Bao Nguoi Viet – Tuong Niem Co Nhac Si Nghiem Phu Phi

 

Feb 4, ’08 5:57 PM
pour tout le monde

 

 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=73247&z=3


Friday, February 01, 2008
Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt

“Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã từ biệt chúng ta, để lại biết bao thương tiếc cho mọi người.
Chúng ta đã mất đi một nhạc sư tài danh. Có biết bao nhiêu điều mà thầy trò chúng ta ấp ủ chưa thực hiện được”.

Ðó là lời tâm huyết của cô Kim Oanh, một trong những học trò của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, đứng trước tấm di ảnh lớn của ông được dựng bên cánh phải của sân khấu phòng sinh hoạt nhật báo Viễn Ðông
trong đêm tưởng niệm.

Cô Kim Oanh đã làm cho hơn 100 người đến tham dự phải bùi ngùi cùng ngăn dòng lệ.

Có thể nói đa số người đến tham dự Ðêm Tưởng Niệm người nhạc sĩ tài danh này vừa ra đi, là những người trò cũ và mới, từng có thời gian được theo học thầy. Người học dương cầm, người học hòa âm,
người theo thanh nhạc, thậm chí cả những người theo thầy về nhạc cổ truyền dân tộc nữa.

Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang trong phần nhắc lại tiểu sử của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã thốt lên rằng: “Chưa thấy một bản tiểu sử nào lại đơn giản như của người nhạc sư này. Chỉ vỏn vẹn một ít dòng mô
tả cả một cuộc đời phục vụ nghệ thuật của nhạc sư Nghiêm Phú Phi. Ông sanh năm 1930 tại Sài Gòn, học Petrus Ký, theo học nhạc với Giáo Sư Nguyễn Văn An, Trần Văn Trạch, Võ Ðức Thu… Năm 1949 qua
Pháp, năm 1955 tốt nghiệp ưu hạng về trình diễn dương cầm và hòa âm của Conservatoire, Paris. Sau
đó ông về Việt Nam, được cử làm giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon. Mãi đến 1984 mới định cư ở Mỹ và mở ngay lại các lớp nhạc tại Little Saigon”.

Nhắc đến nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là nhắc đến sự nghiệp sáng tác hòa âm của ông. Nhiều
bạn bè thân hữu là những nhạc sĩ hoặc trong ngành văn học nghệ thuật Việt Nam đã lên bầy tỏ lòng thương tiếc một người tài hoa, một đời phục vụ cho nghệ thuật.

Nhạc sĩ Ðan Thọ từ xa về nhắc đến những kỷ niệm khi ông về nước. Ðó là thời kỳ mà nền văn học nghệ thuật cũng như âm nhạc Việt Nam được khuyến khích và phát triển mạnh. Ðó cũng là thời kỳ nhân
tài về mọi ngành văn học nghệ thuật và âm nhạc được khám phá và xuất
hiện. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là một trong những người đã góp công vào công việc này khi ông được cử làm giám đốc Quốc Gia Âm Nhạc Saigon mà sau này được mở rộng có thêm kịch nghệ nữa.

Cựu giám đốc truyền hình Việt Nam hải ngoại Lương Văn Tỷ nhắc đến những ngày đầu tiên thành lập đài truyền hình Việt Nam ở hải ngoại. Chính nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là người đã dựng lên những
chương trình cho đài với hòa âm phụ soạn cho các chương trình truyền hình. Nữ Giáo Sư Nguyễn Thị Mai cùng Giáo Sư Nguyễn Châu, người đưa phong trào tuổi trẻ về nguồn với dòng nhạc dân tộc qua các
loại nhạc cụ cổ truyền trong đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, cũng xúc động nhắc nhở đến người thầy đáng kính về tài năng cũng như tâm huyết dậy dỗ. Tình thầy trò lúc nào cũng gắn bó mật thiết cho
đến tận những ngày trước khi thầy ra đi. Giáo Sư Mai cho biết: “Tình yêu dân tộc và đất nước của thầy đã khiến thầy biến tấu được tiếng vọng cổ vào những giai điệu dương cầm”.

Cả những học trò về kịch nghệ và hát bội như Mai Khanh và Nguyễn Thị Bầy cũng lên nhắc nhớ những kỷ niệm về người thầy đã hết lòng hướng dẫn họ. Mai Khanh nhấn mạnh đến sự sáng tạo của thầy
Nghiêm Phú Phi khi phối hợp được nhạc vào kịch nghệ và cô đã minh chứng bằng một đoạn ngắn trong vở kịch “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa” của Vũ Khắc Khoan.

Trong khi đó, ông Lê Văn, một cựu nhân viên chương trình Việt ngữ của đài VOA, nói với chúng tôi về những kỷ niệm với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trong các chuyến đi cứu vớt người vượt biển tại Pháp,
Thái Lan, Philippines…

Xen kẽ trong những lời phát biểu của bạn bè thân hữu, các nhạc sĩ Cao Thanh Tùng, Khánh Hồng, Phạm Văn Phúc, Trần Thanh Sĩ đã trình tấu một vài sáng tác phẩm của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, những
sáng tác phẩm mà người nhạc sĩ tài danh này đã đưa những giai điệu cổ nhạc Việt hòa vào những giai điệu cổ điển của nhạc Tây phương một các rất tài tình, tự nhiên tạo cho người nghe sự cảm hòa
thân thiết.

Cho mãi tới 10 giờ đêm, trong khí trời lạnh buốt, mọi người ra về đều mang theo lòng thương tiếc ngậm ngùi. (N.H.)

 

 

Thành Kính Phân Ưu


 

Chúng tôi vô cùng đau đớn khi được tin buồn:

       Giáo Sư Nhạc sĩ NGHIÊM PHÚ PHI

Nguyên Giám đốc Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon
Nguyên Trưởng ban Đại hòa tấu Hải Sơn, Đài Phát thanh Saigon

Đã qua đời ngày 16-01-2008 tại Fountain Valley (Cali), nhằm ngày 9 tháng 11 ÂL năm Đinh Hợi.

Hương thọ 78 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng Bà Nghiêm Phú Phi và tang quyến ở Paris cũng như ở Mỹ.
Nguyện cầu hương hồn Thầy Nghiêm Phú Phi sớm về nơi cõi Niết Bàn.

Nguyễn Khắc Cung, Bích Thuận, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn thị Như Mai, Lan Phương, Lan Hương, Phương Oanh, Võ Quang Tùng, Ngọc
Trang, Ngọc Dung, Quỳnh Hạnh, Hạnh Dung,

Hội dược sĩ, Hội Ái Hữu Orsay, Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc cùng thân hữu,
cựu sinh viên và cựu giáo sư Viện Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ  Saigon.

Ngày giỗ 100 của Thầy, chúng tôi dự định sẽ làm buổi lễ tưởng niệm, xin được thông báo địa điểm và giờ giấc sau.

bản tin của việtdươngnhân

     Mất mác cho nghành âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại

                Nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã
ra đi

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi, một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam, vừa qua đời vào lúc 6 giờ sáng Thứ Tư, 16
Tháng Giêng 2008,tại nhà riêng ở Fountain Valley, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 78 tuổi.

….
Nhạc sư Nghiêm Phú Phi sinh ngày 9 tháng Bảy năm 1930. Năm 1954, ông tốt nghiệp ưu hạng về hòa âm và diễn tấu dương cầm tại
Nhạc Viện Quốc Gia Paris, Pháp.

Trở về Việt Nam khoảng năm 1958, ông Nghiêm Phú Phi đã tiếp tục diễn tấu dương cầm cho các sân khấu và đồng thời ông cũng dạy
dương cầm cho Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn.

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã soạn hòa âm cho nhiều hãng dĩa tại Sàigòn, trước khi điều khiển ban nhạc Đoàn Văn Nghệ Việt Nam. Ông
cũng là nghệ sĩ độc tấu dương cầm cho Giàn nhạc Giao hưởng Sàigòn.

Ông đã soạn một khúc nhạc giới thiệu ba nhạc cụ cổ truyền cùng một nhạc cụ Tây phương là đànTranh- đàn Bầu-đàn Nhị-Piano, và
tiết mục này được người nghe tán thưởng khi được trình diễn nhiều lần tại Việt Nam và tại các nước Đông Nam Á.

Ông là Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn kiêm giáo sư dương cầm cho đến sau tháng Tư năm 1975.
Nhạc sư Nghiêm Phú Phi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1985 và mở trường dạy dương cầm tại thành phố Westminster cho đến khi ra đi
vào ngày 16 tháng Giêng năm 2008.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080118_nghiemphuphi_obit.shtml

 

 

Feb 4, ’08 6:12 PM
pour tout le monde

 

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.