2011 07 23 – Đại Hội Âm Nhạc Truyền thống tại TORONTO

 

Jul 1, ’11 5:46 PM
for everyone

 

                               
   Đại Hội  Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam 
                                                   
tại Toronto
                                    
Ngày 23 tháng 7, năm 2011

 

1. Phần Thuyết Trình và Hội Thảo:

Hội thảo được tổ chức  tại Trung Tâm văn hoá xả hội Việt Canada, số 600 Lakeshore Road East Mississauga ON l5G 1J4 từ  10 giờ sáng đến  2 giờ chiều  với các đề tài sau
đây:

– Giáo Sư Phương Oanh (Pháp) với đề tài Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc với Giáo dục âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong hệ thống
nhạc viện quốc gia Pháp.

 

– Nhạc sĩ Phạm Đức Thành (canada) với đề tài Nghệ thuật ứng biến trong giai điệu nhạc cổ truyền Việt nam

– Tiến sĩ Lê Tuấn Hùng (Úc) với đề tài  Dấu
Ấn Việt Nam trong âm nhạc Đương Đại thế giới
.

– Tiến sĩ Kim Uyên (Canada) giám đốc trung tâm văn hoá Việt Canada với đề tài Cách chuyển Hò và đệm cho người hát và
ngâm thơ.


2. Chương trình âm nhạc biểu diển:

Âm nhạc biểu diển cùng ngày từ  07 giờ tối  đến  09 giờ tối sẽ được  tổ  chức tại Địa điểm số 84 South Service Road  Mississauga ON L5G 2R9 , với các hội đoàn, nhóm
đến từ Pháp, Mỹ, Canada…

– Hương Việt

– Tiếng Hoài Hương

– Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.

Nhạc Việt Nam

Tre Việt

 

 

 

      Những bước chân dò dẫm cho âm nhạc truyền thống gặp gỡ nhau ở hải ngoại đầu
tiên…

Với nỗ lực phi thường, Kim Uyên đã đứng mũi chịu sào, tổ chức và mời gọi các hội, nhóm nhạc dân tộc khắp nơi…

Hướng Việt ở Seattle với Việt Hải, Tiếng Hoài Hương ở Porland với David, Phượng Ca Pháp với Phương Oanh, Phượng Ca Montréal với Hạnh Dung, Mississauga với Nhạc Việt Nam của  Đức Thành, Tre
Việt với Kim Uyên-Diệu Trinh…

 Một con số ít ỏi nhưng tinh thần mọi người rất cao, vượt mọi trở ngại để đến với nhau trong tình yêu thương vì âm nhạc dân tộc…

Nơi này cách xa nơi kia hàng ngàn cây số
của Canada, Mỹ, Pháp. Giờ giấc cũng không cùng thời điểm, bên này sáng thì bên kia tối hoặc đã về chiều, nhưng liên lạc viễn liên không ngừng kể từ lúc mới bắt đầu chương trình, chắc chắn ai
cũng lo lắng, cũng xuống ký lô, vì đây là lần đầu tiên tổ chức đại hội có tính cách nối vòng tay lớn, để tạo nên một truyền thống cho mai sau về nhạc dân tộc.

Lần đầu tiên gặp lại Kim Uyên, sau hơn 40 năm. Tôi rất vui và hảnh diện khi thấy một người phụ nữ nhỏ nhắn, nhưng rất nhanh nhẹn, năng động điều hành một trung tâm xã hội của tỉnh để lo cho
người dân khác biệt màu da, ngôn ngữ, có thể hội nhập vào đời sống tại đây.

Tôi được gặp lại Bình Minh, Công, những cánh phượng đầu tiên của Phượng Ca cũng cư ngụ nơi này, tôi cũng được gặp Hạnh Dụng, cô bé Mai Vân, hai cánh phượng tới từ Montréal. Lòng dạt dào vui
sướng, vì tôi không nghĩ mình có thể đi được với cái chân bị đau (không đi được do làm việc quá độ) trước đó.

Các em Hướng Việt, Tiếng Hoài Hương tới từ Mỹ, Nhạc Việt Nam, Tre Việt tại đây, dù mới gặp nhau lần đầu, các em cũng ríu rít như ong vỡ tổ. Vừa mới gặp, chưa kịp nghỉ ngơi, David đã lấy đàn nhị
ra kéo bài nhạc sẽ đàn chung với tôi, anh chàng ham tập quá, thấy dể thương vô cùng.

Chương trình chủ nhà sắp xếp thật chu đáo, nhưng cũng thật sát giờ giấc vừa đi chơi, vừa tập dượt, tôi cũng lo lo, không biết chương trình ra sao, vì chưa có ráp chung với nhau lần nào.
Hôm sau, theo Kim đến nhà Đức Thành thăm, nói chuyện với nhau về cách làm việc, cách tổ chức, tôi yên tâm phần nào…

Những ngày kế tiếp, tôi đi theo Kim Uyên đi gặp những người trong ban chấp hành, để phân công việc trang trí phòng ốc hội trường, âm thanh, ánh sáng cho buổi trình diễn..

Tối thứ sáu, ráp chung tại trụ sở của trung tâm văn hoá xã hội người Việt, Hạnh Dung cũng vừa từ Montréal tới, môĩ nhóm có phần đàn riêng của mình, phần solo của mỗi cây đàn và phần tập chung
bài Yêu đàn yêu người của Kim Uyên sáng tác cho đại hội….

Trước ngày trình diễn, trời thật nóng, nên mỗi khi phải đi ra ngoài, tôi chẳng thích tí nào. Trong nhà lại có máy điều hoà làm mình không có cảm tưởng cái nóng thiêu người bên ngoài.
Thấy mấy bụi hoa thiếu nước bị héo tôi mới đi ra tưới vì tội nghiệp, lúc đó mới biết thấm thía.

Ngày thứ bảy 23/7/2011 đã tới.
Buổi sáng, có 4 bài thuyết trình của chúng tôi, như đã ghi trên tờ quảng cáo.

Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc với Giáo dục âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong hệ thống nhạc viện quốc gia Pháp của
Phương Oanh.
 

Nghệ thuật ứng biến trong giai điệu nhạc cổ truyền Việt nam của Đức Thành.

Dấu Ấn Việt Nam trong âm nhạc Đương Đại thế giới của Lê Tuấn Hùng

Cách chuyển Hò và đệm cho người hát và ngâm thơ của Kim
Uyên


Trong hội trường, sự có mặt của khán thính giả là những người yêu thích âm nhạc cổ truyền, hay là các nhạc sinh các hội, nhóm với những câu hỏi liên quan đến đề tài, làm thời gian trôi qua quá
nhanh.

Sau phần thuyết trình, hội thảo, là phần chụp hình
kỹ niệm. Kim Uyên đã dẫn tất cả mọi người đến Nhạc viện hoàng gia, ngôi nhà rất đẹp với vườn hoa bao bọc chung quanh nằm sát theo dọc bờ hồ Ontario nổi tiếng của Canada.

Rời nơi chụp hình, tất cả đi đến hội trường để chuẩn bị cho phần trình diễn buổi tối…

Chương trình được giới thiệu do Khánh Lan, người xướng ngôn viên khả ái của đài truyền hình đãm nhiệm. Với giọng nói dễ thương, từng tiết mục, từng nhạc sĩ, từng ban nhạc, đã được chị giới
thiệu rất lịch sự và nhiệt tình. Khán giả đã không tiếc công đến dự, vì đây là lần đầu tiên Mississauga có được một buổi trình diễn âm nhạc dân tộc có giá trị.

Các em nhạc sinh của mỗi nhóm nhạc lần
đầu tiên được trình diễn chung với các thầy cô đến từ các nơi xa, những người mà các em đã được nghe tên biết tiếng mà chưa bao giờ gặp mặt…

Mỗi người một phong cách trình diễn khác nhau tạo cho buỗi hoà nhạc thêm đậm đà, đa dạng.

Tiếng đàn bầu David, tiếng hát của một em gái sanh ra, lớn lên tại đây, chưa biết quê hương mà diễn tả tình quê hương tuyệt vời….

Trong bài viết này, tôi chỉ biết cãm ơn Kim Uyên và các bạn trẻ khác đã có sáng kiến làm đại hội, để âm nhạc dân tộc được gặp
nhau mỗi hai năm một lần, ở nơi này hay nơi khác, trên đất nước này hay trên đất nước khác, để cùng nhau giữ gìn vốn liếng nhạc cổ truyền không bị mai một, để cho con em mình hãnh diện với
giòng âm nhạc dân tộc dù mình không được ở trên quê hương.
Toronto, đất rộng người thưa, nơi đây đất lành chim
đậu.
Phượng Ca cũng cãm thấy điều đó, nên đã làm tổ, có bốn chú phượng non vừa nở được bốn ngày, nhân dịp này cũng đã được ra trình làng…Mai Vân, Anna, Lana, Mélanie…với cô giáo Hạnh Dung ở
Montréal, Kim Uyên ở Mississauga.
 
Nhân danh
Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc Thế Giới,

                                         
Phượng Ca đã trao tặng Kim Uyên
                                                     
Huy chương vàng
     trong hoạt động Âm Nhạc và Xã Hội mà chị đã tích cực đóng góp từ hơn 20 năm qua.

Paris ngày 31/7/2011
Phương Oanh.

 

 

  Hè năm 2011 đã vào giữa tháng 8. Mặc dù chưa hết hè, nhưng tôi cũng đã bắt đầu chuẩn bị, suy nghĩ cho chương
trình làm việc năm sắp tới. Đầu tháng 9, có forum des associations ở Taverny, Fêtes des vendanges ở Sarment, fêtes du quatiers ở Pompidou…rôì những buổi trình diễn với Mado về
spectacle « Berceuse du Soleil Levant »…

Trở lại Paris sau 2 tuần sang Toronto dự Đại Hội về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại Hải ngoại lần đầu tiên tổ chức. Tôi rất vui đã đến cùng các bạn trẻ đến từ các nơi khác để
cùng  trao đổi và suy nghĩ với nhau về đề tài này. 

 

Âm nhạc truyền thống Việt Nam bao gồm các bài bản của cả ba miền đã được trình tấu do các nhóm nhạc Tiếng Hoài Hương, Hướng Việt, Nhạc Việt Nam, Phượng Ca và Tre Việt. Mỗi nhóm một
phong cách, mỗi nhóm một sự sáng tạo khác nhau để cho hồn nhạc Việt vẫn còn tuôn chảy và lan rộng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tôi có cái cảm tưởng, càng ở xa quê nhà, hồn Việt càng đậm đà càng gắn bó. Nhất là âm nhạc cổ càng được gìn giử hơn để không bị biến dạng theo thị hiếu của con người. Âm nhạc cũng như
giọng nói của mình, nếu không để ý, thì nó sẽ thay đổi lúc nào mình không hay, dần dần, theo thói quen, mình sẽ không cãm thấy kỳ cục nữa…Cứ như thế âm nhạc cũng ảnh hưởng theo. Nhất
là âm nhạc dân tộc, cách hát, cách đàn mỗi người thay đổi, tùy theo khả năng sáng tạo, luyến láy của mình.

Sau buổi đaị hội, tôi cứ suy nghĩ hoài, làm cách nào để âm nhạc truyền thống được tiếp nối mà không bị biến dạng, được truyền bá mà không bị đồng hoá bởi những giòng nhạc mới như Jazz,
rappe, hay những làn điệu cổ không bị cách soạn nhạc hiện đại làm ảnh hưởng tới.

Tôi không phải là người cố chấp, khư khư ôm lấy cái cổ trong lòng không cho người khác đụng tới, nhưng tôi thật sự đau lòng khi thấy một làn điệu dân ca, hay một bài nhạc cổ bị khai
thác biến thể, để bài nhạc mất đi cái nét đặc biệt của nó trong điệu thức và cách rung nhấn của mỗi làn điệu… Bài nhạc vui, buồn của Việt Nam không thể rung nhấn lung tung, mà phải
theo một lề luật nhất định. VUI rung La – Mi (xự – cống) bậc thứ 2 và thứ 5 trên âm giai ngũ cung. BUỒN rung Do – Sol (Hò -Sang), bậc thứ 1 và thứ 3 trên âm giai ngũ cung. Ngoài các nốt
rung chính, còn phải MỖ, NHẤN, VUỐT…để cho ra hơi của điệu nhạc…

 Nếu không có học nhạc
cổ, mình không thể thấy cái đa dạng của hơi – điệu trong bài nhạc. Nhạc tây phương, tân nhạc, chĩ có hai hệ thống trưởng và thứ. Muốn sáng tác một bản nhạc, chỉ viết các câu nhạc trong
khuôn khổ hệ thống là ta có thể « thấy » được nét nhạc như thế nào. Ngược lại, trong nhạc dân tộc, nhạc cổ truyền, ngoài hệ thống âm giai, phải chú ý đến điệu, hơi, nét nhạc của miền
nào.. Nếu không để ý, thì bài nhạc cũng chỉ là những câu nhạc được viết trên hệ thống ngủ cung mà thôi, chứ không thể hiện rỏ điệu, hơi của từng miền.

Chúng ta thấy rõ khi đàn tranh đệm cho ngâm thơ. Hệ thống dây của sa mạc phải khác với bồng mạc, ngâm thơ Huế cổ khác với ngâm thơ huế mới…hò trên sông phải khác với hò vớt củi
..v.v… Cách rung đổ hột của hát ả đào phải khác với cách rung luyến láy của dân ca hay ngâm thơ bắc….

Tôi rất mong muốn, đại hội âm nhạc truyền thống Việt Nam tại hải ngoại lần thứ 2, sẽ có nhiều nhóm đàn, những nhạc sĩ trẻ tuổi khác có mặt, để có dịp đàn chung hay đàn riêng trên sân
khấu những bài bản căn bản đúng phong cách và làm tươi mát cho làn điệu nhạc truyền thống sống mãi theo thời gian.

     Từ trái qua phải: Thúy Nga, Hạnh Dung, Thùy Loan, Kim Uyên, Phương Oanh,
                                                                                                                                       
Mai Vân và Đức Thành.

Phương Oanh
2011 08 15

5 Comments
phuongoanh wrote on Aug 18, ’11

Việt Hải
nếu đọc mà buồn để làm nung tin thần các em, thì cô sẽ viết tiếp để các em hiểu cô nhiều hơn.

phuongoanh wrote on Aug 19, ’11

OK Việt Hải, ráng tập đàn nhiều hơn, như vậy bài viết của cô đã có kết quả.
Cô hy vọng nhèững bạn trẻ khác cũng như Việt Hải, thì cô sẽ viết tiếp những cái thao thức của cô về âm nhạc dân tộc, âm nhạc truyền thống của chúng mình….

viethai24 wrote on Aug 18, ’11

cô ơi, đọc bài cô viết thấy buồn quá hà, nhưng lại làm cho con cảm thấy phải học đàn siêng hơn một tí

phuongoanh wrote on Aug 15, ’11

Khánh Vân,
Cô cám ơn Khánh Vân đã đọc và hiểu những điều cô thao thức. Nhưng không phải người nào cũng có cái điều thao thức này trong lòng giống cô với Khánh Vân đâu.

Thỉnh thoảng, cô cũng lên mạng chơi, đọc những bài viết về âm nhạc truyền thống…Nhưng đọc xong, thì cô lại càng hoang mang hơn…lo lắng hơn, trước những phân tích quá
hay quá thực tế. Nhưng những ngưòi viết thì lại không phải người học đàn dân tộc như mình. Vi thế, họ không có nghĩ làm thế nào để khuyến khích các nhạc sĩ nên gìn giữ
nguyên thể bài nhạc khi đàn, hoặc có biến ngón, thì cũng không nên làm biến mất nét đặc thù của bài nhạc.

mimikhanhvan wrote on Aug 15, ’11

Cô Oanh ơi! Con đọc xong bài này mà chảy nước mắt, con rất thèm nghe một điệu nhạc « thuần Việt » thực sự trong thời đại ngày nay, thèm nghe nhấn – mổ – vuốt – rung đúng
truyền thống mà các bậc tiền bối đã dày công truyền dạy, thèm… rất thèm cái không khí Việt Nam như thời của cô Oanh, cô Hoan và các thầy cô khác trong từng chữ nhạc được o
bế, nâng niu, trân trọng. Cô Oanh cho phép con đem bài viết này phổ biến lên blog THQH nha cô Oanh?

Con xúc động lắm!

Blog Entry Hè 2011 đi xa mới thấy trời cao đất rộng. Aug 11, ’11 6:22 PM
for everyone

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.