2012 01 26 Phỏng vấn cô Phương Oanh – Việt Hải.

 

Jan 26, ’12 5:23 PM
pour tout le monde


 Đầu xuân, gửi các bạn xa gần bài phỏng vấn cô Phương Oanh trong báo Xuân 2012
Số 189 • Thứ Sáu ngày 20 tháng 01 năm 2012 NG ƯỜI VIỆ T Trang 17
Trang 16 Số 189 NGƯỜI VIỆ T • Thứ Sáu ngày 20 tháng 01 năm 2012
phong-van.JPG
Giáo sư Phương Oanh sinh năm 1945 ở Đà Lạt, tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962.Năm 1964-1975 cô dạy nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn. Năm 1969, thành lập
trường dạy nhạc Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.
Cùng với các nhạc sĩ như Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, cô mang âm nhạc dân tộc vào các học đường, các trường đại học. Năm 1976, cô tiếp tục hoạt động âm nhạc tại Âu Châu. Đoàn Phượng Ca cũng được
sinh hoạt trở lại tại Paris đến ngày nay.
Hơn 40 năm gắng bó gìn giữ âm nhạc cổ truyền, cô đã đào tạo hằng trăm nghệ sĩ nổi tiếng cho bộ môn âm nhạc truyền thống như nghệ sĩ đàn tranh Kim Uyên (giải nhất đàn tranh toàn quốc năm 1984,
hiện là cố vấn viên cho Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt), các giáo sư đàn tranh đang giảng dạy ở các nhạc viện Pháp như Ngọc Dung, Nguyệt Ánh, Vân Anh… Cô cùng Phượng Ca đã trình diễn khắp năm
châu từ tòa thánh Vatican đến viện Bảo tàng Boston ở Hoa Kỳ,
Nouvelles Orléans đến Trung Phi, Canada… Đi đến đâu cô cũng gieo những mầm Phượng âm nhạc. Năm 1988 cô được trao tặng Huân Chương Vàng Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Á Châu cho những cống hiến mà cô
dành cho nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam và năm 1994, Huân Chương Công Trạng Hoa Kỳ cho những thành công trong việc truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ở giới trẻ.
Hiện nay cô là giáo sư quốc gia tốt nghiệp ở Strasbourg và giảng dạy ở những nhạc viện nổi tiếng ở Pháp như Antory, Sevran. Cô cũng là tác giả của 13 pho sách giáo khoa giảng dạy đàn tranh, một
công trình mình lỗi lạc sau nhiều năm miệt mài khảo cứu.

phong-van-2.JPG

Tuy email liên lạc với cô từ đầu những năm 2000, lần đầu tiên tôi gặp cô Phương Oanh là tại buổi hội thảo trình diễn Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần I tại Toronto vào tháng 7 năm 2011. Hôm đó
giáo sư Phương Oanh cùng các học trò của mình là Kim Uyên và Hạnh Dung đàn và hát một bài hát dân ca quen thuộc mang tên “Chanh Chua” (hay còn gọi là Trên rừng 36 thứ chim).
Phượng Ca lúc nào cũng vậy, đơn giản chỉ một màu áo gấm vàng, bản nhạc chọn trình diễn cũng đơn giản nhưng vẫn toát lên một nét đẹp thanh tú đậm đà bản sắc dân tộc. Thật vậy, cái đẹp đâu cần tìm
kiếm đâu xa! Cái đẹp hút mật ngọt từ quê hương cội rễ mới là một cái đẹp ngan ngát tỏa hương.

Nhìn giáo sư Phương Oanh trên sâu khấu tươi cười, giọng hát dân ca vẫn ngọt lịm, nào ai biết được cô phải vượt qua bao khó khăn mới đến được Toronto để tham dự đại hội. Bôn ba bao nhiêu năm để
truyền đạt tình yêu âm nhạc dân tộc của mình đến thế hệ sau đã cướp mất đi sức khoẻ của cô. Chạnh lòng biết bao khi các thành viên tham dự biết cô vì chân đau phải dùng xe lăn mới đến tham dự
được đại hội. Đấy cũng đủ cho thấy tình yêu giáo sư Phương Oanh dành cho âm nhạc dân tộc nồng nàn bao la đến dường nào. Cuộc sống vốn vô thường, tình yêu của cô dành cho âm nhạc dân tộc lại không
vô thường tí nào mà nó là một định mệnh! Một định mệnh mà thời gian, không gian không thể nào chia cách cô và âm nhạc dân tộc ra được. Đến thăm cô tại Paris trong một buổi chiều cuối thu tháng 9.
Hôm đó gần Trung Thu nên cô và tôi cùng hòa đàn bài Thu Hồ. Đây là một bản nhạc miền Nam, giai điệu mộc mạc dễ thương, man mát một mùa thu quê hương Việt Nam, có lá vàng rơi nhẹ, có ánh trăng lấp
lánh trên vòm lá đong đưa. Tôi và cô trò chuyện đến gần khuya. Từ cô, tôi học được kinh nghiệm trình diễn đến kinh nghiệm giảng dạy. Tôi cứ đó mà hỏi từ câu hỏi này đến câu hỏi khác. Tôi chợt
chiêm nghiệm câu nói của người xưa, “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi.” Kinh nghiệm về âm nhạc dân tộc của cô thật bao quát, học hoài cũng không hết.

Càng trò chuyện với cô, tôi càng thấy yêu âm nhạc Việt Nam, và càng thấy âm nhạc cổ truyền sao mênh mông và sâu sắc quá, cứ phải dùng hết cả cuộc đời cũng không sao học hết
được.      
                              
phong-van-2-copie-1.JPG


Tạm biệt cô ra về, câu nói của cô cứ làm tôi phải suy nghĩ “Cô cố gắng trao hết kinh nghiệm của mình để một khi ra đi cô không phải ân hận.” Suốt cuộc đời cô đã trao hết mình cho âm nhạc dân tộc,
thế mà vẫn chưa đủ ư? Tôi nhớ đến một câu danh ngôn “Mùa xuân không gieo, mùa hè không mọc, mùa thu không gặt, mùa đông sẽ đói meo.”

Thật vậy, tương lai đang ở phía trước, nhưng tương lai đang bắt đầu từ những gì mà chúng ta đang chuẩn bị bây giờ. Hơn 40 năm gieo những hạt mầm âm nhạc, những hạt mầm Kim Uyên, Ngọc Dung, Nguyệt
Ánh, Vân Anh.. nay đã trưởng thành tiếp tục giúp cô gieo thêm những nụ mầm âm nhạc mới, để ngày mai, chúng ta có thể hy vọng, mỉm cười, mơ một mùa hái quả…

 

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.