2008 03 05 Tình yêu đối với mọi loài…

 

Mar 5, ’08 4:59 AM
pour tout le monde

Ở đây, các nước xứ tự do, có rất nhiều ngày hội….
Ngày lễ tình nhân, ngày cha mẹ, ngày ông bà, ngày lễ của cha, ngày lễ của mẹ, ngày âm nhạc, ngày văn hoá, ngày âm nhạc…

Nói tóm lại có rất nhiều lễ để kỷ niệm ngày vui của tất cả mọi người, từ người buôn bán đến người làm vườn. Người ngoại quốc họ rất thương yêu súc vật, do đó, nử tài tử Brigitte Bardot đã làm ra
hội yêu súc vật, hội này đã kêu gọi mọi người trên thế giới phải thương yêu mà đừng lột da thú vật để làm áo mặc. Và hiện nay, có rất nhiều người đã hưởng ứng và tham gia hết lòng trong việc bảo
vệ sự sống của các thú trong rừng sâu hay ngoài biễn cả.

Kể cũng lạ, người ta thương yêu mọi thứ, làm quảng cáo rầm rộ để kêu gọi mọi người tham gia, nhưng tình yêu gia đình là không được kêu gọi để củng cố cho bền chặt. Có thể đời sống quá tân tiến,
mọi người sống như cái máy, mờ sáng đã ra khỏi nhà, tối mịt mới trở lại nhà…
Con cái khi còn bé, phải đem tới nhà trẻ, trong thế giới này, các bé đã được học cách sống tự lo lấy thân, phải tự vệ khi có người ăn hiếp mình…để rồi khi đến 18 tuổi, có thể muốn được tự do,
không bị ràng buộc với gia đình, con cái đã tách rời nhà cha mẹ để bước vào đời. Hoặc có những cha mẹ không muốn trách nhiệm về con cái, nên đã yêu cầu con phải đi ra khỏi nhà…

Nhìn người rồi nhìn lại mình, có những gia đình Việt Nam ở đây cũng ảnh hưởng cuộc sống tân tiến này, cho con vào đời sớm, có những điều hay, nhưng cũng có những hậu quả không thể lường trước
được. Những người trẻ này, có những người đã học được cái hay của trường đời, vững vàng để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội, nhưng cũng có rất nhiều cảnh dở khóc dở cười, thật là nan
giải.

Tôi thấy có nhiều gia đình người Việt đã giữ rất kỹ cách giáo dục con cái, nhưng không thông cảm cho con cái cho lắm, nên các con đã bị một bức tường vô hình ngăn cách giữa cha mẹ và mình. Xã hội
Pháp nói riêng, xã hội các nước tiền tiến nói chung có rất nhiều khía cạnh và đầy dối trá lường gạt. Đây là xứ tụ do, xứ có nhiều sắc dân cư ngụ, mà mỗi sắc dân có cái cá tính của mình, tốt xấu
lẫn lộn, trẻ Việt Nam được bao bọc quá kỹ, không được cha mẹ chuẩn bị để vào đời nên dễ bị thu thiệt trong các nơi làm việc, mặc dù các người trẻ này đã học thật giỏi, thật cao, bằng cấp cùng
mình, nhưng kinh nghiệm sống không có nhiều kinh nghiệm.

Xứ tự do, có nghĩa là tự do mọi khiá cạnh, đi đến quá lố. Nếu con mình vào đời chưa có được trang bị , kinh nghiệm học hỏi chưa tới nơi, để bị lôi cuốn và vấp ngã. Diều này, không có cha mẹ người
Việt nào muốn, nhưng các con đã bị ảnh hưỡng của bè bạn chung quanh quá mạnh, chúng ta không thể nói cho con hiểu được nổi khổ tâm của mình. Khi con còn nhỏ, tôi vẫn lo điều này và vẫn cầu xin,
con mình không bước chân trên con đường mà bao nhiêu người đi trước đã qua. Giờ đây, nhìn lại, cả một đoạn đường dài gian lao, mà nếu không thương yêu và chăm sóc kỹ càng, thì chắc chắn không có
ngày giờ này.

Lúc nhỏ ở tiểu học, thì mong con học giỏi, lên trung học, tú tài, mong con phải học tới nơi tới chốn, qua đại học, rồi khi con học xong, vào đời, thì vẫn mong mõi con được chỗ làm tốt, lương
cao…. Lòng cha mẹ luôn mong cho con mình có được mọi tốt đẹp, rồi việc có người yêu là việc mà ai cũng lo lắng… Nhưng con cái đâu cần tới mình lo tiếp, mình có lo, thì chúng coi như mình gò
bó…

Mỗi năm, mùa nào quà đó, đến thăm, tặng quà…rồi thôi. Con bây giờ đã trưỏng thành, con đã có cái nhà riêng của nó, nhà mình chỉ là nơi khi nào cần ăn ngon, cần sự giúp đở của mình thì mới
đến…hoặc khi nào khổ thì mới tìm về, còn khi hạnh phúc thì không thấy mặt mủi đâu cả.

Tôi thấy xã hội tân tiến có cái hay và cũng có cái dở của nó, nếu tình yêu được chia sẽ và được đặt đúng chỗ, thì chính phủ không cần mở ra những nhà dưỡng lão cho người già, vì con cái đã biết
chăm sóc cho cha mẹ mình khi lớn tuổi. Họ cần tới sự có mặt của mình bên cạnh chứ họ không cần những quà cáp mắc tiền mà trong món quà đó không có TÌNH YÊU.

Phương Oanh
5/3/2008

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.