguyễn Nghiễm đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mồ côi cha năm lên mười, mồ côi mẹ năm 13 tuổi, ông về ở với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Năm 1780, Nguyễn Khản làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn, bãi chức, ông được người thân của cha đem về nuôi ở Sơn Nam Hạ.
Năm 1783 thi Hương đậu Tam trường (Tú Tài), ông lấy vợ và được tập ấm chức Chánh thủ hiệu. Năm 1789, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, ông về ở Quỳnh côi (Thái Bình) quê vợ. Chống đối Tây Sơn, năm 1796, ông trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh. Năm 1802, dưới thời Gia Long, ông được bổ nhiệm tri huyện Phù Dung (nay thuộc Hưng Yên) rồi tri phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Nội).
Năm 1820, vua Minh Mạng cử ông làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang vua Gia Long vào lúc ông bị chết bệnh dịch, đúng vào năm 54 tuổi. Năm 1824, di cốt của ông được cải táng về quê làng Tiên Điền. Cụm di tích ngày nay bao gồm khu lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Huệ, mộ và đền thờ Nguyễn Nghiễm, nhà thờ Nguyễn Trọng và khu mộ Nguyễn Du. Cuốn phim đầy đủ chi tiết, giải thích khúc chiết, hơi tiếc là hình ảnh không được rõ ràng (phòng chiếu không đủ tối), màu sắc kém phần linh động chưa thể hiện được toàn vẹn sức sống của các tác phẩm Nguyễn Du.      

                           KVK vqy 9           Mục cuối cùng là một sáng tác của sinh viên ban Việt học, một công tác tập thể đầy nhiệt huyết, cố gắng, đáng khen. Các diễn viên nghiệp dư đã phải dày công tập luyện (**). Trước màn cuối, em sinh viên Lương Thị Thu Huyền bất ngờ trình bày tiết mục lảy Kiều rất lý thú. Về y phục, ai kiếm được áo gì thì mặc áo nấy, chuyện thường tình ở giới sinh viên, nên phần nào thiếu tính đồng nhất. Truyện Kiều được rút lại trong ba màn kịch : Thúy Kiều làm thị tì trong nhà Thúc Sinh – Hoạn Thư, Thúy Kiều được Từ Hải tạo cho điều kiện đền ân báo oán và Thúy Kiều gặp lại Kim Trọng. Là một trường dạy sinh ngữ thì ngoài phong tục, văn hóa, quan trọng nhất là ngôn ngữ. Đây là ban Việt học Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông thì việc cốt yếu là viết, đọc và nói tiếng Việt.

Nói chung, các sinh viên, nhất là những em diễn viên chính, đều nói thạo, phát âm chuẩn. Bên cạnh Thúy Kiểu tài sắc vẹn toàn (Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh), Kim Trọng nghiêm trang, đứng đắn (Phong tư tài mạo tột vời, Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa), vai Từ Hải (nhân vật thỉ thật đúng Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) lưỡi đang còn vướng víu ít nhiều giọng mẹ đẻ.

Tuy nhiên, chàng sinh viên nầy rất đáng khen vì anh chịu khó về Việt Nam thực tập và trong buổi tiệc giao lưu, theo yêu cầu, anh cho thưởng thức một bài dân ca quan họ nghe đâu về học hát tận Bắc Ninh. Theo kinh nghiệm, tôi biết nhiều sinh viên có cha mẹ người Việt thì nói thành thạo tiếng Việt ở nhà nhưng ít được học viết và đọc. Nhân đây cần phải hoan nghênh PGS.TS Lê Thị Xuyến, chủ nhiệm ban Việt học, người đã đưa chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Hãy nói tiếng Việt vào ban Việt học từ 8 năm 2012. Cô đã quan tâm nhiều đến vở kịch nầy vì là một trong những phương cách giản dị nhằm thực hành tiếng Việt một cách hữu hiệu. Vở kịch cũng là nơi trình bày thiết thực phong tục, luân lý, tín ngưỡng của một thời nước Việt Nam tuy truyện lấy gốc từ cuốn Đoạn trường tân thanh bên Tàu. Bên cạnh thuyết tài mệnh tương đố (tài và mệnh ghét nhau) được tác giả đem làm luận đề, trong truyện còn có những màn không tưởng Thúy Kiều thăm mộ Đạm Tiên (Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm), Thúy Kiều bán mình chuộc cha (Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng), Thúy Kiều được sư Giác Duyên vớt cứu (Khi nàng gieo ngọc trầm châu, Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về)… giải thích phần nào tựa đề truyện kể của Isabelle Genlis: Kim Van Kieu ou le jeu des dieux.   

                     KVK vqy 7
Cụ Nguyễn Du khi viết mấy câu chấm dứt khiêm tốn cuốn truyện chắc không thể dè 250 năm sau sách của cụ được vinh danh trong một trường đại học bên Pháp.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Thành Xô tiết Thanh Minh Ất Mùi
(*) Hành trình 40 năm Phượng Ca, Chim Việt Cành Nam (chimviet.free.fr) 24.08.2009
(**) Các vai chính : Hoa Nô, Thúy Kiều, Trạc Tuyền (Quintie Huỳnh), Hoạn Thư (Sophie Phạm), Thúc Sinh (Johnny Trần), ni sư Giác Duyên (Oirda Amada) và Từ Hải (Sylvain Pierré)

                                                             KVK vqy 8

Phụ chú
Một tờ quảng cáo cho hay truyện Kim Van Kieu ou le jeu des dieux sẽ được tái diễn ngày thứ bảy 30.05.2015 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam với nhạc sĩ Hồ Thụy Trang, tranh vẽ Cô gái cạnh lồng chim của họa sĩ Đỗ Duy Tuấn.
Cô Thụy Trang xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ Sài Gòn. Học nhạc truyền thống tại Nhạc viện Quốc gia Âm nhạc và Nghệ thuật Sân Khấu Sài Gòn từ năm 6 tuổi, tốt nghiệp hạng Ưu viện Đại học Quốc gia Nhạc truyền thống năm 1986, cô đoạt giải Quốc gia Đàn tranh Tài năng trẻ năm 1992. Vừa giảng dạy, cô vừa biều diễn khắp nơi ở trong nước cũng như ở nước ngoài để phổ biến nền nhạc truyền thống Việt Nam và những dụng cụ phong phú. Nhiều buổi hòa nhạc được tổ chức ở Việt Nam cũng như ở ngoại quốc (Nga, Mỹ, Canađa, Mexico, Pháp) đưa tiếng tăm cô vang khắp thế giới. Từ năm 2003 cô định cư ở Pháp và điều khiển nhóm Tơ Đồng. Giáo sư nhạc có bằng tốt nghiệp, cô dạy ở các nhạc viện Bussy-Saint Georges, ở Paris, Marseille, Bordeaux, Lausanne. Cô là nhạc sĩ của viện Bảo tàng Cité de la Musique, đã từng cộng tác với Urban Sax trong đồ án năm Pháp-Việt.

Họa sĩ Duy Tuấn sinh năm lịch sử 1954 ở Thừa Thiên Huế. Nhà nghệ sĩ đổng hương tôi chưa từng được gặp nầy tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, được xem là một tài năng bậc nhất trong lĩnh vực nghệ thuật hiện đại và tối tân ở Việt Nam. Những tác phẩm của anh khác biệt ở đề tài, phần lớn là những phụ nữ điệu hóa giúp anh tìm màu sắc linh hồn. Những họa phẩm của anh, hầu hết đều mang nét lãng mạn của một tâm hồn Huế. Tuy nhiên những phụ nữ trong tranh không hẳn là người Huế mà là những mẫu mộng mơ trong sáng rất hiện đại. Tranh của anh gợi một phong cách hội họa phương Tây tối tân nhưng vẫn tiềm tàng một tâm thức văn hóa phương Đông gốc gác. Anh đã nhận nhiểu giải thưởng ở các cuộc triển lãm tại nước ngoài, đặc biệt hai lần của Philip Morris ASEAN 2001-2002 và gần đây giải triển lãm nghê thuật toàn quốc 2001-2005. Đọc trong một trang báo Pháp: Nghệ thuật của tôi chìm đắm trong không khí luyến tiếc và lãng mạn xứ Huế, trong quá khứ vẻ vang, trong mối liên lạc với Thượng đế và trong mộng mơ giải hòa sắc đẹp với văn minh hiện tại.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Mùa Xuân thi ca ở đại học Paris VII của Võ Quang Yến.

Cảm nghĩ của Nguyễn Lan về Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt nam tổ chức tại Sydney

sydney 20

Dai Hoi Nhac Truyen Thong lan thu 3 tai Uc Dai loi
Theo Chan Dai Hoi thu 3 den Uc Chau , Chung toi tha thiet voi nen Nhac Co truyen VN, cho su Bao Ton lan Phat Trien ngay them Tot , Dep,va Ben Vung, truyen ba den The Mai Sau…

Mot ngay dep troi cuoi Mua Dong cua Sydney bat dau sang Xuan cua Australia, khong khi that Em Dem …

Ngay 13/08-2015 tat ca Cac Thay Co, Cac em Da tung Cuu Sinh Vien truong Quoc Gia Am Nhac Viet Nam truoc nam 1975 tu cac nuoc tren The Gioi: Phap, My, Canada, Norway, Viet Nam…ban ron, hanh ly lan Nhac Cu duoc mang vat va tu phuong xa den de tham du Dai Hoi lan thu 3…

Theo chan nhung nguoi da tung la Sinh Vien, Giao Su truong Quoc Gia Am Nhac , Kich Nghe Sai gon.

Ban To chuc nguoi dung dau duoc biet Co Le Kim Uyen Sinh Vien Nhac cu dan Tranh , tung Doat giai ve bo mon Co truyen nay,

Giao Su Phuong Oanh giang day bo mon Ca Hue, Dan Tranh, Giao Su Nguyen Xuan Yen day Dan tranh va nghien cuu Nhac Tai Tu Mien nam

Giao Su Hoang Co Thuy, mot Thien tai cua cac Bo dan :Tranh, Co, Ty Ba , Nguyet,(khong ho danh bat hu truyen Giao Su duoc Unessco cong nhan la Nhac Si Tai Tu Mien nam ) tham gia cac buoi Bieu Dien, Thuyet Trinh ve Nhac Viet Nam noi chung, Nhac Tai Tu Mien Nam noi rieng tren nuoc Phap, My…Giao Su Tran Bo voi tieng sao Dieu Luyen, Me hon…xu dung duoc tat ca Nhac Cu, Tran Phuong My , Hat Ba Mien Trung Nam Co hat duoc tat ca voi su dieu luyen cua luyen lay dung Phong Cach cua cac Mien! Huynh Ha , Thuy Van voi su Hoa Tau cua ca hai that chung chac , Giao Su Nguyen Lan sinh song tai Hoa Ky va truong ban Nhac Lac Viet tai Utah(My)tham gia dan tranh Nhac Mien Nam . Viet Hai tu Seattle (My) dung dau cho 1 so cac em Seattle den Uc chau Bieu Dien, Anh da chung to Mot nguoi lanh Dao cho buoi Bieu dien that nghiem tuc, Nguoi Dep Dieu Trinh cung nhieu Thuc Nu khong biet ro ten nhung da say xua voi long Yeu Nhac Co.. Em Tin Nguoi Trai Tre tu Na Uy den la Cong tu cua Nguoi dung Dau Phuong Ca o Na uy da cho thay cai Thong minh cung Nang khieu tren cac Nhac Cu Tranh, Co… Pham Duc Thanh, Dan Doc Huyen su dung Dieu Luyen, Nguyen Dang Thao voi cay Guitar, dan Tranh , Doc Huyen da gay bat ngo thich thu voi Tai xu dung, Hoa tau voi Phu Nhan Rose ( Giao Su Piano tai Uc Chau)..

khong the nao quen Ca Si Dang Lan mot thoi vang tieng voi Ban Tam Ca Dong Phuong da tham gia Dai Hoi voi “Thi Mau Len Chua”

Ban Tre Vang voi Minh Ha, Le Phuong , Duong va Phong Phu da dem den nguoi Nghe mot su ron rang, dua Hon Nguoi den mien Cao Nguyen Huyen Thoai ! Co the thieu sot mot vai Nhan vat ke den.. nhung Dai Hoi da cho thay moi Co gang cua Ban To Chuc va nguoi Bieu Dien.

Dieu dang noi la su To Chuc nao cung nhieu thieu sot, nhung Hy Vong nhung Ca Nhan da dua minh len San khau nhieu qua se gay nham chan … Dem Tinh Hoa , Ky xao cua tung Nghe Nhan den xu Nguoi phai Phat Huy dung nghia cua no, Dung Ca Nhan chu nghia ma mat di tinh cach Doan Ket va Vinh Danh Cho nhung nguoi tu Cac Nuoc den chi de lam Rang Danh nen Nhac Co Truyen dang Quy va Tran Trong.
Lan Nguyen

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Cảm nghĩ của Nguyễn Lan về Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt nam tổ chức tại Sydney

Đại Hội Âm Nhạc Truyèn Thống Việt Nam lần thứ 3 tại Úc Việt Hải HƯỚNG VIỆTT

Thật cảm động khi được đọc nhật ký này của Việt Hải, cô xin phép để lên đây cho mọi người khác cùng đọc nhe.
PO

Nhật ký Úc Châu

Thu về, cúc vàng nở rộ ngoài hiên. Nhâm nhi chén trà hoa cúc, tôi trãi mình về những kỷ niệm ở Úc Châu.

Kỷ niệm là gì? Với tôi đó là những hồi ức trong đó có nụ cười, có nước mắt, có hạnh phúc, khổ đau, có niềm tiếc nuối, có hy vọng, là những hành trang giúp tôi vững chân trên từng bước đường đời.

Tôi đến Sydney trong một ngày mùa hạ, để đón cái khí hậu khắc nghiệt của mùa đông. Tuy nhiên cái lạnh chóng xua tan khi được gặp các thầy, người bạn mới. Vui nhất là gặp chị Linh. Vừa gặp tôi chị Linh hỏi « 2 đứa bé này là con Việt Hải phải không ». Tôi chưng hửng ngó lại phía sau. 2 học trò nhí của tôi, Thủy Tiên và Quang Huy đang tròn xoe mắt ngó tôi như 2 con búp bê. Mà trời ạ, chị Linh mở hàng sao mà đắc ghê gớm. Cái nổi ám ảnh này nó theo suốt cuộc hành trình Sydney Melbourne. Lúc đang đứng vẽ, không biết bao nhiêu là khán giả cứ dí tôi một câu, « đây là con của bác sỉ phải không? », « hai đứa bé con bác sĩ dễ thương quá »… Trời ơi, chỉ một chuyến đi Sydney thì tôi đã « già » đi chục tuổi. Có nên khóc buồn cho số phận hay không? Nổi buồn này biết tỏ cùng ai!

Niềm vui lớn nhất trong hành trình này là tôi được gặp lại giáo sư Phương Oanh, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Xuân Yên. Tôi lại có duyên được nghe tiếng sáo của thầy Trần Bộ, quen chị Phương Mỹ, cô Lan, chị Minh Hà, cùng ông cụ non Minh Hiệp, và nhiều các anh chị khác…

Tôi nhớ hoài kỹ niêm hôm ấy. Đó là tối thứ 5 ngày 13 tháng 8, 2015. Sau bữa ăn tối, thầy Thụy và cô Yên không ngại đường xa mệt nhọc quyết định làm một buổi thuyết trình về các làn hơi nhạc cổ cho chúng tôi. Đây là một buổi học quý báu vô cùng, vì không những cô và thầy truyền trao cho chúng tôi kiến thức về nhạc cổ vốn có, các thầy còn truyền trao những kinh nghiệm đã chiêm nghiệm được từ bao nhiêu năm sống với âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Tôi nhớ hoài câu nói của cô Yên, « có những kinh nghiệm mà có lẽ mấy thầy đi trước biết nhưng lại không nói ra. Tụi tôi thì nghĩ mình đã già nên chúng tôi muốn nói ra vì nếu không nói thì sẽ bị mai một, nên chia sẽ được gì chúng tôi chia sẽ để mọi người cùng nhau suy nghĩ. »

Với riêng tôi, nhạc cổ truyền Việt Nam ngày nay, tuy gọi là nhạc cổ, nhưng cũng được chia ra làm 2 trường phái khác nhau rõ rệt:

Trường phái thứ nhất là dùng nhạc khí cổ truyền Việt Nam phát triễn theo lối nhạc mới, kết hợp với nhiều loại nhạc khác trên thế giới, như Jazz, Blues, rap, v.v, hay dùng để đàn các bản tân nhạc phục vụ cho thị hiếu của khán giả. Có người còn dùng để đàn các bản nhạc Tây phương, cụ thể là nhạc cổ điển, để chứng minh nhạc khí Việt Nam cũng có thể chơi như các loại nhạc khí khác trên thế giới. Kỷ thuật của nhạc cổ truyền không được chú trọng. Phong cách biểu diễn bốc lữa, nhanh, đàn tranh nói riêng, chú trọng nhiều về kỷ thuật chạy ngón của bàn tay phải. Tay trái không chú trọng nhiều về các ngón nhấn nhá, mà chỉ dùng để đệm thêm các bè. Chiều hướng này, theo tôi, thì gần 95% các nghệ sĩ và học viên nhạc cụ dân tộc đang theo đuổi và phát triễn. Phổ biến nhất là phong trào karaoke nhạc dân tộc, nghiã là thay vì hát karaoke thì dùng đàn dân tộc đàn trên nhạc nền karaoke.

Trường phái thứ 2 là chỉ quan tâm chú trọng về các bài nhạc cổ, các làn hơi điệu thức thăng âm nhạc Việt, không ngoài mục đích bảo tồn và gìn giữ cái vốn cổ, cái hồn của dân tộc. Đàn tranh nói riêng, chú trọng nhiều kỷ thuật của bàn tay trái. Theo tôi đây là trường phái khó theo nhất. Khó là các kỹ thuật này rất khó đạt đến mức tinh vi. Cái khó hơn là nó kén khán giả, ít người hiểu được giá trị của nó. Và cái khó khăn hơn nữa là làm sao để các học viên theo đuổi nhạc dân tộc cũng thấy được cái hay, cái đẹp, cái tinh tế đầy ý nhị trong các làn hơi nhạc cổ.

Với hơn 14 năm theo đuổi các kỷ thuật mới của đàn tranh, học biết bao nhiêu các sáng tác mới cho đàn tranh tôi. Tôi còn nhớ lúc ấy thiếu bài đàn tôi yêu cầu sư phụ tôi sáng tác thêm các bài nhạc mới với một yêu cầu « chị phải có thêm nhiều nốt đàn tay trái cho em. Vậy đàn mới đã tay. » Thế là chị tặng cho tôi nhạc phẩm Vui Mùa Lúa, rồi thêm một loạt các sáng tác mới như « Nhớ Bạn, » « Hoài Thương, » « Vọng Hoài Thương, » « khắc khoải, » v.v.
chiều hướng này tôi không thiết tha theo đuổi nữa. 5 năm trước ở Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Kỳ 1, qua sư phụ Kim Uyên, tôi có cái duyên được biết giáo sư Phương Oanh. Chính cô là người đã truyền trao cho tôi tình yêu âm nhạc cổ truyền Việt Nam, để nó biến thành một phần máu thịt không thể nào tách rời xa được. Câu nói góp ý của cô sau khi nghe tôi đàn bài Vui Mùa Lúa tôi vẫn còn nhớ mãi: « Ngày xưa cô cũng sáng tác các bản nhạc mới cho cây đàn tranh, nhưng sau một thời gian cô không sáng tác nữa mà chỉ chú trọng về học và phổ biến nhạc cổ truyền VN mà thôi. »

Sư phụ Kim Uyên trao cho tôi ngón đàn và tình yêu với cây đàn tranh, nhưng chính giáo sư Phương Oanh là người đã cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Thế là trong 5 năm qua, tôi không học nhạc mới nữa. Cứ 10 giờ sáng Seattle, tức 7 giờ đêm Paris, cô tận tình hướng dẫn tôi học các bài nhạc miền Trung. Tôi cứ thế mà học, Lý Con Sáo Quãng, Lưu Thủy Kim tiền, Hành Vân, Cổ Bản, rồi từ từ đi sâu hơn học các bài Tứ Đại Cảnh, Nam Bình, Nam Ai, Nam Xuân (Huế). Càng học, tôi càng yêu nhạc cổ hơn, vì nó đẹp, một nét đẹp đã được thử thách và tồn tại theo thời gian năm tháng.

Tinh thần gìn giữ âm nhạc dân tộc của cô Phương Oanh rất cao. Có những hôm tôi « làm biếng » muốn ngủ nướng, cứ nằm trên giường không chịu dậy, cô kiên nhẫn đợi tôi trên mạng Skype. Những lúc ấy tôi thấy có lỗi với cô vô cùng. Thế là tôi cố gắng học bù. Nhưng tôi ngu quá, học hoài cũng không nhớ, ngón đàn cũng không đẹp. Trái lại, cô lại rất kiên nhẫn với tôi, chỉnh sữa từng nốt đàn cho đến khi nào ưng ý mới thôi. Sau những buổi học đàn, cô thường trầm ngâm, kéo mắt kính lên, thở dài rồi nói … « cô đang suy nghĩ… » Cô không suy nghĩ gì nhiều đâu, cô chỉ suy nghĩ một hướng đi, đó là làm sao phục hưng âm nhạc truyền thống Việt Nam để nó không bị mai một, bị lai căn mất gốc.

Rồi tôi bắt đầu nghiên cứu nhạc miền Nam với sư phụ Kim Uyên. 6 giờ chiều Seattle, 9 giờ đêm Toronto, Canada. Chị đeo cái mắt kiếng thật to tận tình hướng dẫn tôi làm sao phân biệt âm nhạc của 3 miền đất nước. Càng học các bài nhạc tổ, càng thấy sự tinh tế ý nhị trong từng ngón nhấn mổ, sức sống của nhạc cổ càng vực dậy trong tôi mãnh liệt hơn. Sức sống ấy tạo nên tinh thần và nhiệt huyết cho tôi truyền trao những gì mình học được cho các học trò của tôi. Tuy nhiên tôi biết, các thầy cũng như tôi, là những người đi trên con thuyền ngược nước, chúng tôi không đi xuôi theo thị hiếu của khán giả, mà đi theo một chân lý của cuộc sống. Dẫu lắm chông gai, chèo chống cùng bao trỡ ngại, con thuyền này phải được thẳng tiến dẫu với bao hy sinh, không sẽ bị thụt lùi theo dòng nước ngược.

Nhưng sao đi nữa, trường phái nào cũng vậy, miễn kéo được người tìm đến với nhạc cụ dân tộc, để tuổi trẻ hải ngoại dầu ở cách xa quê hương hơn nữa vòng trái đất không tự ti dân tộc, vẫn có thể tự hào mình là người Việt Nam, có một truyền thống lâu đời, có những nhạc khí cổ truyền đặc biệt như bao nền văn hóa khác khác thì tôi vui rồi.

Ngoài vườn những chiếc lá ngô đồng theo gió rời cành. Tôi chạnh lòng, đã thu rồi ư!
Ngô đồng thất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
(một lá ngô đồng rụng
nhân gian biết thu đã trở về)

Ngày xưa, vua Phục Hy thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng, lại thấy chim phượng hoàng liền đến đậu. Vua Phục Hy biết ngô đồng là gỗ quí, hấp thụ tinh hoa Trời Ðất, có thể làm nhạc khí, thế là ông sai người đốn cây ngô đồng xuống, cắt làm ba đoạn để phân Thiên, Ðịa, Nhân. Ðoạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng, chỉ có đoạn giữa thì tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng làm nhạc khí được. Cây đàn Dao cầm từ đó mang tên. Ngô đồng cũng là loại gỗ mà chúng ta dùng để làm đàn tranh đó!

Mùa thu là mùa tôi yêu nhất. Tôi thích cái se se man mát lành lạnh của gió thu, nhưng vẫn luôn nhớ cái nắng nóng bỏng của mùa hè. Tôi yêu mùa thu vì thu là mùa của hoa cúc, một loài hoa độc nhất biểu lộ đặc tính « diệp bất ly di, hoa vô lạc địa ». Hoa cúc là vậy, « lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẵng lìa thân » dù cho héo rũ tàn khô vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt cuộc đời theo đuổi lý tưởng chân lý. « Cúc hoàng cúc đảm ngạo hàm sương ». Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của nhũng kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy, hiên ngang thách thức cùng sương tuyết ngạo nghễ đơm hoa kết nhánh mặc cho thời tiết khắc nghiệt bao quanh. Tôi cũng như loài hoa cúc ấy, noi gót theo các thầy Thụy, cô Yên, cô Phương Oanh, theo đuổi một ý chí, một lý tưởng chân lý, làm sao gìn giữ vốn nhạc cổ đang ngày một mất đi.

Sân sạch không còn mưa bụi bay
Từ đâu thu hứng đến đem nay
Vàng ngô gió thổi tung chiều hướng
Dương liễu trăng soi bóng tỏa đầy…

Ngoài những kỷ niệm đẹp với các thầy cô ở Sydney, ở Melbourne tôi lại có thêm nhiều kỷ niệm đẹp khác nữa. Đến Melbourne, chúng tôi được mời đến tham quan nhà của chú Thái và cô Đạm. Căn nhà khá rộng xinh xinh trồng đủ loại hoa kiểng. Vừa vào thăm nhà, sư phụ Kim Uyên của tôi đã reo lên « vào đây vào đây xem hoa mai trắng nè em ». Vốn là một người yêu mai nên tôi chạy nhanh ra sau vườn xem. Mai có đến 250 loại khác nhau, nhưng ta có thể chia mai ra làm 4 loại tùy theo màu sắc: hoàng mai, bạch mai, hồng mai, và thanh mai. Loại mai nhà cô Đạm trồng là một trong các loại Bạch Mai. Loại bạch mai này khác bạch mai ở VN vì nó không có hương thơm, tuy nhiên cũng làm cho kẻ mộ điệu nhớ đến 2 câu thơ của Lư Mai Pha đời Tống:

Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
Tuyết khước khâu Mai nhất đoạn hương
(Mai nên nhường tuyết ba phần trắng
Tuyết phải thua mai một bậc thơm)

Các nhà nho xưa xem Mai là sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng. Thân và cành của mai gầy guộc nhưng bên trong chứa đựng một sức mạnh kiên cường giúp mai vượt qua cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông để kết nụ đơm hoa. Chính sự kiêu dũng này mà cụ Chu Thần (Cao Bá Quát), người tự phụ riêng mình chiếm đến 2 bồ chữ của thiên hạ đã phải thốt lên rằng
Thập tài luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
(Mười năm xuôi ngược đi tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ cúi đu vái lạy trước hoa mai)

Ngoài hoa mai, vườn nhà cô Đạm chú Thái còn trồng nhiều loại trúc và tùng. Âu đây cũng là những vị biết « chơi hoa ». Mai hoa thường đi chung với tùng và trúc thành bộ « tam hữu ». Sách Luận Ngữ có câu « Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn ». Vườn nhà mà có ngự sử mai, trượng phu tùng, và quân tử trúc cho ta biết đây là một ngôi nhà có nhân tài, những vị nhân tài thích ẩn dật với thiên nhiên hoa cỏ. Thật vậy cô Đạm là một hoạ sĩ rất tài hoa, tranh cô sống động qua từng đoạn đời của quá khứ. Chú Thái là một người vui tính hòa nhã nên mọi người trong cộng đồng đều yêu mến.

Hôm ấy cô và chú đãi chúng tôi món bánh canh. Món bánh canh này ngon quá nên sau khi hết một tô, tôi nhờ chị Phương Mỹ nấu thêm một tô nữa với một yêu cầu nho nhỏ « ít bánh canh thôi vì em sợ tăng cân. » Phải chăng những món ăn ngon đều do đều bếp nấu bằng tất cả tấm lòng thành! Đã mấy tuần rồi vẫn còn nhớ vị bánh canh của cô Đạm.

Sau bữa ăn, chúng tôi tụ họp lại để tổng dợt cho chương trình sáng hôm sau. Chúng tôi ôn lại « Duyên Kỳ Ngộ ». Con người đến với nhau qua một chữa duyên. Duyên sinh duyên khởi. Tất cả mọi việc ở đời đều bắt đầu từ một chữ duyên, cái nhân duyên tác động chi phối lẫn nhau trong trùng trùng điệp điệp vô cùng tận. Tôi và sư phụ Kim Uyên của tôi đến với nhau như một cái duyên từ nghìn xưa vậy.
Cũng nhờ cái duyên với chị giúp tôi có thêm những cơ duyên khác.

Tôi có được cái duyên quen chị Phương Mỹ và được học hát thêm bài Tứ Đại Oán.

Tôi có cái duyên được nghe tiếng sáo của thầy Bộ. Thầy trầm ngâm ít nói lúc nào cũng cười toe, cứ như là mặc cho thế sự cuộc đời ta cứ vui vẻ với cây sáo trên tay.

Tôi có cái duyên được biết cô Lan, được nghe cô tâm sự, được cô chia sẽ những tình yêu về nhạc cổ truyền miền Nam.

Hai tuần đã qua, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng cười thật giòn của cô Yên. Tiếng cười của cô làm tôi nhớ cô Ngọc Dung. 2 năm rồi không có dịp thăm cô Ngọc Dung, tôi nhớ biết mấy những buổi học hát với cô. Cô Ngọc Dung như một « kỵ sĩ » đàn tranh, ngón đàn có sức sống rất mãnh liệt, làm cho người nghe lúc nào cũng thấy yêu đời, trẻ trung.

Kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất là tôi được tập ca bài Văn Thiên Tường lớp dựng. Chị Kim Uyên vạch nhịp cho tôi lâu rồi nhưng chưa có dịp tập ca. Hôm đó là lần đầu tiên hát bài này cũng là lần đầu tiên được thầy Thụy đệm cho ca bài « gọi trăng » kể về Hàn Mạc Tử. Tôi luôn tự hỏi tại sao những gì liên quan đến thi sĩ họ Hàn này đều buồn như vậy.
« Giáng tiên xưa u hoài mang thương nhớ
Rụng xuống trần trăng mùa lỡ xa xôi
Giọt nhớ nào? từng cánh nhỏ rơi rơi
Để trĩu nặng trong thơ đời băng giá…. »

Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử khác trăng trong thơ Lý Bạch, khác trăng trong thơ của Xuân Diệu. Dưới mắt ông trăng là một thực thể linh hồn, một sự khát khao. Ông say cùng trăng, ôm ấp trăng, giỡn cùng trăng, đôi khi dỗi hờn muốn đoạn tuyệt cùng trăng…
« Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẵng bán tình duyên ước hẹn hò… »

Tôi say sưa hát trong tiếng đàn của thầy Thụy. Tôi đã nghe bản nhạc này vài hôm trước với một nỗi buồn vời vợi như tâm trạng và trái tim thổn thức của Hàn Mạc Tử. Nhưng hôm nay tôi hát, tôi lại không cảm giác như vậy. Tôi hát với một trạng thái thanh thản, nhẹ nhàng. Bao nỗi phiền muộn xóa tan! Tôi chợt chiêm nghiệm rằng, phải chăng tiếng đàn của thầy Thụy cũng là một pháp thiền định.
Thật vậy, nếu ai đã từng nghe và thấy thầy đàn, bài chậm, bài nhanh cũng vậy, thầy đàn với một phong độ thư thái an nhàn hoà đồng cũng vũ trụ thiên nhiên, làm cho người nghe cảm thấy thanh thản, thời gian cứ thế trôi qua thanh thoát.

Đêm đã khuya, gần 3 giờ sáng rồi còn gì! kỹ niệm vẫn còn dài, tôi khép lại trang nhật ký ở đây hẹn một ngày khác viết tiếp.

Việt Hải
3am ngày 5 tháng 9, 2015

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Đại Hội Âm Nhạc Truyèn Thống Việt Nam lần thứ 3 tại Úc Việt Hải HƯỚNG VIỆTT

1970 Phượng Ca những ngày đầu thành lập

Giáng Sinh năm 1970, Phượng Ca đánh dấu 1 năm hoạt động tại trụ sở CPS – Chương Trình Phát Triễn Sinh Hoạt học đường.
Những tấm hình thật quý giá, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào về nguồn được phát động do học sinh, sinh viên, giới trẻ ở Saigon.
Ba tấm hình đầu là nhóm HOA SIM chụp trước năm 1969.
Những tấm hình kế tiếp là của Phượng Ca khi mừng 1 năm hoạt động, và những năm kế tiếp.

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 1970 Phượng Ca những ngày đầu thành lập

2015 02 15 Tết Cao Niên tại giáo xứ Việt Nam Paris.

Trong lúc Phượng Ca đi trình diễn tại Bruxelles, thì lớp đàn tranh giáo xứ với các chị Ngọc Thanh, Lệ Hồng, Mỹ Ly trình diễn giúp vui cho các ông bà.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 02 15 Tết Cao Niên tại giáo xứ Việt Nam Paris.

2015 02 14 Đi thăm những người trẻ Việt Nam tại Calais

Theo lời Minh Hiền có một số những người thanh niên Việt Nam đã đến Calais qua một tổ chức du lịch và đã nghĩ rằng nước Anh là thiên đường để mình thoát khỏi cảnh nghèo đói ở quê nhà nên đã đóng góp tiền bạc để được đi. Phần đông các em trẻ trong lứa tuổi 20 -35.

Đến Lens, chúng tôi được các thiện nguyện viên của một dòng tu tại đây đón tiếp, vì chúng tôi đến để làm một bữa cơm mừng xuân cho họ.

Nhìn những khuôn mặt tuấn tú sáng lạng của người trẻ Việt đang thấtp thỏm chờ ngày, một ngày không biết được để họ có thể đến được nước Anh như họ mong muốn. Cuộc ra đi rất nguy hiểm này, các em không được biết trước, chĩ được nghe người mối lái dụ là họ có thể sống thoải mái và tìm đượợc việc làm nhanh chóng và nhiều tiền…

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 02 14 Đi thăm những người trẻ Việt Nam tại Calais

2015 07 25 Hình ảnh kỷ niệm cuộc hành hương Thánh Anne d’Auray tại Vannes

Hành hương ở Vannes kính Thánh Anné d’Auray gồm có 3 ngày, 25,26,27/07/2015.
-Tối thứ bảy 25/7/2015 canh thức lúc 20giờ tại quãng trường.
-Sáng chúa nhựt 26/7/2015 Thánh lễ trọng kính lúc 11giơ tại quãng trường.
-Sáng thứ hai 27/7/2015, thánh lễ tạ ơn tại nhà nguyện.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 07 25 Hình ảnh kỷ niệm cuộc hành hương Thánh Anne d’Auray tại Vannes

2015 27 26 Thánh lễ Tha Thứ Thánh Anne d’Auray

Thánh lễ Grand Pardon của Thánh Anne d’Auray năm nay, tổ chức trọng thể dưới sự chủ tế của đức Tổng giám mục Saigon Paul Bùi Văn Đọc theo lời mời của đức Tổng giám mục tỉnh Vannes.

Thánh Anne d’Auray là thánh bổn mạng của năm tỉnh vùng Bretagnes, vì thế mà hằng năm, có cuộc hành hương đến viếng thánh có 3 ngày trong tháng 7. Chương trình như sau: – thứ bảy canh thức  – thánh lễ sáng thứ bảy -lễ tạ ơn sáng thứ hai – Một chương trình văn nghệ do cộng đoàn Việt Nam trình diễn.

Phương Oanh và Quốc Cường – Phượng Ca cùng ca đoàn Antony đại diện Việt Nam có mặt trong thánh lễ long trọng này.

Theo những người tham dự hành hương tại đây cho biết, bắt đầu từ năm 2003, thánh lễ Grand Pardon được tổ chức lại  sau một thời gian dài, và đây là lần đầu tiên một thánh lễ Grand Pardon của Thánh Anne mẹ của Đức mẹ Maria được cử hành dưới sự chủ tế của đức Tổng giám mục Việt Nam, mặc dù trời mưa, nhưng vẫn giữ được thánh lễ long trọng trang nghiêm.

http://www.ouest-france.fr/sainte-anne-dauray-les-pelerins-bravent-la-pluie-3590430

Grand Pardon de Sainte-Anne d’Auray

Le plus grand pèlerinage religieux de la région.

L’histoire de Sainte-Anne d’Auray aurait débuté au XVIIe siècle, par les apparitions de sainte Anne, mère de la vierge Marie, à Yves Nicolazic, pieux laboureur du village. A l’époque, Sainte-Anne d’Auray est un hameau nommé Ker Anna, le « village de Anne » en breton. Lors d’une apparition, elle lui demande de reconstruire la chapelle qui lui était dédié au VIe siècle. La nouvelle se répand dans toute la Bretagne et les pèlerins se mettent en route vers Sainte-Anne d’Auray, donnant naissance au plus grand pèlerinage de la région. Au XIX siècle, l’affluence est telle que la chapelle devient trop petite. Pour y remédier, la basilique est bâtie entre 1865 et 1872 par l’architecte Deperthes.

Depuis, chaque 26 juillet, le village accueille des milliers de pèlerins pour le Grand Pardon : un moment fédérateur pour tous les chrétiens et tous les bretons, dont Sainte-Anne est la patronne.

Hình của Alain Dũng chụp:
https://goo.gl/photos/vBc8RdedkvYPzsqj8

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 27 26 Thánh lễ Tha Thứ Thánh Anne d’Auray

2000 06 28 Ngày Chúc Thọ ….đành lở hẹn

Di tản, tạm trú, định cư ở Paris đã hơn hai mươi năm, năm nay bố mẹ, ông bà và những vị bô lão được dự buổi tiệc yến lão với Nguyệt San Ngày Mới tại Trung Tâm Saint Jacques.

Đã chuẩn bị thật chu đáo và từ lâu, tôi háo hức và chờ đợi ngày trông đợi.

Nhưng, cũng tại chữ nhưng quái ác này, đã làm cản trở mọi dự tính.

Vì trách nhiệm và công việc cûa Phượng Ca quá bận rộn nên không dám hứa trước với ai nếu đó không phải là ngày trình diễn. ..

Trên lịch sinh hoạt, ngày 24/ 6, Phượng Ca đã nhận lời đi dự với đại hội âm nhạc thế giới được tổ chức tại tỉnh Vanves, Cachan, do đó mà đành lở hẹn. Những ngày gần kề, nhân đọc được Ngày Mới số 35 với chủ đề về cha me.

Khi được anh Lê Trân tặng số báo trên, tôi đã đọc ngấu nghiến tất cä những bài viết một cách say sưa, giống như một người bị bỏ đói tiếng  từ lâu.
Đọc đi đọc lại mà không chán, mỗi bài viết có một  gía trị khác nhau. Nhưng đặc biệt là những bài viết về mẹ cha , để rồi vui buồn theo các nhân vật trong các bài viết và ngẫm nghï cho thân phận mình ngày mai së ra sao ? Mình có giống như những ông bà Văn trong chuyện Hoàng Hôn cûa Diễm Thi, nhẹ nhàng ấm áp như Tình xế bóng của Thiên Định, cảm động khi nhớ lại những ngày sống bên cha mẹ qua bài thơ Nhớ Mẹ Hiền của Chân Phương Lê Mỹ, mà giờ đây, mặc dù đã trưởng thành, đã làm bổn phận của người mẹ, người vợ, tôi cũng không khỏi bùi ngùi xúc động Có điều, đa số trong chúng ta luôn luôn làm thơ, viết văn nói lên tình mẹ con rất nhiều mà tình cha thì thật là ít được nhắc tới. Hoặc nếu có thì cũng ít ỏi.

Vì lý do trở ngại giao thông, đúng ngày giờ mà người dân Paris biểu tình rầm rộ. Tất cả các nẽo đường đdến địa điểm tổ chức bị ngăn chận, kẹt xe khắp nơi, tôi cũng bị trong cơn ốc này , không làm sao tới được.

Ngồi trong xe hơi , từng giờ trôi qua .. . 1giờ, 2giờ, .. . chạy vòng vòng mà không thể nào đến nơi được.

5giờ chiều đã tới, phải ra khỏi Paris để đến với  tổ chức khác đang đợi với tâm trạng bức rức của một người thất hẹn, lo lắng cho ban tổ chức có gặp vấn đề không, khách có tới được Çông không và cầu mong mọi sự xuông sẻ…

Tôi rất cảm động và phục Nguyệt san Ngày Mới đã làm sống lại phong tục mừng thọ bố mẹ, mừng cuộc sống bền vững của lứa đôi trong buổi  lễ tổ chức đơn sơ, nhưng thật trang trọng này, nói lên tinh thần trọng kính người trưởng thượng và nhắc nhở cho chúng ta nên ráng giữ hạnh phúc gia đình nơi xã hội dễ thay đổi và tan vở này.

Và nếu chúng ta giữ được truyền thống này tại đây, tôi hy vọng một xã hội Việt Nam mới được thành lập và từ nơi căn bản của phong tục ,tập quán Việt Nam, hy vọng së được bảo tồn, phát huy để người địa phương thấy được cái hay cái đẹp của văn hóa Việt Nam.

Phương Oanh, Taverny 28/6/2000

 

 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2000 06 28 Ngày Chúc Thọ ….đành lở hẹn

2014 Một người chị văn học

Một người chị văn học

Tôi được biết đến tên Minh Đức Hoài Trinh từ rất lâu, vào những năm 1964-1965, lúc đó, tôi còn rất trẻ, mới bắt đầu tham gia sinh hoạt thanh niên, hoặc những khi đi hát với nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn đình Nghĩa…để được gặp Nguyễn Đức Quang tại giảng đường đại học Thụ Nhân ở Dalat, cũng như vừa tốt nghiệp nhạc viện Saigon chưa bao lâu…
Năm 1969, nhân chuyến xuất ngoại trình diễn đi qua các nước Âu châu với phái đoàn thân hữu các dân tộc cùng với Nguyễn Đức Quang, Khánh Ly, Thanh Lan, thì tôi mới được diện kiến nhà văn Minh Đức Hoài Trinh thật sự trong buổi trình diễn cho kiều bào tại khuông viên toà đại xứ Việt Nam tại Paris.
Từ trên sân khấu nhìn xuống, trước mắt tôi, một người phụ nữ Việt Nam xinh xắn, nhỏ nhắn, với mái tóc bồng bềnh xoả dài phủ trên vai rất nghệ sĩ, tôi đã nhìn thấy chị say sưa theo dõi chúng tôi trong lúc trình diễn đã làm tôi để ý đến chị. Trong lúc dự tiệc khoản đải, chúng tôi nói chuyện với nhau. Chị hỏi thăm tôi tin tức ở quê nhà, và được biết chị là nhà văn, nhà thơ cũng là ký giả chiến trường Minh Đức Hoài Trinh…với những bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rất nỗi tiếng….

Đầu năm 1975, tôi lại sang Pháp cùng với gia đình chồng. Trong lúc ổn định cuộc sống mới tại đây, tôi đi dự buổi tiếp tân do nhà nhiếp ảnh Hà Phong tổ chức năm 1976, tôi lại được gặp chị. Hai năm sau, nhờ sự động viên của bè bạn, tôi có ý định lập lại Phượng Ca, vì lúc đó Paris không có nhiều hội đoàn hoạt động trong lãnh vực âm nhạc dân tộc. Thời gian này, cha Ngô Duy Linh và chị Minh Đức Hoài trinh đã nâng đở tôi rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất trong lúc lay hoay của bước đầu tái lập. Không bao giờ tôi quên giây phút đầu này, vì chị là người giơ tay đón rước, cho mượn phòng khách nhà để dạy nhạc, trong thời gian này, tôi đã cùng với chị làm chương trình phát thanh tiếng Việt trên đài RFI.

Nhà chị ở bên cạnh đại học Jussieu Paris 7, nơi đây quy tụ hầu hết những sinh viên Việt Nam, vì thế sau khi hết giờ học, là các cô sinh viên có thể đến lớp đàn tranh dễ dàng, không bị mất thời gian di chuyễn.Trong nhiều năm, tá túc nhà chị để dạy đàn, hai lần trong tuần, vừa cho mượn chỗ chị lại cho ăn cơm trưa, những bữa cơm thân tình đơn sơ nhưng đã cho tôi nhiều can đãm để vượt qua mọi khó khăn nơi xứ người.

Năm 1984, nhận lời cha Ngô Duy Linh đến New Orléans mở lớp đàn tranh cho thiếu nhi, thu xếp vài ngày sang Cali thăm bè bạn, thì tôi được bạn đưa Ngõ Trúc thăm chị…

Viết về chị, chắc chắn sẽ có nhiều bài viết hay hơn, sâu sắc hơn có giá trị hơn về cuộc đời chị do những tay viết bè bạn chuyên nghiệp. Tôi chĩ muốn góp thêm vài cảm nghĩ của mình, với tâm tình của người em gái cảm mến và kính phục chị, một người phụ nữ nhỏ nhắn, nhưng rất phi thường. Đã can đảm đứng lên vận động cho văn bút Việt Nam hải ngoại có mặt trong văn đoàn quốc tế từ hơn 50 năm qua cũng như muốn gửi đến chị những tâm tình không bao giờ phai trong tim mình từ gần 40 năm gặp chị.

Phượng Ca 1978

Phượng Ca chỉ có hai tấm hình duy nhất có mặt chị trong buổi diễn đầu tiên và mấy mươi năm trôi qua, sự giúp đỡ của chị đã cho Phượng Ca có sức mạnh tiến bước trên con đường phục sự cho tha nhân, cho quê hương và trao truyền cho thế hệ trẻ tình yêu âm nhạc dân tộc nơi xứ người.

MD HT

MD HT 1

MD HT 2

Sự giúp đở này rất có quan trọng cho tôi, để có thể làm được mọi điều tốt đẹp cho âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại và giữ được văn hoá cội nguồn cho thế hệ trẻ sinh ra lớn lên tại đây.

Paris đầu thu 2014

Phương Oanh.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2014 Một người chị văn học

2015 06 18 Bửa cơm với các bạn

Thời gian vừa qua, chúng tôi làm việc rất căng thẳng, tập chuyện Kiều độc thoại của Isabelle, và những chuyện cổ tích khác cho các festivals khắp nơi, trình diễn không ngừng trong tháng 6 của nhà hát ngoài trờ trong công viên Bois de Boulogne Paris. Isabelle diễn với Hồ Thụy Trang ngày thứ bảy chuyện Tấm Cám,
diễn ngày chúc nhựt với tôi chuyện con cóc lên kiện ông trời.

Paris mùa hè thật thích, trong công viên rất đông người đi chơi, cắm trại cả gia đình, họ đem theo thức ăn buổi trưa, sau khi ăn thì đi xem kịch, xem hát diễn ngoài trời luôn.
Nời rạp hát chúng tôi diễn có nhiều ban kịch, chương trình phần đông diễn ban ngày cho gia đình xem, có nghĩa là người lớn, trẻ em đều có thể xem chung với nhau được. Có 4 hay 5 ban kịch trong một ngày. Bắt đầu từ 14h cho đến 18giờ là vở chót.

Để có vài giây phút thoải mái, nghỉ ngơi, tôi đã rủ Isabelle, Hồ Thụy Trang và một người danseuse Nam Dương đến ăn trưa với lò nướng than trong vườn, để mọi người tự nhiên muốn ăn gì thì nướng lấy. Tám người bạn ngồi bên nhau bên cạnh lò nướng dưới trời nóng gắt cũng vui vui.

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2015 06 18 Bửa cơm với các bạn

2015 03 Jerusalem

Tôi và chị Tâm theo chân phái đoàn hành hương vùng Val d’Oise, Pontoise đi thăm viếng thành phố cổ Jerusalem. CHúng tôi có 22 người gồm nhiều sác dân khác nhau, có người đến từ Haiti, người từ Guadeloupe, Marseilles, Lyon, Paris, Toulouse,…
Trong 10 ngày sống chung với nhau, cùng đi thăm viếng và cầu nguyện những nơi mà chúng ta chĩ được biết đến qua kinh sách, qua lời giảng của các cha.
Hôm nay, đứng ở đây, giữa trời đất mênh mông, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé. Trong sa mạc, chung quanh nhìn chỉ toàn là đá, đi lần về ngọn, nơi có một dòng suối mỏng như sợi chỉ, thế mà từ trên nguồn chảy xuống thung lũng, sa mạc lại trở thành biễn cả mông mông.
Trước khi đi hành hương, nhiều khi nghe nói tới trận hồng thủy, làm tôi không hình dung được, nhưng bây giờ tôi tin và thấy rằng những gì người xưa đã nói đó là sự thật.
Có đến thánh địa Jerusalem, mình mới nhận thấy rằng mọi người ở đây thật hiền hoà, khôn giốngn hững người dân xứ này sống ở nơi khác.
Một cái đặc biệt nữa là nơi đền thánh, có nhiều thánh lễ: công giáo, hồi giáo,…làm lễ kết tiếp nhau mà không có trở ngại nào.
Tôi được đi thăm nơi gia đình Đức Mẹ sống khi còn nhỏ, nơi giếng nước mà joseph nhìn thấy Marie đi lấy nước. Tôi cũng đã đến hang đá nơi Chúa Jêsus sinh ra, và tôi cũng đã được đi thuyền trên hồ Gali

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 03 Jerusalem

Tết Giáp Ngọ 2014

DSC_0107

Tết Giáp Ngọ năm nay nhầm ngày thứ năm trong tuần. Tôi đi lễ với Sophie ở nhà nguyện Notre Dame des Champs.  Trời lạnh quá… nhưng tôi chẳng thấy lạnh vì trong nhà thờ nho nhỏ dễ thương với những người bạn cùng cầu nguyện với nhau.

DSC_0106 DSC_0105 DSC_0104 DSC_0103

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Tết Giáp Ngọ 2014

2014 09 18 Năm Việt Nam tại Pháp ở Clichy la Garenne

Tỉnh Clichy la Garenne đã tổ chức buổi triển lãm tranh dân gian trong khuôn khổ năm Việt Nam tại Pháp. Phượng Ca đã làm buổi hoà nhạc để khai mạc.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2014 09 18 Năm Việt Nam tại Pháp ở Clichy la Garenne

2015 12 15 Gây quỹ giúp Philippine bị bão Hayan

Tháng 12 năm 2012, trận bão Hayan đã tàn phá Philippine một cách tàn bạo, Người việt Nam tại Paris đã cùng nhau tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ để giúp đở với sự có mặt của những nghệ sĩ các nước và Việt Nam.
MadéClement, ngày trước đã từng múa trong vũ đoàn hoàng gia Indonésie trong màn vũ dân tộc, Isabelle Genlis kể câu chuyện về Philippine với các đảo nhỏ qua tiếng đà ntranh Phương Oanh, Miyako trong bài hát Sakura với phần phụ đệm của Vân Anh, dàn nhạc Phượng Ca cùng nhóm hát Favic trong những màn hợp ca và hoà tấu về nhạc quê hương.
Buổi văn nghệ gây quỹ cũng đã làm tombola và bán thức ăn Việt Nam đến khán thính giả. Kết quả thu được và trao tận tay bà tuỳ viên văn hoá Philippine để chuyễn về nước.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 12 15 Gây quỹ giúp Philippine bị bão Hayan

1999 Phượng Ca kỷ niệm

Lật lại những tấm hình khi mới tái lập tại Paris. Những gương mặt nhi đồng ngày xưa bây giờ đã trưởng thành.

Foire de Paris mỗi năm tổ chức vào tuần lễ cuối tháng 4 đến ngày 8 tháng năm ở porte de Versailles. Paris có rất nhiều Foire , nhưng Foire de Paris là lớn nhất và lôi cuốn người nhiều nhất, tất cả các nước trên thế giới đều mong đến ngày này để đem sản phẫm của nước mình đến chưng bày giới thiệu. Khách đi xem và tìm mua những gì mình ưa thích cũng đến từ khắp nơi.

Phượng Ca được Gian hàng Thành Lễ Sơn Mài mời trình diễn chung

1997 Foire de ParisTrên đây là hình ảnh buổi trình diễn Phượng Ca với  Thành Lễ Sơn Mài mời.

1984 News Orleans       Năm 1994, Phượng Ca lại có chi nhánh ở Arlington do cha NGô Duy Linh điều khiển, các bé đã làm khách mời ngạc nhiên vì cây đàn tranh lại cao hơn nhạc sĩ.

1997 Asie Cachée printemp

Galerie Printemps đã chưng bày hàng hoá sản phẩm của Việt Nam dưới chủ đề ASIE CACHEE. Phượng Ca được mời làm animation trong 1 tháng, mỗi ngày có 5 buổi diễn với các tiết mục hoà nhạc, kễ chuyện với con rối, múa dân gian.

1987 Balets du VN

Phượng Ca nhận lời mời trình diễn của agence spectable làm một cuộc lưu diễn về Nhạc cung đình. Lần đầu tiên, các nhạc sinh phải trình diễn như người chuyên nghiệp, cũng vui và nhờờ đó, đã học đượợc rất nhiều về phương diện tổ chức.

1997 Tập đàn ngoài trời ParisMột buổi tập ngoài trời trước trung tâm văn hoá của Thuận tại Paris 19, gần métro Réaumur Sébastopol.

1997 Phượng Ca trên sân khấu MaubertTrung thu do chùa KHánh Anh tổ chức tại sân khấu Maubert những năm 1980.

AnimationMột buổi sinh hoạt cho trường tiểu học Gossynny ở Taverny năm 1980.

T1997 905 taverny

 Tố Duyên, một Phượng non đầu tiên của tổ.

Chương trình animation cho học trò tiểu học và mẫu giáo ở Chassemont.2001 CHAUMONT 007 2001 CHAUMONT 003

Festival coulottes coutes ở Sevran năm 19892001 CHAUMONT 005

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 1999 Phượng Ca kỷ niệm

2003 Hội ngộ Niềm Tin tại ROME

Năm 1988, Phượng Ca đã được cộng đoàn công giáo Hoa Kỳ mời đi dự lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rome dưới quyền Đức Thánh Cha Jean Paul II.

Sau 10 ngày ở đây, Phượng Ca biết rằng vị trí này là của Thiếu Nhi Thánh Thể…

Trong 15 năm âm thầm dạy cho các em thiếu nhi học đàn tranh và tạo nhóm nhạc dân tộc cho giáo xứ Việt Nam ở Paris, để các phụ huynh cũng có thể đàn các  nhạc cụ dân tộc khác cho dàn nhạc.

Khi biết tin Đại Hội Hội Ngộ Niềm Tin sẽ tổ chức, để người công giáo Việt Nam trên thế giới có thể gặp gỡ nhau. Cô Phượng Oanh  đã vận động để cho các em lớp đàn tranh Thiếu Nhi được tham dự. Mặc dù gặp chút rắc rối lúc đầu, sau đó rồi cũng thu xếp được để nhóm đàn Thiếu Nhi giáo xứ VN Paris cũng có mặt tại Rome và cũng là những ngươời trẻ nhất  trên sân khấu. Các em được Đức Ông Đinh Đức Đạo cho lên Giáo Hoàng học viện nghỉ ngơi vì trời Rome thời gian này rất nắng và nóng. Trong khi các em được nghỉ thì cô Phương Oanh lại dạy cho các soeur tại đây tập đàn tranh để có thể đệm đàn trong thánh lễ.

Thời gian Thiếu Nhi ở đây thật thích, vì khách sạn ở gần nhà thờ và cũng không xa giáo hoàng chủng viện. Mỗi ngày,  các em trên đường ra place Saint Pierre, thì luôn gặp người Việt khắp nơi, nhất là gặp cha Mai Đức Vinh hay anh Lê Đình Thông, thì chắc chắn sẽ được cho tiền đi ăn cà lem.

Dòng thời gian trôi qua rất nhanh…Nhưng kỹ niệm thì luôn luôn còn đó với bao hồi ức của toà thánh Vatican xừng xửng đứng giữa trời.

22/7/2015

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2003 Hội ngộ Niềm Tin tại ROME

2009 Phượng Ca mừng 40 năm thành lập

Mừng 40 năm thành lập, chương trình trình diễn Phượng Ca, đã mời bốn hội đoàn tiêu biểu: các nước Nhật Bản, Đại Hàn, Ai Lao và Pháp cùng diễn chung trên sân khấu của nhạc viện Darius Milhaud tỉnh Antony cùng nhạc sinh Phượng Ca khắp nơi.

Phượng Ca cũng không quên tặng món quà kỷ niệm đến ký giả Từ Nguyên, huynh trưởng phong trào Du Ca Việt Nam, Phạm Văn Chương hội trưởng hội AFFAP, Nhà nhạc học dân tộc Trần Quang Hải, Lan Phượng giám đốc nhà in Artaria, và  những thân hữu đã luôn bên cạnh để giúp đở và khuyến khích Phượng Ca trong mọi hoàn cảnh tốt đẹp hay khó khăn gặp phải.

Đánh dấu 40 năm, giáo sư Phương Oanh đã trao quyền điều khiển Phượng Ca đến Ngọc Dung, đã tốt nghiệp đệ tam cấp đàn tranh tại nhạc viên Louis Kervarn tỉnh Sevran, là người sẽ tiếp nối để dạy lớp đàn tranh trong hai nhạc viện kể trên.

Phượng Ca cũng không quên cám ơn các nhạc sinh đã theo học từ những năm mới tái lập trường nhạc Phượng Ca tại Pháp cho đến bây giờ.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2009 Phượng Ca mừng 40 năm thành lập

2001 Phượng Ca Oslo Na Uy

Phượng Ca Oslo được thành lập do Phi Thuyền điều khiển. Phượng Ca đã sang Oslo trình diễn nhân dịp trung thu năm 2000, do hội Thanh Thiếu Niên và anh Tống Phước Hùng tổ chức. Cơ duyên được gặp Phi Thuyền khi chị đưa các con đến học đàn. Từ bước đầu chập chững, Phi Thuyền cùng Ngọc Phượng và Quỳnh Nhu đã gtạo nên chỗ đứng cho nhạc dân tộc Việt Nam trong hội nhạc sĩ Na Uy. Hằng năm, quỹ của hội đã tài trợợ để Phượng Ca Oslo có điều kiện và phương tiện để tổ chức các lớp nhạc tốt đẹp.

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2001 Phượng Ca Oslo Na Uy

2014 09 07 Forum des Associations de Taverny

Sau hai tháng nghỉ hè, hoạt động của các hội đoàn được bắt đầu vào chúa nhựt thứ nhất của tháng.

Tỉnh Taverny đã có hơn 250 hội chính thức ghi danh ngày gặp gỡ của các hội đoàn – forum des Associations. Thời gian và sinh hoạt gồm có Văn hoá, thể thao, thông tin và để cho mọi người có thể tìm hiểu và ghi tên cho mình, gia đình và con cái trong các hội, trường, về âm nhạc, võ thuật, thể thao, hội hoạ, đóng kịch, hội thoại, nghiên cứu hoặc đi tham quan du lịch theo nhóm. Tuỳ theo các môn hoạt động mà tuổi tác sẽ được ấn định.

.

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 2014 09 07 Forum des Associations de Taverny

2015 07 16, thánh lễ với cha Hyacinthe, cha Gilbert và cha Jean Philippe Alexis tại nhà nguyện Notre Dame de Beauchamp Taverny.

Năm nay, có ba cha phải thay đổi giáo xứ, sau ba năm đến làm việc với giáo xứ Taverny, Beauchamp và Bessancourt. Tôi cũng cảm thấy có cái gì buồn buồn, khi được nghe rao giảng sau thánh lễ cách đây hai tuần.

Cha Hyacinthe và cha Gillbert sẽ trờ về nước sau khi đã có bằng thạc sĩ thần học tại Paris. Cha Jean Philippe đi nhậm xứ bên cạnh Taverny.

cha Gillbert 1Cha Gilbert trong một thánh lễ tại nhà nguyện Beauchamp tháng 4/2015.

cha Gillbert 2cha Gillbert 3 Nhà nguyện Notre Dame de Beauchamp ở Taverny.

cha Gillbert

cha Jean PhilippeCha Jean Philippe Alexis đang làm thánh lễ tại Giếng nước đầu làng ở thành phố cổ Jérusalem tháng 3 năm 2015 trong một chuyến hành hương về Đất Thánh.

cha Jean Philippe 1Đây là nơi giòng suối bắt đầu trong sa mạc thời nguyên thủy khi ông Abraham đi vô sống trong sa mạc 40 năm.

cha Jean Philippe 2Suối từ trong khe đá chảy xuống đã nuôi David và quân lính sống trong thời gian chạy trốn.

cha Jean Philippe 3                                                               Dòng sông Jourdan, nơi Chúa được rửa tội.

 

Publié dans Album photos, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2015 07 16, thánh lễ với cha Hyacinthe, cha Gilbert và cha Jean Philippe Alexis tại nhà nguyện Notre Dame de Beauchamp Taverny.

2015 07 18 Master Classe de musique vietnamienne

Publié dans Album photos, Français | Commentaires fermés sur 2015 07 18 Master Classe de musique vietnamienne

2015 06028 Phượng Ca Diderot đi rừng

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 2015 06028 Phượng Ca Diderot đi rừng

2015 07 16 Ăn cơm chung

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2015 07 16 Ăn cơm chung

2015 06 20 Cours de chant pour FAVIC

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 2015 06 20 Cours de chant pour FAVIC

Master classe Đàn Tranh

Master classe Đàn Tranh và các nhạc cụ Việt Nam trong tháng 7/2015

Mùa hè, trời quá nóng, để cho các nhạc sinh, chưa đi hè với gia đình.
Phượng Ca sẽ tổ chức hai ngày học đàn đặc biệt cho học trò thư giản, tập đàn những bài tân nhạc với kỹ thuật đàn 2 tay và đệm cho dàn nhạc.
Có 2 cuối tuần :
– thứ bảy 18/7/2015
– thứ bảy 25/7/2015
* Paris, sáng từ 11g00 – 12h30, chiều 14g – 16h.
*Taverny, từ 11g00 – 16g30, sẽ tập đàn ở trong rừng. Và có thể rủ gia đình đi chơi với chúng ta. Khi các nhạc sinh tập đàn, thì những người của gia đình sẽ có sinh hoạt của họ. Ví dụ trò chơi, làm bếp …hay dắt con đi dạo rừng….

Tới đầu năm học, các stagiaires sẽ làm mini concert cho ngày nhập học.
Tổ chức: Lý Diệu Sang.
Ngày 18/7/2015 : Trách nhiệm hướng dẫn : Phạm Vân Anh
Ngày 25/7/2015 : Trách nhiệm hướng dẫn : Lý Ngọc Dung. stage b stage a stage c

Vài tấm hình stage hè  năm 2010

Publié dans Français, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Master classe Đàn Tranh

Jerusalem – thánh địa của mọi người

jerusalem 1jerusalem jerusalem 4 jerusalem 6 jerusalem 7 Jerusalem 18 Jerusalem 11 Jerusalem 12 Jerusalem 13 Jerusalem 14 Jerusalem 15 Jerusalem 16 Jerusalem 17 jerusalem a (1) Jerusalem 20 Jerusalem 21 jerusalem a1 jerusalem a (5) jerusalem a (3) jerusalem a (4) jerusalem jerusalem a

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur Jerusalem – thánh địa của mọi người

Centre Mandapa – Chuyện cổ tích Việt Nam

Con cóc cầu mưa.

MandapaIsabelle Genlis và tôi đã đến với centre Mandapa ở quận 13 mỗi ngày thứ tư để kễ chuyện cỗ tích Việt Nam cho trẻ em trong lứa 3-4 tuổi nghe.

Mandapa 2

Các em đã hát theo hay trả lời khi Isabelle cất tiếng hát những bài đồng dao , ví dụ như lạy trời mưa xuống….hay con ếch duỗi một chân, duỗi hai chân… trong suốt 45′ trôi qua, các em không làm ồn hay nói chuyện trong lúc người kễ chuyện đang kễ…

GIáo dục ở xứ người thật hay cho trẻ em là mquen với những hoạt động của xã hội, tập đi dự những buổi nghe nhạc, nghe hcuyện ngay từ bé, qua các diễn này, các em sẽ có được kiến thức và sự suy nghĩ chính chắn trong tương lai.

Mandapa 3 Mandapa

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Centre Mandapa – Chuyện cổ tích Việt Nam

15-12-2013 Gala Humanitaitre pour Philippines.

philippine3

philippine2

philippine

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 15-12-2013 Gala Humanitaitre pour Philippines.

2013 09 21 Fêtes des Vendanges de Taverny

Cette galerie contient 19 photos.

Toutes les galeries | Commentaires fermés sur 2013 09 21 Fêtes des Vendanges de Taverny

Nhập học Phượng Ca 2013-2014

Thân chào các bạn,

Hè đã qua, năm học mới bắt đầu với lịch trình như sau:

– Phượng Ca Paris 13, ngày thứ tư 18/9/2013 lúc 15h với cô Phương Oanh và Vân Anh

-Nhạc viện Antony, thứ năm 19/9/2013 lúc 18h với cô Ngọc Dung

– Phượng Ca Taverny, thứ năm 19/9/2013, lúc 18h với cô Phương Oanh

– Nhạc viện Sevran, thứ sáu 20/9/2013 lúc 18h với cô Ngọc Dung

-Phượng ca Lognes, chúa nhựt 22/9/2013 lúc 15h với cô Ngọc Dung

– Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Paris, thứ bảy 21/9/2013 với cô Phương Oanh và Kim Phượng.

– Phượng Ca Oslo, chúa nhựt 22/9/2013 với cô Phương Oanh và Phi Thuyền.

Chúc các bạn có nhiều can đãm và thiện chí đi học đàn nhe.

                                              Forum. JPG

Publié dans Français, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Nhập học Phượng Ca 2013-2014

2013 09 08 Forum des associations de Taverny

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 2013 09 08 Forum des associations de Taverny

19-21/7/2013 Đại hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2 tại Seattle

lắng nghe giai điệu quê hương là góp phần gìn giữ tinh hoa âm nhạc Việt …                                 Việt Hải

.dh2c

Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ II tại Seattle

Mis à jour : Il y a 2 secondes
Đại hội Âm Nhạc Truyền Thống được tổ chức với mục đích:- Trao dồi kinh nghiệm giảng dạy, trình diễn và học hỏi về bộ môn âm nhạc truyền thống.
– Kết chặt tình thân giữa các nhóm nhạc dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới.
– Phổ biến và phát huy quốc nhạc Việt Nam.Chương trình đại hội lần thứ I được nhóm Tre Việt và Nhạc Việt Nam tổ chức năm 2010 tại thành phố Toronto, Canada. Chương trình đại hội do Kim Uyên khởi xướng. Chương trình đại hội lần thứ II được Đoàn Văn nghệ Dân Tộc Hướng Việt phụ trách và tổ chức tại tiểu bang Washington Stade, Hoa Kỳ với Việt Hải là người trách nhiệmHai năm trôi qua thật nhanh, nếu mình không để ý.Năm nay, Hướng Việt do Việt Hải điều khiển đã tổ chức rất đúng nghĩa trong ba ngày gặp gỡ qua những buổi thuyết trình với các giáo sư, nhạc sĩ đến từ khắp nơi.

Đề tài gồm có :
– Phương pháp giáo dục âm nhạc dân tộc trong nhạc viện Pháp – giáo sư Phương Oanh
– Phương pháp giáo dục âm nhạc dân tộc – giáo sư Phạm Thuý Hoan.
– Cách  xử dụng bộ gõ nhạc dân tộc – nhạc sĩ Hải Yến.
– Ký âm Việt Nam – nhạc sĩ Kim  Uyên                                                                                        – Ứng tác ứng tấu trong nhạc cổ truyền Việt Nam – nhạc sĩ Đức Thành.
– Nhịp cầu âm nhạc ở thế kỷ 21 – nghệ sĩ Võ Vân Ánh.
– Kỷ thuật hát dân ca – giáo sư Phương Oanh.
– Giới thiệu sáng tác mới cho đàn Tranh – nghệ sĩ Kim Uyên và Võ Vân Ánh.
– Phân tích và dẫn giải 20 bài tổ trong âm nhạc miền Nam – giáo sư Ngọc Dung
– Hơi và Điệu với giáo sư NGuyễn Văn Đời

Ngoài các bài thuyết trình còn có ba buổi hoà nhạc :

-Buổi hoà nhạc khai mạc đại hội với các nhạc sĩ tài danh Đức Thành, Kim Uyên, Hải Yến, Vân Ánh, Thanh Hoà, Thúy Vân.

-Buổi hoà nhạc hội ngộ trên sân khấu rất lịch sự, trang trọng của nhà hát Shorecrest Performing Arts Center.

-Buổi hoà nhạc bế mạc với những nhạc sĩ tương lai của các lớp, trường, nhóm.

Xin xem thêm hình ảnh đại hội đã được upload vào website của đại hội cũng như trong facebook của Hướng Việt và của Việt Hải
facebook Huong Viet: huongviet2@yahoo.com
facebook Viet Hải: viethai24@yahoo.com

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 19-21/7/2013 Đại hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2 tại Seattle

2013 06 Gặp gỡ nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 06 Gặp gỡ nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

2013 06 100 ans COSMO

Tỉnh Taverny, vừa tổ chức ngày Thể thao và văn hoá đánh dấu 100 năm củaz COSMO.

Tất cả các hội thể thao như tenis, đá banh, bóng bàn….các hội võ thuật Aikido, Judo,Việt Quyền Thuật …. cùng các trường dạy múa cổ điển, hip hop, đũ các thể loại, và Phượng Ca đã làm một chương trình phối hợp trong suốt một ngày.

Phần trình diễn của Phượng Ca là dàn nhạc cùng với violon của nhạc viện thành phố và trường võ Việt Quyền Thuật.

Sau khi trình diễn, ban tổ chức tặng nón để kỹ niệm nên mới có được những tấm hình do Nguyệt Áh chụp.

https://picasaweb.google.com/104733249103007619218/20130704?noredirect=1

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 06 100 ans COSMO

2013 06 29 Rencontre avec le Compositeur LÊ TRẠCH LỰU

ltlưu affiche

em toi

Publié dans Français, Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 06 29 Rencontre avec le Compositeur LÊ TRẠCH LỰU

26 juin 2013 Audition de fin d’année

 

Contact : Tél. 01 39 95 28 53     mail : info@phuongca.org

Năm học đã xong, chúng ta lại chuẩn bị quần áo  để đi chơi.                                                         Trong hai tháng hè, mỗi ngươi sẽ đi mỗi hướng khác nhau để thay đổi không khí. Hy vọng năm tới sẽ học hành tốt hơn và sẽ đn hay hơn.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 26 juin 2013 Audition de fin d’année

COSMO 100 ans le 22 juin 2013 à Taverny

cosmocosmo 2

Ensemble Phượng Ca et des violons du Conservatoire de Taverny, accompagnant une démonstration de Việt Quyền Thuật (arts martiaux vietnamiens)

Publié dans Français | Commentaires fermés sur COSMO 100 ans le 22 juin 2013 à Taverny