2013 03 02 45 năm Phượng Ca

                                                                            
affiche-PC-1.JPG

Buổi hoà nhạc mừng 45 năm trường âm nhạc dân tộc Phượng Ca được tổ chức long trọng tại thính đường Paul Arma của nhạc Viện tỉnh Antony năm nay, dưới sự điều khiển của giáo sư Ngọc Dung.

Sau lời mở đầu của Nhu Lan, chủ tịch Phượng Ca như sau:

Kính thưa quí vị,

45 năm là một thời gian đi của đời người.

Với Phượng Ca cũng vậy, theo dòng thời gian, trướng nhạc dân tộc Phượng Ca miệt mài làm công việc huấn luyện, giáo dục âm nhạc dân tộc cho các em, cho những người tha tihết đến âm nhạc quê hương,
từng bước đến với cây đàn tranh, đàn nhị…

Cách đây 4 năm, đánh dấu 40 năm thành lập, Phượng Ca đã mời 4 hội đoàn các nước Nhậ, Đ’ại Hàn, Trung Hoa, Lào chung vui với mình.

Năm nay, Phượng Ca mời nhạc cụ đàn dây cùng gia đình với đàn tranh đó là đàn Harpe (hạc cầm), Psaltérion, Cithare occitane cùng ngồi chung trên sân khấu.

 

Nhìn qua, nhìn lại, thời gian trôi qua rất nhanh, Phượng Ca cũng đã bước một bước rất dài trên con đường phụng sự cho nghệ thuật, cho văn hoá nước nhà nơi đất khách.

 

  Mặc dù gặp bao trở ngại, gian khó,Phượng Ca cũng đã đi từng bước chắc chắn để có ngày hôm nay.

 

Những cô bé ngày nào của nhi đồng Phượng Ca, sau khoảng 30 năm qua, đã được học hỏi âm nhạc Việt Nam tại nhạc viện Sevran, Antony, giờ đây đã tốt nghiệp, có thể đi tiếp bước chân cô Phương Oanh
trên con đường gìn giữ và phổ biến âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại.

Đàn tranh đã có mặt trong nhạc viện Antony, Sevran, Villepine và các vùng phụ cận : Paris 13, 15, 17, Lognes, Taverny. Phượng Ca Oslo ở Na uy với Phi Thuyền. Và các hội do chính các em tạo nên
như Octaves ở Orsay với Nguyệt Ánh, Nam Giao ở Bruxelles với Đoàn Vinh, Tre Việt ở Toronto với Kim Uyên.

 

Ở thế kỷ 21 này, liên lạc văn hoá âm nhạc được thế giới thông tin nhanh chóng trên mạng internet, qua sự giao lưu giữa nhạc cụ Việt Nam với tây phương, giữ làn điệu cổ truyền với hiện đại, trong
môi trường âm nhạc thế giới đã đón nhận sự có mặt một vài nhạc cụ Việt Nam.

 

Qua bàn tay ảo thuật của các nhà sáng tác mới, âm giai ngũ cung của nhạc truyền thống đã ‘bị’ thoát xác. Vượt qua sự gò bó bởi các cung bực không cố định, đã tạo nên những âm thanh thật hay, thật
mới của dòng nhạc bây giờ…

 

Sự hội nhập của các cây đàn dân tộc vào môi trường mới , đó là một khúc rẻ, và bước tiến vô cùng quan trọng.

 

Nhưng Phượng Ca vẫn tiếp tục con đường giáo dục của mình đã đặt ra là :

Gìn Giữ, Phổ Biến  âm nhạc dân tộc đến mọi người như đã từng ôm ấp.

 

Vì, một truyền thống luôn được tiếp nối để gìn giữ bản sắc tinh hoa của nhạc cổ truyền không bị mai một.

Trước khi dứt lời, Phượng Ca xin cám ơn sự có mặt của quí vị hiện diện hôm nay.

Và sự nhiệt tình của tất cả nhạc sinh, giáo sư, nhạc sĩ trên khân khấu.

 

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.