Chi Nhánh Phượng Ca tại Oslo, Na Uy

Chi Nhánh Phượng Ca tại Oslo

Lớp nhạc dân tộc ở Na Uy

 

 

         Lần đầu tiên tại Oslo thủ đô nước Na Uy, Trung Tâm Vietnor, một tổ chức hoạt động cho thanh thiếu niên do anh Tống Lê Hùng làm chủ tịch, đã tổ chức khóa âm nhạc dân tộc Việt Nam, do cô Phương Oanh, giáo sư quốc gia Pháp về âm nhạc dân tộc hướng dẫn. Khóa học được sự tài trợ của chính phủ qua bộ thiếu nhi và gia đình.

         Lớp đàn tranh Phượng Ca đã chính thức ra mắt hôm 17/03/2001. Gồm có trẻ em từ 6 đến 11, phụ huynh trong khoảng 25 đến trên dưới 40. Ngoài ra còn một lớp đặc biệt cho các bé 2 tuổi rưởi – 5 tuổi.

         Chương trình học được chia ra làm 3 kỳ. Học viên được hướng dẫn học bởi cô giáo một cuối tuần, ba tuần còn lại sẽ học tập lấy với nhau.

 

Kỳ học thứ 1 trong Tháng 3 :

 

         Buổi học đầu tiên của lớp đàn dân tộc, được tổ chức tại trung tâm Vietnor. Trụ sở hội được thuê là một phòng trong tòa nhà của Hội Hồng Thập Tự (Oslo). Để học đàn, chiều nay, Vietnor đã xử dụng hết các phòng ốc của tầng 1.

         Lớp đàn tranh ở ngay phòng khách, lớp vẽ thiếu nhi ở một phòng đối diện, các bé nhỏ hơn chơi trong một phòng khác. Nói tóm lại, không có một phòng nào được để trống với Vietnor chiều nay.

         Sau khi kiểm soát và lên dây cho 20 cây đàn, các học viên đã được phân lớp theo tuổi, theo trình độ. Bắt đầu ngay giờ học đầu tiên, làm quen với các nốt nhạc, Thứ tự các dây trên cây đàn, tập mang móng đàn, và nhất là được ôm cây đàn mà đã bao lâu nay, chỉ dám mơ mà không dám tin rằng ngày hôm nay giấc mơ đã thành sự thật.

         Thời khóa biểu gồm có giờ học đàn tranh, giờ tập vẽ (cho thiếu nhi) và giờ tập hát dân ca. Bắt đầu từ 14 giờ. Sau khi điều chỉnh dây đàn cho đúng cao độ, lớp học phụ huynh bắt đầu. Các thiếu nhi đã ngoan ngoãn ngồi vẽ để chờ tới giờ học đàn của mình. Mãi mê học, mọi người quên mất thời gian trôi qua. Các bé chờ mãi mà chưa được vào lớp đã bắt đầu la lối làm reo để đòi giờ học của mình.

Hôm sau bắt đầu từ 10 giờ sáng, học thêm một lần nữa trước khi cô giáo ‘leo’ lên máy bay để trở lại Pháp. Buổi học sáng chúa nhựt hơi nặng đối với người mới học đàn tranh lần đầu tiên. Nhưng đối với người đã có chút căn bản thì thích thú hơn, vì được học với cô giáo có kinh nghiệm lâu năm, nhất là được hiểu biết thêm và yêu thích thêm nhạc dân tộc.

 

Khóa học đầu tiên này phần lớn các em, các anh chị phụ huynh chưa được xử dụng một nhạc khí nào. Lúc đầu, họ hơi bở ngở vì không biết sẽ học như thế nào, vì chỉ có 15 cây đàn tranh mà số người ghi tên gấp đôi.

Kinh nghiệm những khóa học xa Paris, cô giáo đã tạo được sự tinh tưởng, hào hứng cho người học đủ can đảm, tự tin để có thể theo lớp và hăng hái tập đàn. Điều quan trọng hơn nữa là nếu, người học giữ đúng giờ tập luyện ở nhà, mỗi ngày học đều đặn 15’- 20’ thì sẽ có hiệu quả hơn là tập 1 lần nhiều giờ mà chỉ tập 1 lần trong tuần lễ.

Thời gian trôi qua rất nhanh, xoay qua, xoay lại đạ hết giờ, cô giáo phải thu xếp thật nhanh để ra phi trường. Học trò còn luyến tiếc chưa muốn rời chân. Hẹn lần sau để được sống trong không khí nhẹ nhàng thanh thoát của tiếng đàn tranh và tiếng hát dân ca tha thiết tình người.

 

Kỳ học thứ 2 vào ngày 14-15/4:

 

         Trời Oslo tháng tư vẫn còn tuyết rơi, nhìn những đồi tuyết trắng sóa và vẫn còn lạnh so với Paris. Nhưng học viên không cảm thấy lạnh, không sợ tuyết rơi, đã đến lớp thật sớm…

         Phòng học hôm nay được dọn sang chỗ mới rộng hơn, ngay dưới đất. Các em có chỗ chơi rộng rãi, trong lúc chờ tới phiên học của mình…

         Vì chưa có kinh nghiệm, các học viên chưa chuẩn bị sẳn sàng, trong lúc cô giáo chưa tới. Mọi người còn chần chờ, chưa chịu lấy đàn ra tập lên dây và ôn lại bài đã học. Khi thầy tới mới chịu mở hộp lấy đàn ra, như thế đã mất đi khoảng 30’ rồi…

         Mặc dù đã có Ái là người trách nhiệm về hành chánh cho lớp, phải đề cử thêm một người lo phụ ôn bài cho lớp trong thời gian không có mặt thầy giáo. Chị Phi Thuyền được cô Oanh giao nhiệm vụ đôn đốc bè bạn học tập.Như vậy trưởng tràng của lớp nhạc đã có người đại diện. Lớp học có vẻ trật tự và vào khuôn khổ hơn. Nhất là đở mất thì giờ hơn.

         Hôm nay, có những người đã ghi tên lần trước, nhưng chưa được học buổi học đầu tiên, do đó, phải mất thời gian để tập các bài học căn bản. Sau khi đã hiểu phương pháp làm việc tập thể của lớp đàn, mọi người đã được đàn chung đều đặn, giờ học cho phụ huynh đã lấn sang giờ các con hơi nhiều. Mặc dù bị ép học, nhưng lớp đàn tranh phụ huynh không có kêu ca, phàn nàn học nhiều học ít…Vì khi được ngồi vô chỗ để tập đàn, lúc đó mới thấy đàn được đàn tranh là cả một công trình.

         Một kỳ học có cô giáo, sau đó phải tập đàn cho suốt một tháng, nếu lở mất một buổi học chung, học viên mất đi khá nhiều những điều căn bản phải học. Tập đàn tranh, ngoài sự ưa thích tiếng đàn êm ái, dịu dàng, người học phải có đủ can đảm theo đúng giờ giấc đã ấn định thì sự học mới có kết quả. Nhưng muốn được như thế, học viên phải tập xử dụng đúng những gì đã được học trong lớp, để ở nhà phải tập như thế nào cho ngón tay khảy dây nhẹ nhàng, gọn, khéo, để âm thanh tiếng đàn trong trẻo, rồi còn phải đếm nhịp, đọc nốt…Bao nhiêu việc phải làm, nếu giữ đúng phương pháp thì kết quả rất tốt đẹp và tiến bộ.

         Mới lần thứ 2 được học với thầy. Buổi chiều thứ bẩy còn lúng túng (đối với người mới dược tập thực thụ lần thứ nhứt), sáng chúa nhựt, mọi người tươi tỉnh và có thể tự tin khi gẩy dây đàn, vì đã có thể hòa chung với những người đã học một cách thoải mái.

Oslo với : Phi Thuyền, Tiến, Nga, Phượng, Ái, Kim Chi, Quỳnh Như, các nhi đồng Duy, Mi, Trâm, Niềm.

Zesniem với : Triều, Phượng, Thanh, Cường, các bé Vi Vi, Thùy Vi, Bảo, Vi Vân, Vi Lan, Lan Nhi, Thùy Linh, Vi Dung.

 

Buổi học bất thường của khóa học từ 26-29/4/2001:

 

         Theo lời anh Tống Lê Hùng, Liên Hiệp thanh niên toàn xứ Na Uy sẽ có phiên họp thường niên vào cuối tuần 29/4. Buổi họp của các cơ quan lo về thanh thiếu niên này rất quan trọng. Dưới sự hiện diện của bộ trưởng bộ thiếu nhi và đại diện các cơ quan. Năm nay là năm thứ hai, Vietnor được tham dự chính thức như là hội đoàn quan sát viên của đại hội.

         Những dự án, chương trình hoạt động cho trẻ em, cho văn hóa phần lớn được trợ giúp là do từ quỹ của cơ quan này. Anh Hùng cho biết ngân khoản tổ chức lớp học có được cũng do nơi này ra, và ước ao, lớp đàn (nếu có thể được) cho đại diện trình diễn trong đêm bế mạc một tiết mục đàn tranh.

         Sau khi thảo luận trong nhóm, cô Phương Oanh chấp nhận sẽ trở lại Oslo tuần tới để tập dượt cho lớp để có thể đàn ra mắt lớp đàn tranh. Vì đại hội bế mạc tối thứ sáu, cô Phương Oanh phải sang Oslo chuyến bay chiều thứ năm, để buổi tối, học viên được tập dượt một lần, sáng thứ sáu sẽ được thì giờ tập thêm lần thứ hai, và trước khi trình diễn còn được dượt thêm lần thứ ba.

         Sau khi các em ăn tối, mọi người chuẩn bị đi đến nơi trình diễn. Từ trụ sở hội, phải mất 40’ lái xe. Nơi hội họp là một tòa nhà ỏ trong rừng, bên cạnh một hồ xinh xắn. Tới nơi, học viên chuẩn bị thay áo dài. Các anh Cường, Hùng phải chuyển đàn lên hội trường.

         Các bài tập 1,2,3 đã được các bé ôn luyện thật kỹ, lúc đầu dự định chỉ có hai thiếu nhi đại diện cho lứa tuổi nhỏ nhất, hai thiếu niên và hai vị đại diện cho lứa tuổi thanh niên. Rốt cuộc, ngồi trước đại biểu các cơ quan của bộ thiếu nhi, không phải chỉ có tám người như dự trù, mà tất cả gồm có 16 học viên gồm đủ mọi lứa tuổi.

         Chương trình chỉ có khoảng 10’ biểu diễn, nhưng anh Hùng cho biết là cả một thời gian thật là giá trị. Đại diện các cơ quan đã ngạc nhiên thấy các cô thiếu nữ với cây đàn tranh trong tà áo dài Việt Nam, lại càng ngạc nhiên hơn, khi thấy các thiếu nhi với cây đàn dài hơn, cao hơn các em đi ra sân khấu. Bài đàn đơn sơ của lớp mới học được hai tháng, cũng chứng tỏ cho bộ thiếu nhi thấy tổ chức Vietnor đáng tin cậy hơn. Ngân khoản của bộ đã đưa, Vietnor đã xử dụng đúng chỗ, đúng cách và đúng môi trường.

         Các em đã được toàn thể hội trường vỗ tay tán thưởng. Rời nơi trình diễn, các em mặc dù đã mệt vì đã hơn 11 giờ khuy  a, nhưng tất cả đều vui vẻ và hãnh diện, đã làm được một điều tốt cho văn hóa Việt Nam tại đây. Cảm động hơn hết là các bé Lan Nhi, Thùy Vi, Duy, mặc dù có đứa đang bị ốm cũng không chịu ở nhà, đem thuốc theo, mỗi khi cơn bịnh bắt đầu thì mẹ cho uống thuốc, có đứa phá quá, bị cô Oanh la, vẫn ngoan ngoãn ngồi trong dàn đàn, hát thật lớn với đôi mắt và cái miệng mở to. Trong lúc đó, các thiên thần đang say sưa hát, không mắc cở vì quên rằng mình đang bị…sún răng…

         Sáng thứ bẩy, cho mọi người nghỉ mệt đôi chút, Quốc Thanh và cô Phương Oanh đã được chị Phượng, một học viên, cũng là mẹ một bé trong nhóm đưa ra Oslo một vòng để tham quan thành phố. Đặc biệt của Oslo là thành phố gồm những đảo rải rác, dân chúng phải dùng tầu để vào đất liền. Những chiếc tầu chở khách từ các đảo ở đây giống như xe bus hay métro ở Paris. Mua vé, leo lên tầu, đi một vòng qua các đảo rồi trở lại bến mất khỏang 30’. Thế là hai thầy trò đã được dạo đảo một vòng, ngồi trên tầu, nhìn ngọn sóng dập dờn, tưởng tượng như đang đi chơi trên sông hồ, cuộc đời thật bình lặng và nhẹ nhàng.

         Đã tới giờ phải trở lại trung tâm để dạy lớp, thế là phải hẹn bến phà lần tới…Chiều nay thứ bẩy, dạy thế cho khóa học tháng năm, lại theo lời yêu cầu của anh Cường, vừa học vừa tập để trình diễn sáng hôm sau cho tuần lễ đại hội ở nhà thờ nơi họ đạo…

         Các bé hôm nay học trước bố mẹ, tập tiếp bài tập thứ 4, tập hát thêm…một chữ mới trong bài hát Hoa Thơm Bướm Lượn…‘bướm lượn lả bướm ối a nó bay’…Chỉ có thế, mà các bé phải tập hát cho hay, hát cho to, để đệm cho cô giáo, vì…ngồi trong dàn đàn mà bài này, chưa được học tới.

         Giờ tập chung hôm nay, các ông bố phải giữ con để mẹ học đàn. Lớp đàn tranh có quá nhiều học viên nhưng không có đủ đàn cho mọi người, do đó các bà mẹ phải tập qua cây đàn nguyệt, để ngồi đàn chung với các con.

         Tức cười nhưng cũng thật dễ thương, khi các bé vừa ngồi vô chỗ học, đã kêu réo mẹ om xòm tìm sách kê chân. Các bà mẹ, tay ôm đàn, nhưng khi nghe con kêu réo cũng định rời chỗ ngồi để làm bổn phận. Nhưng cô Oanh không cho các mẹ ‘hầu’ các quí tử. Vì có điều kiện, muốn được ngồi trong dàn nhạc, muốn được lên sân khấu, muốn đi trình diễn là phải ngồi thẳng lưng và phải tréo chân. Anh chị nào cũng cố tréo chân cho được, hết kêu réo mẹ om xòm. Vì…nếu không tréo chân được là không được đi trình diễn. Ngay cả những ai không ngoan, cũng không được lên sân khấu…

         Chưa có lớp nhạc nào đặc biệt như ở đây, vì cả gia đình cùng học nhạc, cùng ngồi chung trong dàn nhạc, một truyền thống đã được trao truyền và tiếp nối qua các thế hệ. Nhìn các bé say sưa tập đàn, quên cả sự khó khăn của dáng ngồi khó khăn mà buổi học đầu còn la lối vì không thể để chân qua được. Cô Oanh cũng vui theo và không tiếc công rời gia đình, bỏ Paris một cuối tuần với bao nhiêu cần việc phải làm.

         Ba ngày trôi qua, giờ học đàn được đặt vào chỗ ưu tiên, lúc nào rảnh là mọi người ôm cây đàn, có cô giáo bên cạnh, học được cái gì là học, không kể giờ giấc, ngày đêm. Tất cả đều nôn nao, chờ đợi ngày trình diễn để được khoe với mọi người, nơi này hôm nay, đã có lớp nhạc dân tộc Việt Nam mà anh Cường đã dí dõm giới thiệu trong buổi trình diễn tại giáo xứ. Mọi người ngạc nhiên thấy dàn đàn tranh đông đảo, tưởng như cha sở đã mời được từ nơi nào đến trình diễn.

         Vừa dứt phần nhạc dân tộc, cô Oanh phải đi thật nhanh vì đã tới giờ ra máy bay trở lại Paris.

 

                                                                                      Tháng 4/2001

                                                                                        Phượng Ca

 

 

Kỳ học thứ 3 vào ngày 16-17/6:

 

         Gần hai tháng không gặp nhau, học trò cô giáo không có gì để kể cho nhau nghe, ngoại trừ phải ôn bài. Vì tất cả mọi người, cũng như các em không có người kèm, nên quên…gần hết.

         Mặc dù được dặn dò phải tập để trình diễn trong ngày văn hóa Vietnor 22/9/2001. Cuối năm học, mọi người lại chuẩn bị thi cử, đi hè, thôi đành chịu. Phải hẹn nhau đến tháng 9…

 

Kỳ học đặc biệt 7-9/9:

 

         Sau hơn 2 tháng nghỉ hè, mọi người hầu như quên hết bài đã học. Tới Oslo ngày thứ sáu 7/9, thu xếp để các chị ở Oslo học trước, phải tập lại những bài học như buổi học đầu tiên, rồi đâu cũng vào đấy. Tiếng đàn cũng bắt đầu thuần thục, nhịp nhàng. 19 giờ, phải tạm ngưng để mọi người đi về để ngày mai còn tiếp tục tập chung. Rời Oslo, theo Hùng về Zesmèn để tập cho nhóm này. Nhà của anh chị Cường Triều được lấy làm nơi tựu tập cho lớp nhạc. Vì các nhạc sinh ở gần nhau nên cũng tiện cho bố mẹ, khi đưa đón các em.

         Chiều nay, trước khi tập dượt, được gia đình bố mẹ vợ anh Cường mời một bữa cơm cá thật tươi và thật ngon. Bù cho nỗi mệt nhọc vì đường xa, với giờ tập đầu tiên lúc trưa. 9 giờ tối mà trời vẫn còn sáng, các bé đã chuẩn bị bài nhạc, đàn tranh, nên cô giáo đỡ mất thì giờ kêu gọi. Tất cả lo lắng tập dượt hăng hái vì ngày trình diễn đã gần kề.

         Bài tập đầu tiên cho các bé 5, 6 tuổi. Sau đó là các chị lớn với bố mẹ. Các bé ấm ức vì không được đàn nhiều hơn, vì những bài đàn của bố mẹ bé cũng đã đàn được và mặc dù đàn…không nhanh bằng. Nhưng dù muốn dù không, các bé cũng phải cố gắng làm những gì mà cô Oanh đã giao, không được kỳ kèo. Đêm đã khuya, các bé phải đi ngủ để ngày mai sẽ được tập chung với nhóm đàn ở Oslo.

 

8/9:

 

         Hôm nay thứ bẩy, nghỉ học nên được theo cô giáo ra Oslo với các bạn. Gặp nhau, đầu tiên là ríu ra ríu rít nói chuyện như là đã lâu không được gặp. Rồi lại chia nhóm để tập trước khi ráp chung chương trình trình diễn.

         Lúc nào cũng vậy, phải mất ít nhất 15’ để ôn lại các bài tập căn bản của đàn tranh, nếu không mọi người sẽ không nắm vững cách đổi ngón, nhịp và…quên bài. Phải tập các bài học, bài trình diễn, mọi người đều hăng hái đàn.

         Các bài Long hổ hội, Bà mẹ quê, Hoa thơm bướm lượn hôm nay cũng đậm đà, duyên dáng. Nghe lớp đàn đánh chung, cô giáo mát lòng mát ruột, thấy công sức của mình cho lớp cũng được đền bù.

         Năm nay, lớp học tiến bộ rất nhiều, đã đàn được nhiều bài hơn. Do đó, để không bỏ công các bé, cô Oanh phải suy nghĩ để tập cho các bé một điệu vũ trên bài của ban nhạc sẽ đàn với tiếng đàn hòa theo của bố mẹ và anh chị. Từ Paris, hẹn với chị Triều ôn một điệu vũ nào mà các bé đã quen thuộc, rồi sẽ ráp chung bài vũ với Bà mẹ quê để làm màn kết cho chương trình.

         Với lòng yêu thích âm nhạc quê hương, với tinh thần gìn giữ văn hóa dân tộc của các bạn Việt Nam nơi này, đã tạo được một nền tảng căn bản cho Vietnor, có được lớp nhạc truyền thống, một hoạt động thực sự văn hóa của hội để chứng tỏ cho chính phủ Na Uy biết rằng người Việt Nam sống tại đây, hội nhập với xã hội bản xứ, nhưng cũng giữ được truyền thống của dân tộc mình.

 

Kỳ học cuối và ngày văn hóa 19-22/9/2001:

 

         Chuyến máy bay thứ tư 19/9 đã đưa cô Oanh, Quốc Thanh và ông bà Thành Lễ Hòang Đình Tuyên sang Oslo, để tập dượt trình diễn.

         Nhờ hai tuần có cô giáo liên tiếp, ngày văn hóa và trung thu theo truyền thống của Vietnor đã diễn tiến như đã định.

         Năm nay, địa điểm được tổ chức ngay tại trung tâm thành phố. Rất tiện lợi cho mọi người từ khắp nơi đến. Khán giả đã đến từ khắp nước Na Uy. Mọi Người vui vẻ nhìn con cái rước đèn, đi long vong trong khuôn viên của nơi tổ chức. Sau đó là chương trình trình diễn của Phượng Ca và lớp đàn tranh, chi nhánh mới tại Oslo.

         Màn trình diễn thời trang của Thành Lễ đã thu hút các thanh niên thanh nữ. Với kinh nghiệm của người tổ chức, anh Hòang Đình Tuyên đã huấn luyện tại chỗ cho các em gái ở Oslo, để tối nay, trong những bộ quần áo đặc biệt của nhà Thành Lễ, các em trở thành những người mẫu duyên dáng, xinh đẹp trên sân khấu. Lần đầu tiên hội Vietnor đã đem một chương trình văn hóa thật sự đến cho người dân địa phương nói chung và cho người Việt Nam tại Oslo nói riêng cái hãnh diện về văn hóa của mình.

 

                                                                                  Phương Oanh.

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.