Phượng Ca 45 năm nhìn lại

pca 3PHUONG CA DAN CA QUOC NHAC vừa tổ chức buổi kỷ niệm 45 năm thành lập trường Âm Nhạc Dân Tộc.

Xin được gửi đến quý vị, những nhà nhạc học, những nhạc sĩ, giáo sư, những nngười đã hết lòng vì âm nhạc dân tộc ở trong nước cũng như ở ngoại quốc hình ảnh buổi hoà nhạc để chia sẽ và chung vui với Phượng Ca những thành quả gặt hái được.
        Xin mời quý vị xem hình ảnh buổi trình tấu của nhạc sinh tại thính đường nhạc viện Antony tổ chức ngày 2 tháng 3 năm 2013.
                                              http://phuongoanh.net/?p=3768
        Sống ở đâu cũng vậy, lòng chúng ta luôn luôn thao thức và hoài vọng âm nhạc dân tộc vẫn được có người yêu thích, vẫn có người học và không bị mai một, không bị biến dạng vì ảnh hưởng các luồng âm nhạc hiện đại trên thế giới.

Phượng Ca thành lập năm 1969 tại Saigon, tái lập tại Pháp năm 1978 do Phương Oanh, giáo sư nhạc viện Saigon trước 1975 khởi xướng.

pca 7     pca 6                                Giáo sư Ngọc Dung                                               Giáo sư sáng lập Phượng Ca            Nhân được đọc một bài anh Trần Quang Hải trả lời một người hỏi về đàn tranh xuất hiện khi nào ở miền Nam, tôi xin được góp thêm ý kiến, vì anh Hải rời Saigon từ những năm 60-62, nên không có biết rỏ diễn tiến của sự việc này trước năm 1975.

Đài phát thanh Saigon, luôn có những chương trình cổ nhạc Nam Trung Bắc do các nhạc sĩ chuyên nghiệp phụ trách. Nhưng số giờ phát thanh các ban ca nhạc này rất giới hạn, không có nhiều chương trình như tân nhạc. Trường quốc gia âm nhạc ở đường nguyễn Du có ngành quốc nhạc, dạy các nhạc cụ dân tộc đã cho chúng tôi (Phạm Thuý Hoan, Phương Oanh, Quỳnh Hạnh, Ngọc Dung, Hoàng Cơ Thuỵ ….).Mỗi năm, có những buỗi văn nghệ tất niên, là  dịp  đàn tranh xuất hiện trước khán giả ở các trường đại học, trung học v.v…

Năm 1963, Vũ Thành An, lúc đó còn là sinh viên của đại học văn khoa, tổ chức buổi văn nghệ cuối năm có mời chúng tôi tham dự. Hôm đó, lần đầu tiên trên sân khấu một bài hát dân ca được đàn bằng ghi ta đã thu húc khán giả nghe và đã được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt. Cùng với những lần trình diễn dẫn chứng của Phạm Thúy Hoan và Phương Oanh cho bài thuyết trình về  âm nhạc dân tộc của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba tại các trường trung học, đại học ở Huế, Saigon và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ….
pc 8     pca 1
lớp đàn  thiếu nhi                                                          lớp đàn bầu
Năm 1964, Hoa Sim được thành lập, đã đem làn sóng học nhạc dân tộc đến các trường trung học, tiểu học. Cùng với nhạc sĩ Phạm Duy, Hoa Sim đã xuất hiện trên đài truyền hình đã tạo nên tiếng vang đáng kể. Cùng với phong trào Thanh Ca Tác Động (tiền thân của Du Ca),  những khoá học thanh ca được tổ chức khắp nơi cho giới trẻ, tạo nên phong trào học dân ca, dân nhạc được phát động mạnh đến các tầng lớp học sinh, sinh viên toàn miền nam.

Ở bên Pháp, đàn tranh đã được mọi người trong giới âm nhạc thế giới biết đến qua công lao của giáo sư tiến sĩ Trần văn Khê, và sau 1976, người Việt nam tại Paris và vnùg phụ cận biết tới nhiều hơn khi đoàn văn nghệ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trình diễn ở rạp Maubert Mutualité năm 1976, với màn trình diễn của Hoàng Oanh và Phương Oanh.

Sau đó, lớp đàn tranh được nhiều sinh viên ghi tên theo học. Theo sự tiến triển này, Phượng Ca được tái lập tại Paris và đã lan rộng khắp nơi cho đến nay. Đàn tranh có mặt trong nhạc viện tỉnh Sevran từ năm 1987 (ngoại ô phía bắc Paris) , nhạc viện tỉnh Antony (ngoại ô phía nam Paris) cho đến nay. Bốn mươi lăm năm qua, miệt mài, âm thầm đào tạo nhạc sinh từ Việt Nam đến Pháp, hiện nay có được 8 nhạc sinh tốt nghiệp đệ tam cấp trong nhạc viện Pháp, chưa kể tốt nghiệp đệ nhị cấp và đệ nhứt cấp về môn đàn tranh. Đàn tranh cũng được chọn làm môn nhiệm ý khi học sinh đi thi tú tài toàn phần như các nhạc cụ khác.

Nhân kỷ niệm 45 năm Phượng Ca, vừa ôn lại kỷ niệm xưa, vừa bổ túc thêm phần phỏng vấn mà anh Trần Quang Hải đã trả lời chưa đầy đủ, tôi xin cám ơn Thơ Thơ, (người đã đặt câu hỏi) đã có ý kiến hay muốn tìm hiểu sự có mặt của cây đàn tranh tự lúc nào ở trong nước.
pca 4
Phương Oanh và TrầnQuang Hải

Xin cám ơn đã đọc và xem vài hình ảnh nhân ngày kỷ niệm 45 năm Phượng ca, trường âm nhạc dân tộc Việt Nam tại Pháp.

Rất mong được Thầy Trần Văn Khê và quý vị cho biết ý kiến để khuyến khích những người trẻ ở hải ngoại đã cùng đi trên con đường gìn giữ âm nhạc dân tộc.

Phương Oanh,
giáo sư quốc gia Pháp
sáng lập Phượng Ca, trường âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.