2008 04 17 Lên Lão rồi đó nghe

Apr 17, ’08 5:09 PM
pour tout le monde

                              
      Thời gian vùn vụt trôi qua
                                   Nó đi đi mãi đợi ta bao
giờ?
                                    Xuân ơi, xuân đến bất
ngờ
                            Tôi còn đang bận không chờ ai đâu?

                       
            Tay
đàn, tay sách mau mau
                            Cửa nhà thu dọn, …Xuân đầu chờ xem!
 

            Mới đó mà tôi đã qua 60 tuổi rồi bà con ơi! 

Thật là tôi không thể tưởng tượng nổi, tôi đã hơn 60 tuổi. Tóc đã hai màu, nhưng thời buỗi này, không ai chấp nhận trên
đâu có tóc trắng tóc đen pha lẫn. Tôi đã dùng thuốc màu ‘sơn’ lên những nơi có tí ‘tóc trắng’ để màu tóc tự nhiên, vì gương mặt tôi vẫn chưa có dấu báo
hiệu rằng mình ‘đã già’…

Có lẽ, vì làm việc và gặp gỡ với trẻ em thường xuyên, nên tôi vẫn vui đùa, vẫn trẻ con, đầu óc tôi vẫn sáng sủa để có
thể tìm ra những điều mới cho trẻ em, do đó mà tôi vẫn giữ được nét tươi tắm trẻ trung gọn ghẽ của mình. 

Hè năm 2003, khi  sang Mỹ họp mặt với hội Ái Hữu ‘Trường Quốc Gia Âm nhạc’ và thăm bèn bạn. Tôi đã hẹn
với Quang đi đón ở Phi Trường Los Angeles. Hơn 10 năm không gặp nhau, Quang đã ‘hơi già’ mập hơn ngày xưa, và Quang cũng đã nói rằng có lẽ sẽ thấy một ‘bà cụ Phương Oanh’ mập ù, chậm
chạp.

Nhưng…, sự thật không phải vậy, một Phương Oanh vui tươi, nhí nhảnh như thuở nào, nhanh nhẹ với chiếc valy nho nhỏ, xinh
xắn từ trong bước ra. Cảm động thấy bạn mình đã mang kính lão, lái xe từ từ, nhưng vẫn hòa nhã dễ thương….

 

Gặp lại những người bạn ngày xưa, các anh chị Toàn Quyên, Yến Dung, Tuệ Vinh, Thu, Minh, Cát…Quang cũng đã tạo dịp cho
tôi được gặp lại những người bạn cùng làm việc chung Nghiêu Hồng A, Hồng B, Tiến, Ruy v.v…và tôi cũng đã  đ
ến thăm vợ  chồng ông xếp cũ  của mình.  Ngồi  với
 nhau , dưới gốc cây xoài hay bưởi nhà Quang, tình cờ Diễm Chi  từ  Texas qua có  ghé  thăm, Tôi không
nghĩ rằng các anh chị cũng đã trong lứa tuổi thất thập cổ lai hi rồi. Không gì sung sướng được gặp lại các anh chị em sinh hoạt của mình.

Gặp nhau, câu đầu tiên là mừng nhau sức khoẻ còn đầy, vẫn còn tinh thần phục vụ cho tha nhân, vẫn còn tình bè bạn.
Đây là điều rất hiếm có của xã hội ngày nay, mặc dù có những bất đồng ý kiến về sự sống, về công ăn việc làm, nhưng mọi người đều giữ được tình bạn người Du Ca với nhau.

 

Mỗi ngày, thức dậy , Thông đã
 cho một ly canh dưỡng sinh. Thông nói, bà uống cái này trước đi, rồi muốn làm gì thì làm. Với Quang và Thông, tôi như người cô em  út ít (?) rất dễ thương,
ngoan ngoãn đã vâng lời … uống canh dưỡng sinh mỗi ngày…1 ly, 2 ly… mà Thông đã nói: bà mà không uống… tôi đổ đi …cũng vậy thôi. Thấy công khó nhọc của bạn phải nấu món canh này mỗi ngày rồi
còn rót sẵn ra ly cho mình, thế là mỗi sáng, ngủ dậy, sau khi ra gốc cây ‘táo tầu’ ngay bên cạnh cửa sổ phòng làm việc của Quang (trở thành phòng ngủ của tôi) hái trái trên cây ăn điểm tâm
xong, trở vô nhà, mở tủ lạnh ra, tôi…tu liền 1 hơi cái ly nước canh cho bạn vui lòng.
(Tôi thật nhà quê, có sang tới đây, tôi mới biết món canh dưỡng sinh này và nước uống ngũ  quả của chị Quyên vợ anh Đỗ Quí
Toàn). Sau khi làm bỗn phận uống canh dưỡng sinh xong, thì theo lịch trình…đi chơi, nếu có  bạn nào tới đón thì  tôi  sẽ đi đến tối hoặc sẽ
 không về  nhà.

Nếu ngày nào không có hẹn ai, thì tôi đi theo ‘ông ngoại Quang’ hoặc ‘bà ngoại Thông’ đến  sở của hai
bạn để tung tăng quan sát cách làm việc và cách sống của mọi người. Nếu rảnh , không có việc gì cần giải quyết, thì Quang dắt tôi đi ăn sáng,  hoặc Quang chở tôi tới toà soạn
Người Việt, thả tôi ở đây hẹn sẽ trở lại đón
. Tôi
được dịp đi thăm khắp các phòng làm việc của các anh chị Toàn, Yến, Minh, Hà… phòng phát thanh của anh Thu, và gặp thêm một số bè bạn xưa thật xưa… Minh Phú, Hồng Vân (đây là hai cánh Phượng
thiệt là cũ của Phượng Ca Saigon khoảng 69-70 và Phượng Ca paris năm 78-79). Tới giờ nghỉ để ăn cơm, tôi lại được ăn cơm chung với tất cả nhân viên toà báo trong phòng ăn nho nhỏ có thể chứa
được hơn 20 người. Cơm canh thuần túy Việt Nam rất ngon vừa chay, vừa mặn để có  thể đáp ứng được hoàn cảnh của mọi người, cũng như đậm đà tình bạn sát cánh bên nhau từ lúc
mới thành lập để cho tờ báo càng ngày càng được phát triễn và tạo được công ăn việc làm cho bè bạn…  Nhưng đi đâu thì đi, tôi vẫn lấy nhà Quang làm điểm hẹn liên lạc cũng như
để Tùng biết được mọi tin tức của vợ  mình…mỗi ngày. Có hôm tôi đến với vợ chồng Gi Ngọc là bạn rất thân của Tùng.

Tôi nhớ mãi lúc còn trẻ, vào những năm 1960, 61 khi Tùng, Gi, Đức là những anh chàng mới lớn cùng đến chơi với nhau ở
nhà của Đắc. Tôi lại là bạn của Xuân (em gai), do đó cả bọn gặp nhau, mặc dù là gái nhưng tôi có tính con trai, không có sự phân biệt trai gái gì cả đối với tôi. Do đó, tôi tự nhiên đấu lý với
mấy anh chàng một cách mạnh bạo và luôn tìm cách để lấn át hết đám con trai này. Giòng thời gian trôi, tôi đâu có bao giờ nghĩ mình sẽ là vợ của anh Tùng trong tương lai, vì lúc đó, cả bọn đều
thích làm bạn với tôi, mà tôi thì không nghĩ gì đến ai cả…Vậy mà cái người tẩm ngẩm không nói không năng lại cưới được cô nàng con trai này…

Trong suốt thời gian tôi có mặt ở Cali,  Quang chăm sóc tôi như anh lớn giữ em, luôn luôn chìu chuộng,
lo lắng mọi điều phòng hờ vì sợ em nhỏ có gì xảy ra bất ngờ. Tình bè bạn thật êm đẹp và dể thương, vì đã hơn 40 năm quen nhau, tình bạn luôn luôn như bát nước đầy. Gặp lại Quang kỳ này, tôi
thấy Quang vẫn không thay đổi, chỉ có đôi mắt nheo nheo, còn mang thêm cặp kính lão. Quang vẫn tà tà như xưa, không gì vội vàng hấp tấp.

Thông thì người có vẻ  phụ nữ hơn, chắc bây giờ trở thành bà ngoại nên Thông rất nhẹ nhàng. Thời gian ở đây, tôi thoải mái như ở nhà anh chị
mình. Đi đâu rồi cũng trở về nhà với bạn…

Cuộc sống đã qua giai đoạn khó khăn, con cái đã trưởng thành, Quang bắt đầu sáng tác lại và đi trình diễn khắp nơi, Mỹ,
Úc, canada…nhưng chưa sang Âu châu. Tôi rất tiếc là chưa tìm được cơ hội mời Quang sang lại Paris để đem tiếng nói của con người đã tạo nên một phong trào Du Ca cho giới thanh thiếu niên thời
nào ở Saigon.

Sáng tác của Quang bây giờ có một cái nhìn khác về thời cuộc, về cuộc đời. Tôi tin là Quang sẽ đem lại nguồn vui và hy
vọng cho chúng ta đang sống trong một thế giới đầy gian trá sẽ trở lại hiền hoà và thương yêu nhau thay vì thù hận.

Tất cả những người trẻ thời 60-70 bây giờ đã lên lão, chúng mình phải nhìn lại con đường đã đi qua, để xem, mình có đi
đúng đường hay không. Cần nhất là những gì mình đã làm có đem lại cái kinh nghiệm gì
cho tuổi trẻ
trong cuộc sống không. Ở thế giới đầy tiến bộ này, có thể người trẻ còn làm những điều hay hơn chúng ta về khoa học, nhưng về xã hội thì…

   Vì những lý do này mà tôi phải kêu lên, để ‘khoe’ với mọi người :

                    tôi
đã lên lão rồi đó nghe.

                                       
                                       
    Phương Oanh, 2005

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.