2005 02 01 Chuyến đi Ukraine đặc biệt

Aug 30, ’07 3:36 AM
pour tout le monde

 


1 tháng 2 năm 2005
Tôi rời Paris trên chuyến bay tới Zurich lúc 10g sáng. Thời tiết xấu máy bay cất cánh trể, khi tới nơi sau khi lấy hành lý để đổi chuyến đi Kiev, thì  máy bay đã cất cánh.
Đến gặp nhân viên trực để trình bày trình trạng cù mình, tôi phải chờ máy bay lúc 15g để bay tới Vienne. Mỗi khi đi đâu xa, tới phi trường tôi đều gọi về nhà báo tin cho gia đình biết đang ở đâu,
nên khi gọi về thì Tùng hỏi tại sao lại đi  qua Vienne?

Từ Vienne lúc 17g mới lấy được chuyến bay đi Kiev lúc 20h45. Trong lúc chờ đợi ở phi trường Vienne, tôi đi vòng vòng xem các gian hàng và quan sát cách làm việc của mọi người, ăn tí thức ăn cho
qua bửa vì quá mệt. Chưa bao giờ tôi bị mệt như chuyến đi này…

11g đêm, máy bay đáp xuống phi trường Kiev, trên máy bay, tiếp viên đưa cho tôi miếng giấy để khai, vì viết
bằng tiếng Ukraine, tôi không hiểu gì cả, địng bụng sẽ nhờ nhân viên ở trạm soát giấy tờ giúp. Nhưng thật bất ngờ, đang loay hoay tìm người, thấy được một người đang đứng đó, định hỏi thì một
người khác đến thì thầm gì đó,  nên khi tôi nhờ, người đó từ chối  còn người kia thì bảo tự làm lấy! 12g đêm đang mệt vì các chuyến bay và chờ đợi, không biết tính sao, lúc đó có một
hành khách như tôi cũng đang chơi vơi, hai đứa cùng tìm cách ghi phiếu với nhau. Chỗ nào không biết thì để trống. Tôi tới chổ hải quan là người cuối cùng. Với cây đàn họ thắc mắc cái gì mà dài
quá klhổ như thế này. Lại phải giải thích và đưa thư mời của dàn nhạc giao hưởng Ukraine ra,  mới thoát.
Đến chổ lấy hành lý thì thấy chỉ còn hành lý của mình đang chạy vòng vòng trên tapie. Chờ valy tới gần, đi ra cửa, chưa biết đi đâu,ngồi đâu vì không biết anh Lê Văn Khoa ở đâu…

Tôi thấy một ông cụ già đi vô cửa, mặc áo lông, đội nón lông đi vô, té ra anh Khoa đây rồi.
Anh Khoa cho biết ra phi trường lúc 12g trưa, chờ hoài mà không thấy tôi, sau đó, không biết tôi đi đâu, nên cũng lo lắng cho tôi. Vì ở xứ này, vừa có cuộc đảo chính, nên cũng hơi lộn xộn cho vấn
đề an ninh.
Đường phố trắng xoá, trên đường vắng tanh chỉ có xe mình chạy.Cùng đi với anh Khoa ra đón tôi là anh Taras, giám đốc tổ chức của dàn nhạc. Taras còn rất trẻ và đã đi học bên Mỹ trước khi nhận
trách nhiệm này.
Về tới nhà sau gần 1 giờ di chuyễn. Tôi gọi về Paris cho biết đã tới nơi bình an, thời gian hai nơi cách nhau 1 tiếng nên cũng không khuya lắm. Ăn tí soupe rồi đi ngủ vì mệt quá.

1/2
Sáng thức dậy, ăn sáng với bánh mì đen, rồi đi ra phố. Nhà Taras ở ngoại ô nên vô tỉnh mất thì giờ như ở Paris, nhưng cũng kẹt xe lắm.Vì là mùa đông, nên không thấy cái dơ bẩn của đường phố vì
tuyết phủ trắng xoá.
Trong thời gian thu thanh và thu hình, anh Khoa và tôi ở tại nhà Taras. Ukraine vừa mới thay đổi chính phủ, chủ tịch mới thân châu Âu nên cởi mở, người dân mừng lắm vì trên 70 năm sống trong chế
độ cộng sản của Nga, nên sau khi khối Nga sụp đổ, Ukraine đòi tự trị như bây giờ. Nhưng người dân vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc sống củ (có lẻ còn quen bị gò bó vì chế độ đã lâu)  nên họ
không nói tiếng ngoại quốc, rất e dè vì mình là người lạ, do đó nếu ở khách sạn thì sẽ rất bất tiện.
Mỗi ngày, Taras dắt đi ăn ở trung tâm thương mại có đầy đủ thức ăn giống như tiệm ăn trong thương xá bên đây. Người Ukraine ăn soupe ba bửa như mình, nhưng khi ăn, lại cho thêm dầu mỡ hay sauce.
Bửa trưa có cá, cơm…Buổi tối ăn gần nhà, tôm, cavia với bánh mì đen. Tiệm ăn có hai phòng phòng hút thuốc và phòng không hút thuốc. Không có nhiều khách hôm nay, nên cũng đở. Người ở đây hút
thuốc nhiều quá.

2/2
Hôm qua, lần đầu tiên dợt chung với dàn nhạc, vì partition sửa đổi nên có sự nhầm nhịp giữa các trường canh, không thể hoà đàn được, suốt đêm anh Khoa phải xem lại và in lại cho sạch sẽ, tới sáng
mà phần số 4 và số 7 chưa xong. Đến trụ sở trể một chút, sáng nay dàn nhạc không tập vì để anh Khoa với cô Alla (nhạc trưởng) nghe lại với nhau các accord một lần cho hoàn bị, như vậy không mất
thì giờ khi tập chung. 12g30, Taras tới rủ đi ăn trưa, nhưng muốn công việc không bị gián đoạn, tôi nói Taras cho người đi mua thức ăn về cũng được, vừa  đở mất thì giờ, vừa đở phải đi ra
đường trời lạnh. Bửa trưa nay là thịt chiên trứng với cơm gạo đỏ…

Văn
phòng của Mission Music Kiev rất đẹp, ở ngay trung tâm thành phố. Người sáng lập ra ông bà Rogers đến từ năm 1992 khi hai người từ Mỹ sang. Công việc của họ cũng giống như Hội Cơ Đốc ngày xưa ở
Saigon là giúp đở người nghèo và dạy tiếng Anh và truyền đạo. Một tổ chức rất mạnh và chặt chẽ. Dàn nhạc đại hoà tấu Kiev đi trình diễn khắp nước Mỹ được tổ chức hai năm một lần.
Hiện nay, Mission có hai dàn nhạc và hợp xướng cho người lớn tuổi và cho thanh niên. Dàn nhạc trẻ do con trai Roger điều khiển. Các nhạc sĩ trong dàn nhạc đều là những người được đào tạo, tốt
nghiệp ở các nhạc viện Ukraine và Mỹ.

Tác phẩm của anh Khoa rất có giá trị về tính cách thời gian, không gian, kỷ niệm đánh dấu ngày ra đi khắp
bốn phương trời của người dân Việt  từ 1975 đến nay. 30 năm qua, những thay đổi của người Việt Nam, những cố gắng vươn lên của người dân muốn được sinh tồn cho dân tộc ở trong và ngoài nước.
Một chứng tích ghi dấu để lại ngàn sau về âm nhạc mà không phải ai cũng có thể làm được. Một tác phẩm cho nhạc giao hưởng nói lên tâm trạng của một người ở xa quê hương, nhưng tình quê vẫn nồng
nàn trong tim, anh Khoa đã nuôi ý tưởng này từ lúc mới rơi đất nước.

Lần đầu tiên đàn với dàn nhạc, tôi cũng hơi lo vì không biết sẽ như thế nào… vì tính cách quan trọng của tác phẩm, tôi phải thu xếp mọi chuyện để có thể tham dự, mặc dù trong thời gian này tôi
rất bận vì các chương trình trình diễn tại đây. Tôi rất cảm động khi anh Khoa mời để đàn đàn tranh một đoạn giai điệu của tác phẩm. Được ngồi trong dàn nhạc với cây đàn tranh cả là một vinh dự
cho tôi.

Tối nay, đài phát thanh người Việt bên Cali gọi để phỏng vấn anh Khoa. Anh Khoa có cho biết là tác phẩm được thai nghén từ hơn 30 năm nay, và bây giờ mới tìm được dàn nhạc đại hoà tấu Ukraine
(một nước nhỏ trong những nước đông Âu có cùng hoàn cảnh giống như Việt Nam đàn),  thì anh đã mãn nguyện lắm rồi. Khi anh Dủng, người làm chương trình hỏi tôi nghĩ gì về dàn nhạc, thì tôi có
trả lời không có gì ngạc nhiên vì nhạc giao hưởng là mọi người nhạc sĩ nhạc tây phương đều có thể đàn, nhưng cảm động khi thấy tác phẩm đã được làm đúng và hay.Tôi biết có nhiều nhạc sĩ luôn luôn
mơ ước làm một cái gì đó cho nghệ thuật và cho quê hương, nhưng không phải dể. Viết cho đại hoà tấu hợp xướng đã khó, tìm được dàn nhạc hay còn khó hơn. Nhất là ở Pháp, Mỹ, muốn một dàn nhạc giao
hưởng hoà đàn thì thật là tốn tiền rất nhiều.

Câu hỏi thứ hai của chương trình là tại sao có sự hợp tác giữa tôi (ở Pháp) và anh Khoa (ở Mỹ). Tôi đã cho anh Dũng biết là anh Khoa và tôi đã quen biết nhau từ ở Viet Nam hơn 40 năm về trước. Hề
năm 2004, tôi có dịp sang Mỹ dự buổi họp mặt cựu nhạc viện Saigon, có gặp anh Khoa và có hứa sẽ tìm dùm anh dàn nhạc giao hưởng của nhạc viện nào đó bên Pháp. Chưa tìm ra, thì anh Khoa đã bắt
được liên lạc với Taras để thu thanh, thu hình tác phẩm này tại Ukraine.

Phòng thâu rất đẹp, rộng và đầy đủ máy móc hiện đại, mặc dù Ukraine vừa mới thay đổi chính phủ và cách sống, nhưng với hội là những người làm việc cho xã hội văn hóa Kiev từ Mỹ đến nên họ cũng
được nhiều phương tiện hơn người dân bản xứ.
Phòng thâu có nhiều chương trình  và ca đoàn Kiev cũng có những chương trình khác nên thu thanh ca đoàn tấu khúc số 7 trước. Bài Trăng Rằm là tấu khúc số 4, thu sau. Cũng hồi hộp vì tôi chưa
quen ngồi với dàn nhạc. Giao hưởng không giống như dàn nhạc cổ tryưền hay tân nhạc, đàn phải đúng bè, đúng hợp âm, nếu chậm trể thì không ra gì.

Ra khỏi phòng thu 6giờ chiều, Taras dắt đi ăn cơm. Tối nay, tôi lại ăn cơm với cá, cách nấu của họ cũng khác người Pháp. Họ ăn nhiều đậu, đũ các loại đậu và họ cũng ăn cay.
Ngày hôm sau, tôi trở lại Pháp, vui vì đã làm được việc cho anh KHoa, một người bạn mà tôi rất quí trọng từ hơn 40 năm qua, một nghệ sĩ có tài không những âm nhạc mà còn về nhiếp ảnh nữa.
Tác phẫm Việt Nam 1975 đã được thành hình, một sáng tác cho nhạc giao hưởng đánh dấu một giai đoạn lịch sữ trong âm nhạc mà không có một nhà soạn nhạc nào có thể làm được một cách trang trọng và
có giá trị như thế.

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.