2012 02 05 Tết Cao Niên tại giáo xứ Việt Nam – Paris.

Feb 6, ’12 12:01 AM

for everyone

  
Theo phong tục của người Việt mình thì:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai dệt cưởi, tháng ba nuôi tằm….

Có lẽ, vì là nước nông nghiệp ngày xưa, công việc tùy thuộc vào vụ mùa, nên vào dịp lễ Tết, người ta được thong thả để đón xuân.

Cho đến bây giờ, chúng ta cũng vẫn còn theo thông lệ đó.

Giáo Xứ là một công đồng rất đông người, cho nên mùa xuân tại đây có rất nhiều ngày Xuân: Tết Thân Hữu, Tết Cao Niên, Tết Thiếu Nhi, Tết Taxi, Tết Gia đình trẻ, Tết Giới trẻ.v.v… Ngoài ra, còn
những cộng đoàn ở các vùng phụ cận Paris…cứ đi ăn tết thong thả nơi này, nơi khác, vì ra giêng ngày rộng tháng dài ….như ở quê nhà ngày trước.

Lớp đàn tranh thiếu nhi được mời tham dự Tết Thân Hữu vừa xong, hôm nay lại được đàn trong ngày Tết Cao Niên …

                                           

 

Giáo xứ Việt Nam ở Paris là nơi gặp gỡ của mọi người, trong các dịp lễ tết quan trọng. Muốn được những giây phút ấm lòng, muốn con em mình vẫn được sống trong văn hóa Việt, các gia đình đã đưa
con đến phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể do cha Đinh Đồng Thượng Sách sáng lập.

Tại đây, mỗi chiều thứ bảy, các em được học tiếng Việt, giáo lý, sinh hoạt và sau thánh lễ, những em nào thích đàn tranh, thì ở lại học với cô Phương Oanh, cô Mỹ Ly.

Thời gian khi các em đến với lớp đàn với lứa tuổi còn râ’t nhỏ (6, 7 tuổi), khi mới vào đoàn còn mang chức ẤU NHI. Sau đó, các em sẽ lên ngành THIẾU NHI – NGHĨA SĨ.

Lên tới Nghĩa Sĩ là các em tới tuổi để chuẩn bị bước vào đại học. Các em phải chuẩn bị để thi tú tài. Âm nhạc là một môn nhiệm ý, đàn tranh là cây đàn đã được nhiều điểm so với các cây đàn khác.
Hầu hết các thiếu nhi đi thi với cây đàn tranh đều được số điểm rất cao, và được nhiều điểm, thì rất có lợi cho các em.

Đàn tranh là nhạc cụ được công nhận cho thí sinh chọn khi thi, do đó, cô Phương Oanh đến với thiếu nhi vừa cho các em những giờ học đàn tranh, vừa làm quen với cây đàn, vừa để tương lai, các em
có thể tham dự thánh lễ với tiếng đàn dân tộc, cũng như khi các em đến lớp thi tú tài, sẽ lấy đàn tranh trong môn nhiệm ý.

                                         

Lớp đàn tranh thiếu nhi đã theo dòng thời gian lớn lên…

Hôm nay, các em Phương Thu, Phương UYên, Phương Ngân đã nhổ giò thành những cô thiếu nữ, bên cạnh đó thì Hồng Ân, Nathalie vừa học được một năm.

Màn hoà tấu Thiên Bất Túc do cô Mỹ Ly phụ hoạ với cây sáo dọc.
Sau đó, Mỹ Ly hát 4 câu Vọng cổ Thư Xuân gửi Mẹ với tiếng đàn tranh của cô Phương Oanh.

                                               

 

Một cô bé đứng nhìn hai cô giáo, đó là Anh Minh, một thiếu nhi …muốn được làm quen với cây đàn, muốn được đánh đàn…nhưng chưa có vô lớp.

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.