2011 10 16 Buổi hoà nhạc cho Hội Enfance – Avenir với trio đàn tranh Phượng Ca : Ngọc Dung – Vân Anh – Nguyệt Ánh.

 

Oct 11, ’11 4:13 AM
pour tout le monde

                                                                
 

 

 

                                                

Buổi hoà nhạc gây quỹ cho Hội Enfance – Avenir do chị Lan Phương tổ chức tại tỉnh Sceaux chiều chúa Nhựt 16 tháng mười năm 2011.

 

Đây cũng là buổi giới thiệu các cô giáo đàn tranh được đào tạo và tốt nghiệp chuyên khoa trong nhạc viện Pháp. Tam tấu đàn
Tranh
Phượng Ca với Ngọc Dung, Nguyệt Ánh và Vân Anh.

  


 

 

Đàn Tranh Việt Nam đã có mặt trong nhạc viện Louis KERVERN từ năm 1987 với cô Phương Oanh, đến năm 2000, đàn Tranh có mặt ở nhạc viện Darius MILHAUD và năm 2010, đàn Tranh lại đến với nhạc viện
tỉnh Villepinte.

Các cô giáo đàn Tranh phải miệt mài trao dồi, học hỏi với thời gian không ít 4 năm ở đệ nhứt cấp, 3 năm đệ nhị cấp, 3 năm đệ tam cấp.Sau mỗi cấp có kỳ thi tốt nghiệp. Vì đàn Tranh là một nhạc cụ
đặc biệt nêm giám đốc nhạc viện tỉnh Sevran đã đặc cách chấp nhận cho nhạc sinh đàn tranh khắp nơi có thể ghi danh để thi tốt nghiệp chuyên khoa từ đệ nhứt cấp trở lên.
Do đó, cũng đã có những nhạc sinh đến từ các nước Mỹ, Canada, Australie, Thụy Sĩ, Bĩ, chưa kễ các nhạc sinh đàn tranh ở các tỉnh xa trong nước Pháp trong hơn 20 năm qua..

Cô Phương Oanh đã quá tuổi để đi hưu trí, nên ngày nay, các lớp học trong nhạc viện đã được cô Ngọc Dung, Nguyệt Ánh, Vân Anh, Jacqueline thay thế để tiếp tục giãng dạy đàn Tranh.

Hoài bảo, lý tưởng trao truyền âm nhạc dân tộc của cô Phương Oanh đã được tiếp nối với thế hệ thứ hai, đàn tranh được đào tại xứ người với trên 30 năm miệt mài làm việc trong âm thầm nhưng có căn
bản vững chắc đã tạo cho Phượng Ca một truyền thống được tiếp nối có căn bản và đàn tranh – nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã có tiếng nói của mình bên cạnh các nhạc cụ bản xứ (tây phương) ở trong nhạc
viện tại vùng lận cận Paris – Pháp.

  

 

Phượng Ca sắp sửa mừng 45 năm thành lập vào năm 2013, cô Phương Oanh hy vong sẽ được nhìn thấy thành quả do các cô giáo đã chính thức làm thầy trong nhạc
viện tại Pháp với cách làm việc có phương pháp, có tin thần trách nhiệm và có sự thương yêu, nhường nhịn, lắng nghe đối với nhau giữa các lớp nhạc, ban nhạc của chính các cô giáo mới tạo ra.

Buổi hoà nhạc gây quỹ cho hội Enfance -Avenir là lần đầu tiên xuất hiện với ba cô giáo Ngọc Dung – Vân Anh -Nguyệt Ánh…chính thức bắt đầu đứng lên với vai trò mới, nhiệm vụ mới của mình là cô
giáo dạy đàn Tranh tại Pháp….

Phượng Ca xin cám ơn ông Võ Quang Yến đã gửi cho các bức ảnh này.

17/10/2011
Sơn Ca.

 

 

 

 

cám ơn ông Võ Quang Yến đã viết và gửi cho.

                                                      

TỪ SCHUMANN QUA PHƯỢNG CA
Chiều hôm chủ nhật 16 tháng mười 2011, hội từ thiện Enfance-Avenir (Tuổi trẻ-Tương lai) đã tổ chức tại tòa thị sảnh cũ thành phố Sceaux một buổi hòa nhạc quyên tiền giúp hội. Chương trình gồm
có Ca nhạc – Dương cầm – Đàn tranh, trình diễn những tác phẩm của nhạc sĩ có tiếng Robert Schumann và những bản nhạc truyền thống Việt Nam ba miền.

Bài và ảnh Võ Quang Yến
                                       
 

Doi-song tu-schuman-qua-phuong-ca

Chiều hôm chủ nhật 16 tháng mười 2011, hội từ thiện Enfanc – Avenir (Tuổi trẻ-Tương lai) đã tổ chức tại tòa thị sảnh cũ thành phố Sceaux một buổi hòa nhạc quyên tiền giúp hội. Chương trình gồm
có Ca nhạc – Dương cầm – Đàn tranh, trình diễn những tác phẩm của nhạc sĩ có tiếng Robert Schumann và những bản nhạc truyền thống Việt Nam ba miền. Phần Âu nhạc được bác sĩ – ca sĩ Jean -Paul
Descombey hát giọng baryton đảm nhận với tiếng đàn đệm dương cầm của cô Josette Morata, giáo sư dương cầm. Nhạc Việt được nghe qua tiếng đàn tranh của bốn cô Phương Oanh, Ngọc Dung, Nguyệt Ánh,
Vân Anh. Những bài hát lãng mạn Đức thế kỷ 19 và những bản nhạc Việt Nam sống động ở phương trời xa giao thoa một chiều thu êm dịu trong một gian phòng ấm cúng ở thị sảnh cũ thị trấn Sceaux
ngoại ô nam Paris. Hai làn nhạc khác biệt nhau nhưng đều hướng về một điểm chung là giúp quyên tiền cho hội Enfance-Avenir- Hội Enfance-Avenir khởi đầu là một hội có mục đích phòng ngừa từ bỏ
con cái, đấu tranh chống nghèo khổ bằng cách phát triển những dự án cụ thể giúp đỡ gia đình và con trẻ xứ Bolivi. Những giá trị được nêu ra để hướng dẫn sự chọn lựa là: kính trọng văn hóa, thẩm
quyền địa phương và môi trường ; phẩm cách và an ninh để những người tham dự tự nhận thức được mình và được nhà chức trách thừa nhận; trong suốt trong cuộc điều hành những dự án đang tiến
hành và trong sự quản lý tài chánh những tài nguyên. Hội dần dần mở rộng hoạt động ra chuyện đỡ đầu các con trẻ tại chỗ và chuyện đưa con nuôi từ các nước Nga, Rumani, Madagascar, Etiopi và
Việt Nam về Pháp. Đến nay đã. Riêng về con nuôi Việt Nam yêu cầu dành ưu tiên cho các em có « những nhu cầu đặc thù » như những em câm, điếc, có một khe môi – vòm miệng, thị giác yếu ở một hay
hai mắt, thiếu một ngón tay, một ngón chân, một tay, một chân, chân vẹo, tay vẹo, mang bệnh tim mạch, bệnh thoát vị dây rốn, hạch bẹn, hay phần bụng (hernie ombilicale, inguinale ou
abdominale), bệnh máu, Hépatite B, C và trẻ em bắt đầu từ 5 tuổi. Hội định vị ở Sceaux mang tên Vì tương lai trẻ em từ 2009 đã thực hiện nhiều hoạt động đoàn kết trong hai lãnh vực giáo dục
(học bổng, dụng cụ) và nhân đạo (áo quần, dày dép cho con trẻ, trả tiền trường thay cha mẹ gặp khó khăn). Được biết những dự án giúp đỡ năm 2011-13 đã được phác họa trong cả hai lãnh vực cho
các thị trấn Sa Pa, Ngọc Đông (Hà Nam), Ninh Lao (Hà Nam), Phú Cam (Huế), Kon Tum, Đà Lạt. Chương trình lớn lao, chỉ cầu mong Hội thành công thực hiện hoàn hảo.

                        
Phòng nhạc thị sảnh cũ Sceaux Buổi hòa nhạc bắt đầu với chương trình nhạc Schumann. Ca sĩ Jean-Paul Descombey cũng là một bác sĩ tâm thần học, cựu Phòng trưởng ở bệnh viện Sainte-Anne. Ông hát
từ nhiều năm, thường tập dượt với Henri Bougerolle trong Choeur de Radio France và bà Roselyne Masset Lecoq, giáo sư ký âm pháp ở nhạc viện CNSM Paris. Những bài hát lãng mạn của Schumann gọi
là lieder đã quyến rũ ông và ông bỏ công học hỏi đời sống cùng những tác phẩm của nhà soạn nhạc trứ danh. Còn là một nhà phân tích tâm lý học, ông đặc biệt học hỏi trường hợp bệnh nhân
Schumann, kết quả dẫn đến một cuốn sách : Robert Schumann. Quand la musique œuvre contre la douleur. Une approche psychanalytique. (Robert Schumann. Khi âm nhạc tác dụng chống đau khổ. Một bước
đầu nghe cô Josette Morata độc tấu hai đoạn Carnaval op. và bác sĩ hát ba bài bằng tiếng Đức ch hab’ im traum geweine (Tôi đã khóc trong mơ), Ich grolle nicht (Tôi không cằn nhằn) của Henri
Heine và Widmung (Cung hiến) của Friedrich Rückert, cử tọa được nghe ông giải thích những bài hát lieder, kể lại đời sống của Schumann qua những sự kiện đã tác động lên từng đoạn đời. Tuy quá
80 tuổi, tóc bạc, đầu sói, bác sĩ Descombey rất còn minh mẫn. Ngồi trên ghế, luôn nhoẻn miệng cười, tác giả cuốn sách không ứng khẩu mà duyên dáng tuần tự trình bày theo bài đã soạn sẵn trên
tập giấy.
Sinh năm 1810 ở Zwichau xứ Saxe, thời trẻ lưỡng lự giữa văn chương, luật học, âm nhạc, Schumann được giáo sư Friedrich Wieck hướng dẫn về đàn dương cầm. Hâm mộ Bach và Schubert, ông muốn thành
một nghệ nhân đàn pianô điêu luyện nhưng một ngón tay bị đau, ông trở qua học hoà âm, đối âm, soạn nhạc và cho xuất bản những sáng tác đầu tiên, đặc biệt những bài hát lãng mạn lieder. Đồng
thời ông cũng viết bài phân tích nhạc, bắt đầu với những sáng tác của Chopin. Sau nhiều đám tang trong gia đình, mẹ mất, bị bệnh giang mai, ông rơi vào một chứng u sầu. Vào lúc nầy ông say mê
cô đàn pianô kỳ tài Clara, con gái giáo sư Friedrich Wieck, nhưng phải tranh thủ năm năm mới cưới đuợc. Trong thời gian nầy ông tiếp tục soạn nhạc, nhất là những lieder, viết bài phân tích âm
nhạc.
Mặc dầu tám đứa con, cô Clara diễn tấu tuyệt diệu những tác phẩm của chồng trong những buổi trình diễn khắp nơi, nhất là ở Nga. Nhạc viện Leipzig mời ông dạy dương cầm nhưng tinh thần bị trầm
uất ông chỉ dạy có một năm. Được cử điều khiển Ban hợp xướng Dusseldorf, mặc dầu tình bạn của Brahms, ông rơi vào một tình trạng hoang tưởng kinh hoàng và có lần muốn tự tử. Khi tỉnh táo, khi
mê sảng, ông sống những năm cuối đời trong một nhà thương chữa bệnh tinh thần gần Bonn. Ông mất năm 1856, hưởng thọ 46 tuổi. Bác sĩ Descombey kết luận vài lời về vai trò sáng tác phi thường của
Schumann trong cuộc tranh đấu suốt đời chống đau khổ, và về chân đứng của môn bệnh học tâm thần trong đời sống và hoạt động của nhà soạn nhạc trứ danh.

                         
Phần nhạc thứ hai dành cho đàn tranh với bốn cô Phương Oanh, Ngọc Dung, Nguyệt Ánh, Vân Anh, đồng phục quần đen áo dài Việt Nam thanh nhã, lịch sự. Chị Võ Quang Phương Oanh là giáo sư đàn tranh
ở hai Nhạc viện Antony và Sevran đến năm 2010. Trước dây, chị thành lập trường dạy nhạc Phượng ca Dân ca Quốc nhạc tại Sài Gòn năm 1969. Bắt đầu từ 1976, chị tiếp tục hoạt động ở Âu châu, mở
trường, lập hội trên tám nước, thành công phổ biến âm nhạc Việt Nam truyền thống trong nhiều quốc gia trên thế giới. Chị luôn theo dõi một tôn chỉ « bảo tồn, phát triển và chuyển giao sự hiểu
biết của mình về âm nhạc truyền thống dân gian Việt Nam đến mọi tầng lớp trong xã hội, giúp cho họ bất chấp tuổi tác có thể chơi được những nhạc cụ hay hát những bài hát dân ca Việt Nam ». Định
tự tạo thêm một trọng trách nhắc nhủ nền nhạc dân tộc cho những kiều bào sống tha hương, một công việc xem như đơn giản, thật ra đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và hy sinh. Đoàn nhạc Phượng ca, thành
lập cách đây hơn 40 năm, đi biễu diễn khắp nơi, từ Tòa thánh Vatican qua viện Bảo tàng Boston, từ Nouvelles Orléans qua Trung Phi,…Năm 1988 chị đoạt huân chương vàng viện Hàn lâm Nghệ thuật
Âu châu. Hai nhạc viện Antony và Sevran đã đào tạo một số nghệ nhân đàn tranh, tiêu biểu là những cô hòa tấu hôm nay với chị: Nguyễn Đài Ngọc Dung, Phạm Văn Anh tiếp tay chị dạy ở các nhạc viện
Antony và Sevran, Đỗ Duy Nguyệt Ánh dạy trong nhóm Octave ở Orsay.

              
 Giáo sư Phương Oanh có thể yên tâm, những cô học trò của chị nay là những « thầy đờn » trẻ đang tiếp tục đào tạo những nghệ nhân mới. Nhạc ba miền hôm nay được anh Võ Quang Tùng thoải mái
giới thiệu : Lưu thủy Bình bán Kim tiền, Lý hoài xuân Tình tang Giang nam (hòa tấu), Hoa thơm bướm lượn (Phương Oanh), Cá khe lắng kệ (Ngọc Dung), Câu hò Bến Ngự (Vân Anh), Ru con (Nguyệt
Ánh)… Cách chơi điêu luyện của các cô trong một tiếng đồng hồ đã quyến rũ thính giả tuy khó phân biệt được các miền, các vùng qua các bản đàn. Tưởng nên cần thêm, không chỉ cho thính giả nước
ngoài, vài lời giải thích chính xác hơn…
  
                   

Thính giả chật gian phòng đã sống một chiều thu thích thú, vì đã được biết thêm về Schumann, nghe những bản đàn tranh thú vị, đồng thời đã làm một việc thiện. Cám ơn các nghệ sĩ đã làm say mê
thính giả. Cám ơn cô chủ tịch và tất cả các nhân viên của Hội đã bỏ công tổ chức một buổi nhạc thành công

Xô thành đầu thu 2011
Võ Quang Yến

Hội Enfance-Avenir 46, rue des Chéneaux – 92330 SCEAUX   Tél. 01 43 50 13
Bourg-La-Reine, France

 

  
TỪ SCHUMANN QUA PHƯỢNG CA Nov 29, ’11 4:45 AM
pour tout le monde

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.