Trở lại Ca Li

Nhận lời thầy Nghiêm Phú Phi sẽ sang dự ngày họp mặt Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon. Tôi trở lại đây lần thứ hai, sau hơn 10 năm xa cách. Một cảm giác thân thiết khi máy bay đáp xuống phi trường, khung cảnh thật quen thuộc, trời mát mẻ chứ không nóng bức như ở bên Pháp. Chung quanh tôi những khuông mặt Á châu với mắt đen, da vàng, (có lẽ là người Tàu, người Nhựt, hay người Việt ?) tóc không đen. Tuy không biết họ là ai, nhưng tôi cảm thấy gần gủi vô cùng. Từ nơi phi cơ đậu, theo hành khách đi lần vào trong, tai tôi nghe tiếng Tàu, rồi tiếng Việt phát ra từ máy phóng thanh, để chỉ dẫn hành khách phải đổi chuyến bay đi nơi khác. Tới nơi nhận hành lý, tôi có cảm tưởng như mình đang đứng ở chỗ lấy hành lề của phi trường Tân Sơn Nhứt ngày nào khi tôi rời quê hương trước ngày mất nước.
Gần 30 năm sống tại Pháp, tôi đã có vài dịp sang Mỹ, lần nào cũng vậy đều do Cha Ngô Duy Linh tổ chức, để dạy cho các em thiếu nhi. Cha luôn luôn tha thiết muốn các em được học đàn tranh khi thì ở New Orleans , có lúc sang Arlington -Texas. Những lần đi này cha ‘bắt’ đi, chứ thật tình tôi không muốn tí nào. Vì mỗi khi phải đến toà sứ quán Mỹ tại Paris để xin chiếu khán, đó là cả một cực hình đối với tôi, trong lòng tôi có cái gì ấm ức, tức tối mà không bộc lộ ra được . Thấy người lính cầm súng đứng gác giữ trật tự qua mỗi cổng, là tôi đã bực mình, tự nhiên trong đầu tôi hình ảnh chiến tranh Việt Nam và cuộc di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử nước nhà hiện ra thật rõ ràng. Khi tới những tiểu bang đã đón nhận người tị nạn, tôi lại có mặc cảm người ăn nhờ ở đậu, rồi thái độ của Một số người Việt lúc đó, kênh kiệu ra vẻ ta đây, sống như Mỹ, hưởng thụ như Mỹ mà không nghĩ đến cái thân phận tầm gữi của mình. .. Tôi rất buồn, vì chưa quên được cái nhục mất nước.
Mùa hè 93, đi dạy ở Arlington, trước khi trở lại Pháp, tôi có ghé ngang Quận Cam vài ngày để thăm bè bạn. Khung cảnh người Việt lúc đó không giống như bây giờ. Như đã nói, cách sống rất Mỹ của Một số người Việt tị nạn đã làm cho tôi thất vọng. Gia đình không giữ đưọc nếp sống của mình, trẻ con thì chỉ nói tiếng Mỹ, ăn mặc thì không có chút gì Việt Nam. Trong thời gian lưu tại đây, ra ngoài đường chỉ thấy người Việt mà không gặp Một người Mỹ nào. Lúc trở về Paris, tôi đã nghĩ rằng, chẳng bao giờ Mỹ lôi cuốn được tôi.
Thời gian trôi, năm nay, nếu không sợ mất chữ tín, không nghĩ đến sự mong đợi của thầy Nghiêm Phú Phi thì chắc tôi cũng không ‘thèm’ đi Mỹ… Hứa với thầy và giữ ngày trước cả năm, vậy mà tôi chĩ quyết định lấy vé đi Cali chỉ có hai tuần cuối.
Từ Paris, lấy máy bay của hảng hàng không Anh Quốc, tôi đã tới Los theo hành trình Paris -Londres – Los Angeles. Chuyến bay thật nhẹ nhàng và nhanh chóng, mặc dù ngồi trong máy bay suốt 12 tiếng từ Londres.
Khi lấy xong hành lý, tôi đang lay hoay tìm đường đi ra, trong bụng cũng hơi lo Nguyễn Đức Quang có đi đón đúng giờ không ? Chung quanh tôi, như đã nói, toàn là người da vàng, khi tới cửa ra, phải trình giấy khai đã nhận được trên máy bay, thì lại thiếu đi Một tờ giấy khai báo về tiền bạc, vật dụng đem theo… Nhân viên hải quan hỏi đến Mỹ làm gì, đi nghỉ hè phải không, tôi gật đầu đồng ý. Nhờ thế mà êm suôi mọi chuyện, tôi đi ra cửa nhanh chóng
.

Đang lay hoay tìm xem Quang ở đâu, ngưòi đi đón thật nhiều, cũng toàn là người Việt. Nhìn mãi, tìm mãi mới thấy Một ông mập mập cười cười, tôi chưa nhận ra, thì Quang đã nhìn ra tôi trước. Quang nói là đang tìm xem Phương Oanh như thế nào, có chống gậy đi ra không, té ra, Phương Oanh không già nua như Quang tưởng. Vẫn hình dáng đó, vẫn dí dõm và nhanh nhẹn mặc dù tuổi cũng tròm trèm 60. Phần tôi thì cũng hồi hop không ít vì lạ nước lạ cái, nếu Quang không đến thì mình sẽ ra sao, vì tôi để quên địa chỉ và số điện thoaị của Quang ở nhà !

Khoảng cách từ phi trường về nhà Quang xa cũng như từ Paris về nhà tôi, xe chạy mất 40’ mới tới. Thông đi làm đã về tới nhà, đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Quang bắt điện thoại nói chuyện với cháu ngoại, làm tôi bật cười.
– Thằng cu có đến ăn cơm với ‘ông ngoại’ không ?
Nghe Quang xưng ông ngoại, tai tôi tưởng như nghe nhầm, vì không bao giờ tôi nghĩ, bạn mình đã lên chức. Sực nghĩ lại mình, con cái cũng đã lớn khôn, vã lại các con của Quang cũng đã trưởng thành từ lâu. Do đó, Quang lên chức ông là đúng rồi.

Cất đồ đạc, ăn cơm tối xong, Hùng, em trai của Minh Thông đưa tôi đến trình diện thầy cô Nghiêm Phú Phi. Tới nơi, đã thấy có Trần Lộc (giáo sư vĩ cầm ở Saigon), Khuê (guitar) Hồng cũng là giáo sư vĩ cầm rất có uy tín ở Quận Cam và vợ chồng anh Trần Kim Quề có biệt danh là thần Kim Quy bên kịch nghệ. Thầy nói mọi người muốn ăn gì, để thầy đi chợ. Tôi ngạc nhiên vì đã chín giờ tối, chợ nào còn mở để mà mua với bán? Té ra, ở bên này, mọi người muốn ăn , chỉ có việc điện thoại đặt xong ra tiệm lấy món ăn đem về, chả phải cần nấu nướng gì cả. O xứ tân tiến thật tiện lợi… Vì mới tới , giờ giấc đão lon, tôi chưa quen, nên ngồi trên ghế mà có cãm tưởng như đang ngồi trên mây, lâng lâng bay bỗng, phải xin phép về, mặc dầu thầy cô cũng đã chuẩn bị chỗ ở cho tôi như đã định.

Sáng thứ tư, Quang dắt tôi đi ăn phở gà ở một tiệm trong phố, tôi ngạc nhiên vì gà người ta không cho vào tô phở mà lại để trên đĩa riêng cùng một chén nước mắm pha, giống như gà luoc. Tôi đang ngạc nhiên thì Quang nói là tiệm ngon nhất mà cách đây 10 năm, Quang đã mời ăn khi tôi đến lần trước… Sau đó, lại lẽo đẽo theo Quang ra quán cà phê mà tôi chẳng nhớ tên. Vừa ngồi xuống là đã gặp bè bạn báo chí của Quang đi đến cười nói vui vẻ. Thật cũng vui, lâu lắm rồi, tôi mới có dịp làm ‘em bé’ đi theo ‘ông ngoại’ ăn sáng ở ngoài đường.

Có hai ông cũng chưa có già lắm từ từ đi tới, à thì ra anh Ngô Mạnh Thu và anh Hoàng Quốc Bảo của tờ báo Người Việt. Hơn 30 năm, tôi được gặp lại anh Thu, anh trưởng du ca và cũng là trưởng ban văn nghệ của ban nhạc tôi hát ở đài phát thanh, khi tôi mới 15, 16 tuổi.
Kể lại chuyện xưa, tôi không ngờ anh Bảo là người đã cùng tổ chức đêm văn khoa cùng với Vũ Thành An năm 63 tại sân trường Đại học Văn khoa, mà đêm đó, lần đầu tiên tôi đã làm khán giả say mê những bài dân ca do tôi vừa đệm guitar lấy để hát. Rồi từ đó, phong trào hát dân ca bành trướng rng trong giới học sinh, sinh viên tại Saigon. Thời đó, chưa có cô gái nào tự đệm đàn cho mình trên sân khấu, nên sự xuất hiện của tôi đã làm mọi người ngạc nhiên, cong thêm những bài dân ca mà hình như, mọi người cũng chưa được biết tới…Ngồi nghe các anh kể chuyện ngày xưa, cả Một trời kỷ niệm sinh hoạt, hiện về trong trí tưởng, mà tôi không hiểu tại sao lúc đó mình có thể ‘tung hoành’ được như vậy.

Sau đó, Quang đưa tôi đến thăm toà soạn báo Người Việt, tôi như đứa bé con, được ông ngoại cho về quê thăm họ hàng, vì vừa vào tới, tôi đã được gặp anh chị Đỗ Ngọc Yến, anh chị Đỗ Quí Toàn, và Một số bè bạn khác. Thật vui và thật cảm đng vì tình cảm bè bạn vẫn dành cho tôi tràn đầy. Điều làm tôi vui nhất là gặp lại Minh Phú, cánh Phượng Saigon ngày nào, và Hồng Vân, cánh Phượng Paris tại đây. Các em đã ngạc nhiên vì thấy tôi Một cách quá bất ngờ. Từ lúc gặp lại Minh Phú, thế là Quang bị thất nghiệp (tôi đã sang xe đi chỗ khác), nhưng mỗi ngày vẫn điện thoại cho Quang, cũng như phải đến chào thầy Phi để biết tôi làm gì và ở đâu, chỗ nào…vì Quang phải cho anh Tùng (ông xã tôi) biết diễn tiến mỗi ngày của tôi ở đây.

Ngày hôm sau, được chị Quyên vợ anh Toàn đưa đi thăm Lộc Uyển, nhìn thấy núi rừng bao la bát ngát. Từ dưới chân núi đi lên thiền đường chính thật xa. Đường đi rong với những tàng cây rợp mát, thiền hành như thế quả là tiên, tôi nghĩ rằng các vị ở đây quá hạnh phúc, tôi có cảm tưởng như Cali bây giờ không giống như 10 năm trước, Một Cali hiền hoà, thoát tục vì các bạn tôi, phần lớn ăn chay, đi chùa, đi nhà thờ rất đều đặn cả. Mỗi người có Một cách tu ‘khác nhau’ nhưng tựu chung, lối tu nào cũng tạo cho con người hiền lành và nhân ái. Có lẽ nước Mỹ có phước lắm mới đón được người Việt sang tị nạn. Và nhờ được sang đây, người Việt đã đem cái tâm tu chuyễn hoá nước Mỹ. Nhất là đất Cali chắc có duyên với người Việt. Nên hầu như ngườI Việt nào, khi đã tới thăm Cali, cũng muốn dọn nhà lại đây.
Thật là: Cali trời đất mênh mông
Ai mà đã đến, thì không… muốn về.

Đến thăm các bạn, nhà nào cũng có cây ăn trái, đất rộong thì trồng cả vườn thanh long, xá lị, nhãn, hồng. Đất ít thì cũng thấy bưởi bòng đầy cây treo tòng teng trước mắt. Ÿ nhà Quang Thông, phía sau phòng tôi có một cây táo tàu sai trái, mỗi sáng thức dậy, tôi hái vài quả ăn rồi mới làm gì thì làm. Vì ở Paris, làm gì có diễm phúc được hái trái trên cây để ăn như ở đây. Nhà cửa bên Paris làm gì mà rnộg rãi như ở đây. Hẹn với Minh Thông, lúc về, sẽ hái Một ít đem về cho các chị tôi…

Suốt mấy ngày liên tiếp, cứ mở mắt ra, chào bác trai (bố vợ Quang) xong, là tôi chạy mất, nhiều khi đi không về, nên mỗi lần gặp, bác hay hỏi tôi ‘cháu không biết mệt hả’? Lúc đó, vì quá vui gặp bè bạn, tôi chỉ cười mà chẳng đáp vì có thấy mệt mõi gì đâu. Nhưng từ từ, anh hùng cũng thấm mệt. Do đó, bác gặp tôi thường hơn, lúc sau này, bác hết hỏi tôi câu hỏi đó, tôi phải về để nghỉ ngơi. Nhất là hai ngày cuối cùng, theo chị Quyên đi tập khí công. Thức dậy từ 6g sáng, đến phòng tập Hồng Khí Quyền, thời gian tập mất 1tiếng rưởi, có lẽ vì chưa biết cách hít thở, nên tôi cảm thấy chân tay bắt đầu rung khi tập tới đng tác thứ năm thứ sáu của bài học…

Trưa thứ bẩy, các bạn củ làm việc chung ngày trước đến thăm tôi. Gặp lại Hùng Trọng, Hồng A cùng ông xã, Hồng B, các anh Nghiêu, Ruy, Đức, Tiến và vài người bạn nữa, nếu không có Quang giới thiệu thì chắc tôi không nhận ra…Thật cảm đng, được ăn món bún chả Thông làm rất ngon, lần đầu tiên ở đây, tôi đã ăn thật nhiều, vừa thức ăn, vừa tình bạn xưa, nên no cả cái bụng và đầy cả trái tim. Gặp nhau rồi mới thấy, ai cũng lên chức chứ không phải Một mình Quang, người thì ông ni, kẻ thì ông ngoại om xòm… Cùng lúc hay tin Hoài, Một người bạn, cũng là chú rể phụ khi đám cưới tôi, vừa qua đời mới có 1 ngày, khi tuổi còn quá trẻ. Anh mới ngoài 50 sau vài năm bệnh nằm liệt giường.

Tôi cũng được anh chị Ruy, đón đi lễ 6giờ ở nhà thờ chiều thứ bẩy. Vào nhà thờ rng lớn quá, tôi cảm thấy mình thật bé nhỏ. Thánh lễ cũng khác hơn Paris, mặc dù cũng những bài kinh đó, nhưng diễn tiến khác, tôi thấy mình không giống ai cả. Sau đó, anh chị đưa tôi đến nhà anh chị Hồng Lộc để giao trả tôi lại cho ‘ông ngoại’ Quang…
Chị Quyên muốn nhìn thấy phương pháp dạy đàn tranh cho người lớn tuổi và cho trẻ em dưới 3 tuổi, thế là tôi phải hướng dẫn ngay chính chị cũng như cho bé Trúc, để chị thấy tận mắt việc tôi đã nói. Chị thích lắm và muốn phổ biến rng rãi hơn. Tôi từ chối vì không có nhiều thì giờ. Nhưng dù không có nhiều thì giờ, tôi cũng đã ‘được’ ngồi làm mẫu cho Một buổi thực tập chụp hình tại trụ sở Người Việt của các phóng viên tờ báo, do Một phóng viên Mỹ đã được giải hình ảnh đẹp hướng dẫn, nhờ thế mà tôi đã có những tấm hình đẹp do những người chuyên nghiệp chụp để đem về Paris, thế là hết Một buổi sáng.

Chiều chúa nhựt, ngày họp mặt của Trường nhạc, tôi đã gặp lại Thơ, Quỳnh Giao, Mai Hương, Châu, chị Mai, và Một số giáo sư cũng như bè bạn củ nhạc viện, Thầy cô Phi rất vui. Cảm đng nhất là bàn thờ mà thầy cô đã chuẩn bị, chúng tôi lần lượt thắp nhang cho những người đã mất, nhất là thầy Phạm Gia Nhiêu vừa tạ thế không lâu. Trên trang giấy đơn sơ, ghi tên những giáo sư, những anh chị cùng học ngày nào, giờ đây đã đi qua bên kia thế giới, tôi bồi hồi nhớ lại trường xưa. Nếu thầy Phi không có ề lập hi, thì chắc chắn không bao giờ chúng tôi có giây phút gặp gỡ này để ôn lại kỷ niệm xưa cũng như nhắc nhở đến những người thầy xưa hiện nay còn sống trong khổ cực vì đói nghèo nơi quê nhà…Chắc chắn sẽ có Một ngày nào đó, Paris cũng sẽ được vinh dự đón tiếp quí thầy cô và bạn hữu nhạc viện Saigon vì cũng có Một số thầy cô, bè bạn ở bên Pháp và vài nước lận cận.

Tối thứ hai, trước khi đi Monterey Park, Gia đình Quang đã dắt tôi đi ăn cơm Nhật. Nhìn thức ăn bày la liệt trên các quầy mà tôi chới với vì không biết ăn cái gì. Thông nói cứ từ từ chọn cái gì thích, nhưng tôi ăn không nhiều thật là phí cả tiền. Thôi thì cứ từ từ như Thông nói, tôi cũng chọn lấy món cá sống, tôm lăn bt chiên, cua ram và vài thứ khác đặc biệt của Nhật. Bên Pháp cũng có những tiệm ăn Nhật, nhưng không rng như bên này. Phải nói xứ Mỹ to lớn, nên cái gì của Mỹ cũng to lớn, đến nỗi trẻ con Việt Nam ở Mỹ cũng to lớn luôn. Cháu ni anh Ruy vừa 4 tuổi, mà Trúc có dáng dấp đứa trẻ lên 6, lên 8 bên Pháp. Hỏi các bạn nuôi con bằng gì, thì anh chị cười nói chúng uống nhiều Coca…

Sau ăn tối, anh Thu đã hẹn Quang và Thông đưa tôi đến thăm thiền thất Sùng Chính của các sư cô. Một cuộc viếng thăm bất ngờ. Tôi không kịp chuẩn bị gì, nhất là đến thăm buổi tối như thế, tôi rất ngại. Mình chưa quen mà đến như thế này, kỳ quá. Định bụng đến chào và đi ngay vì chắc chắn là chi Thân chờ. Nhưng đến thì dễ, ra về thì khó, vì các sư cô đã chuẫn bị thiền trà cho khách đến từ phương xa. Ngoài tôi, còn có vợ chồng Diễm Chi đến từ Texas và Một số bạn khác nữa. Thế rồi cũng xong, tôi được con gái út anh Thu đưa đi trong khi tôi như người say rượu vì quá mệt bởi ham vui bè bạn và nhất là thời gian để cho quen giờ giấc quá ít.

Ngồi trên máy bay trở lại Pháp, tôi đã cố ru giấc ngũ, vì biết rằng về tới nhà, công việc đầy ấp, tựu trường, trình diễn, hội họp, chuẩn bị chương trình trình diễn cho năm, nhất là giưã tháng 9, Phượng Ca sẽ đi diễn ở Hoà Lan. Bao nhiêu dự án cứ quay mòng trong đầu, tôi cãm thấy ngất ngư vì tính ham hoạt đong của mình mà quên mất lời ‘ông ngoại’ dặn :
– thôi nhé, lớn tuổi rồi, không được làm tùm lum, phải nghĩ đến sức khoẻ, kỳ sau có sang, tôi không cho chạy nhảy nhiều như thế…

Phương Oanh
Paris đầu thu 2003.
 

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.