2009 11 22 Lớp đàn tranh cho các em khiếm thị ở Thủ Đức

 

Nov 22, ’09 5:42 AM
for everyone

cám ơn chị Diệu Liên nhé.

Lớp nhạc đàn tranh cho các em khiếm thị ở trường Nhật Hồng

Phương Anh, phóng viên RFA
2009-10-12

Trong chuyên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi vào kỳ trước, Phương Anh có gửi tới quí vị một số thông tin về lớp nhạc dân tộc tại nhà thờ Maria Nữ Vương Việt Nam ở thành phố New Orleans bang
Louisiana. Khi nói về các thầy cô giảng dậy, Phương Anh có nhắc đến cô giáo Vương Hạnh, hiện đang cư ngụ tại Sàigòn, đã từng đi biểu diễn ở một số nước trên thế giới.

Cô giáo Vương Hạnh trong một buổi biểu diễn đàn tranh.

Được biết, cô cũng đang dậy cho một số em khiếm thị tại trường Nhật Hồng, ở Thủ Đức, do các nữ tu dòng Đa Minh phụ trách. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này xin giới thiệu tới quí vị
lớp đàn tranh dành cho các em khiếm thị rất đặc biệt này.

Trường khiếm thị Nhật Hồng

Trước hết, chúng ta hãy nghe Sơ Phạm Thị Thu, thuộc dòng Đa Minh tại Thủ Đức, nói sơ lược về trường khiếm thị Nhật Hồng:

Trường Khiếm Thị Nhật Hồng có 42 em, được thành lập ngày 21-9 – 2007.  Em nhỏ nhất ở tuổi Mẫu gíao, em lớn nhất thì ngoài 20 tuổi, không đi học thì làm thủ công nghệ, làm vi
tính, làm massage, làm photo.
  

Có những em ở vùng sâu, vùng xa, có những em còn bố mẹ, có em thì chỉ còn mẹ, có em thì chỉ có chú, bác, có những em bị mù từ bẩm sinh, có em thì bị tai nạn khi còn bé, có em mù
không thấy gì hết, có em thì thấy lờ mờ. Người ta biết chúng tôi có trường nên giới thiệu đến, có khi thì chúng tôi đi truyền giáo ở vùng sâu, vùng xa và gặp các em, nói với gia đình cho các em
lên đây học. Các em học chữ đến lớp 12 thì đa số đi học nghề. Có em lập gia đình rồi thì ở ngoài, nhưng vẫn liên lạc thường xuyên với chúng tôi.

Sơ Phạm Thị Thu

Với mục đích tạo điều kiện cho các em có những sinh hoạt phong phú và bổ ích, đồng thời hội nhập với xã hội, Sơ Giám Đốc đã quyết định cho một số em học đàn tranh. Người chơi đàn
tranh ở thành phố thì đầy dẫy, nhưng việc tìm thầy cô giáo cho các em bị mù thì thật là nan giải. May thay, qua sự giới thiệu và tìm hiểu, cô Vương Hạnh đã nhận lời chỉ dẫn. Với kinh nghiệm 30
năm chuyên về đàn tranh và đàn bầu, chuyện dậy cho các em là một thử thách lớn, nhưng với lòng nhiệt huyết, cô Vương Hạnh cho biết:

Tôi nghĩ đối tượng đó rất khó để dậy, nhưng mà tôi thấy các em rất cần vì các em rất yêu mến môn nghệ thuật đó. Tôi muốn giúp cho các em đẩy mạnh nhạc cụ dân tộc, các em khuyết tật đó
được học để các em hiểu biết, để khi ra ngoài, các em đi trình diễn hay những buổi biểu diễn của các em có ý nghĩa hơn. 

Đó là một thử thách rất lớn, nhưng tôi có phương cách để dậy các em. Thí dụ, thường,khi mình học nhạc hay đàn,cái quan trọng nhất là mình không nên nhìn vô dây đàn, mình phải là người sử dụng
thành thạo mà không cần nhìn vào nhạc cụ mình đang chơi thì mới thực sự là người chơi giỏi, thì bây giờ các em cũng vậy, mình có một cái mức nào đó, một cái điểm nào đó để các em nhận biết nốt
chính, như nốt Sol, để các em  biết mình đang ở vị trí nào, thì các em có thể đánh được hết.

Khi tôi dậy các em không bị khiếm thị ,các em cũng tuân thủ theo cách của tôi, tức là nhìn vào sách, thì bây giờ, các em này đâu nhất thiết là phải nhìn thấy
đâu.

Tôi nghĩ đối tượng đó rất khó để dậy, nhưng mà tôi thấy các em rất cần vì các em rất yêu mến môn nghệ thuật đó. Tôi muốn giúp cho các em đẩy mạnh nhạc cụ dân tộc, các em khuyết tật đó được học để
các em hiểu biết, để khi ra ngoài, các em đi trình diễn hay những buổi biểu diễn của các em có ý nghĩa hơn.  Đó là một thử thách rất lớn, nhưng tôi có phương cách để dậy các em.
                                                                             

Cô giáo Vương Hạnh

Nhạc dân tộc đối với giới trẻ Việt Nam

Nhân đây, khi hỏi thăm về xu hướng nhạc dân tộc đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay ra sao, cô giáo Vương Hạnh cho biết: 
Bây
giờ các em rất thích, các em đang học trung học hay sinh viên, cũng đến học ngoài giờ học, vì các em chơi nhạc dân tộc theo lối hiện đại, tưc là thay vì chơi những bài theo lối cổ như cải lương,
thì bây giờ con đường các em đi tới nhạc dân tộc theo lối hiện đại, chơi theo lối mới, cho nên các em rất thích làm việc đó. Bài nhạc Việt Nam được viết theo lối mới, thí dụ những bài dân ca theo
lối mới, chơi theo kiểu hoà tấu với nhiều nhạc cụ, chơi theo hoà âm mới, nhịp điệu mới, chơi trên nền nhạc mạnh hơn, táo bạo hơn, những điệu “sốc” hơn, hoà âm theo lối mới thì các em
rất thích.

Đến đây, mời quí vị thưởng thức một đoạn nhạc do cô Vương Hạnh trình bày:

                                ……

Thưa quí vị, về phần các em, thật khó hình dung được các em đã phải phấn đấu và nỗ lực
như thế nào như lời em Hương kể lại:

Bài nhạc Việt Nam được viết theo lối mới, thí dụ những bài dân ca theo lối mới, chơi theo kiểu hoà tấu với nhiều nhạc cụ, chơi theo hoà âm mới, nhịp điệu mới, chơi trên nền nhạc mạnh hơn, táo
bạo hơn, những điệu “sốc” hơn, hoà âm theo lối mới thì các em rất thích.

                                                                                             
Cô giáo Vương Hạnh

Em tên là Lê Thị Thiên Hương, năm nay em 22 tuổi, quê em ở Đồng Tháp. Bây giờ thì  con đang chờ để thi vào Cao Đẳng, buổi sáng thì em phụ với các
cô dậy các em đa tật khác, buổi chiều thì em tập đàn tranh, đàn organ, vi tính.

Em cũng không biết tại sao em thích môn đàn tranh nhất nữa, em cũng mong là em học cho giỏi để chỉ lại các bạn khác. Mới đầu học thì rất là khó vì đàn tranh cũng giống như những
loại đàn khác, vì không có một dấu tích gì cho người khiếm thị nhận biết được.

Lúc đầu, em phải học Do Re Mi, mình căn cứ vào cái tay của mình, cứ tới đâu làmột quãng, tập nhiều thì nó quen thôi, chứ không như người sáng mắt đựơc, vì
người sáng mắt thì nhìn trên đàn có cái nốt nhạc, nhìn vô là đánh trúng dây,còn người khiếm  thị thì đánh trật dây, có khi đánh dây này lại “rung” dây

khác. 

Bên cạnh phần kỹ thuật, các em còn phải tự mình tìm cách rèn luyện thêm phần nhạc lý, em Hương nói tiếp:

Khó khăn là về phần âm nhạc vì người khiếm thị không thể nào kẻ khung nhạc, cho nên cô giáo chỉ lấy bàn tay mà giới thiệu tới đâu là kẽ phụ, tới đâu là kẽ chính, chứ còn làm ra một
bản chữ nổi là không được.

 

Em Thiên Hương

Cho nên học với người sáng mắt thì phải tập trung và có khả năng rất cao vì người sáng mắt có thể nhìn vào sách, đánh sai thì có thể nhìn vào sách, còn tụi em thì phải ghi âm lại rồi
về
nhà tập đi tập lại thì mới có thể theo kịp với lớp.

Hoặc chính các em phải chịu khó tìm hiểu và học thuộc thêm các bài nhạc khác, như lời
em Linh kể:  

Mình không  thấy mình gặp nhiều khó khăn, mình phải cố gắng mình tập, nhiều khi có bài, mình phải trông cậy vào người khác hết. Mình không nhìn thấy nên số lượng bài cũng hạn
chế..Nếu một ngày nào đó mà em đánh được thì sẽ dậy lại cho các bạn ở trường.

Niềm mơ ước của các em khiếm thị

Hầu hết, khi học đàn tranh, các em khiếm thị đều có chung một mơ ước rất đơn giản.
Đó là:  

Em chỉ ước mơ học xong Cao Đẳng để đi dậy học cho các em nhỏ, còn đàn tranh chỉ là môn phụ của em thôi. Nhưng mà em rất thích nó, em cũng mong là em học giỏi để đi hoà chung với ban
nhạc và để dậy lại cho các bạn khác.

Một em khác cũng cho hay:

Em tên là Lê thi Hồng Nhi, em 15 tuổi, em rất thích học đàn tranh vì em nghe nó hay, em nghe mấy chị hay đánh đàn tranh, em cũng muốn học. Khi học được căn bản và đánh được rồi em
cũng muốn xin đi thi để trình diễn cho mọi người.
 

Em rất thích học đàn tranh vì em nghe nó hay, em nghe mấy chị hay đánh đàn tranh, em cũng muốn học. Khi học được căn bản và đánh được rồi em cũng muốn xin đi thi để trình diễn cho mọi
người.

Em Hồng Nhi

Trở lại với cô giáo Vương Hạnh, người đang gắng công chỉ dẫn cho các em, thì tâm sự
rằng:

Tôi nghĩ rằng tôi làm một điều gì đó để giúp cho các em, để cho cái văn hoá của mình,  dù đi bất cứ con đường nào, dù theo lối hiện đại hay lối phong cách của ngày xưa thì cái
đích của mình là trở về nguồn của mình, giữ được nhạc Việt Nam của mình. 

Thứ hai nữa là tôi muốn các em thấy được hết cái hay cái đẹp của nhạc dân tộc mình để các em lưi giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

Qúi vị và các bạn vừa nghe một số thông tin về lớp nhạc đàn tranh cho các em khiếm thị ở trường Nhật Hồng do các nữ tu dòng Đa Minh tổ chức. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin chấm
dứt nơi đây. Phương Anh xin chào tạm biệt. ….

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.