Gìn giữ Nhạc Cổ Truyền Dân Tộc tại Paris – Phương Oanh là người gìn giữ Nhạc Cổ Truyền Dân Tộc tại Paris và cũng là người Tông Đồ nhiệt tình

 

Feb 29, ’08 3:52 PM
pour tout le monde

cám ơn linh mục Trần Công nghị

VietCatholic News

Los Angeles — Hôm thứ Năm 28-8-2003 vừa qua, tôi được một cú điện thoại bất ngờ của giáo sư quốc nhạc Phương Oanh, người mới từ Paris tới Miền Nam California để
tham dự một cuộc họp mặt của các cựu sinh viên và Thầy Cô thuộc Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigòn cũ, nhân cơ hội
này tôi đã có cuộc gặp lại với Chị và trao đổi một số những kỷ niệm, những mong ước và dự tính của Chị Phương Oanh về tương lai Nhạc Cổ Truyền Dân Tộc cho thế hệ sau.

Chị Phương Oanh và Ban Nhạc Phương Ca trình diễn tại Roma 2003
size= »2″>

Tuy không phải là người trong giới nghệ sĩ, nhưng tôi và Chị Phương Oanh đã có một số lần gặp gỡ “tình cờ lý thú” và tôi rất cảm mến Chị vì tâm hồn dân tộc và trái tim tha thiết tới tương lai của
nền âm nhạc truyền thống.

Lần đầu tiên tôi gặp Chị là vào năm 1969, khi đó tôi còn đang là sinh viên du học bên Âu châu, lúc đó tôi đang nghỉ hè bên Nice, miền Nam nước Pháp. Lúc đó, chị cùng phái đoàn nghệ sĩ Miền Nam
lần đầu tiên đi chu du Âu châu để trình diễn. Phái đoàn gồm có ông Huỳnh tấn Phát, nhạc sĩ du ca Nguyễn đức
Quang, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Thanh Lan, nghệ sĩ Phương Oanh, và một số nghệ sĩ khác, v.v… Vì tôi đang nghỉ Hè bên Nice, nơi có một số khá đông những Việt Kiều sang Pháp hồi trước và sau 1954 và
quen biết họ, nên họ nhờ tôi giúp trong một tay trong ban tổ chức cho buổi trình diễn văn nghệ của các nghệ sĩ và sau đó dẫn và hướng dẫn các nghệ sĩ đi tham quan. Chúng tôi đã đi thăm thành phố
Nice và thăm tiểu vương quốc Monacô cùng một số thắng cảnh trong vùng nghỉ mát thơ mộng của vùng “trời mầu xanh thẳm Nam Pháp”.


size= »2″>

Lần thứ hai tôi gặp chị là trong chuyến Phong Thánh 117 Vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam tại roma vào năm 1987, khi đó chị có chân trong Ban trình diễn văn nghệ có Đức thánh Cha Gioan Phaolô II tham
dự, và tôi là thành viên trong Ban Tổ Chức đại Lễ Phong Thánh.

Lần thứ ba, mới đây vào cuối tháng Bảy trong Hội Ngộ Niềm Tin, khi Chi dẫn một đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, các
nghệ sĩ thanh niên và thiếu nhi nam nữ với các cây đàn tranh, đàn tì bà, sáo, trống, v.v… sang Roma trình diễn trong cuộc Hội Ngộ Ngộ Niềm Tin. Đoàn nghệ sĩ của Chị đã trình diễn trong Văn Nghệ
thắp Sáng Niềm Tin và hợp tấu các bài thánh ca trong tiếng đàn dân tộc quê hương tại tất cả 4 thánh lễ của Đại Hội và Ngày Lễ bế mạc tại chính vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Trong dịp này
Chị đã nói với tôi đây là ước mơ cả cuộc đời của Chị và chi sung sướng vô cùng.

Cũng nhân dịp hội ngộ ở Roma Chị đã nhờ tôi thâu
vào dạng digital audio cho Ban Hợp Tấu của Chị 4 bài hát, đó là bài “Cung Đàn Dâng Cha”, “Ơn Nghĩa Sinh Thành”, “Ai về xứ Huế” và “Hội Ngộ Niềm Tin” do chính chị Phương Oanh sáng tác và đàn.

Kể dài dòng như vậy về những buổi tao ngộ tình cờ với Chị. nhưng thật thú vị, mà mỗi lần là mỗi khám phá về một con người suốt đời
tha thiết tới nền Nhạc Cổ Truyền Việt Nam.

Những lần trước đây, tôi chỉ biết Chị là một nghệ sĩ thuần thành, một người hiền thục, luôn nở nụ cười hồn nhiên và trong sáng, một người luôn tha thiết đến “hồn dân tộc” trong tiếng đàn tiếng
hát, nhưng lần gặp gỡ tại Hội Ngộ Niềm Tin tôi có dịp nói truyện với Chị nhiều hơn, mới biết ra rằng Chị không chỉ là người nghệ sĩ mà còn là một chiến sĩ tông đồ Công giáo rất đạo đức và hăng
say trong công tác mục vụ: gieo vào lòng và huấn
luyện, dậy dỗ cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể Paris lòng yêu mến nét nhạc truyền thống quê hương.

Chị nói với tôi rằng: “Sau kỳ Phong Thánh năm 1988, ước ao duy nhất của con là có dịp đưa một đoàn nghệ sĩ sang Roma trình diễn nhạc cổ truyền dân tộc tại Đền Thánh Phêrô, cho nên từ đó con đã
nuôi chí hướng này, và nay đã đạt được ước mơ. Con rất hạnh phúc và sung sướng”.

Thế rồi Chị nói thêm: “Tuy vậy, nhưng Cha biết con phải trải qua biết bao nhiêu thử thách và hồi hộp, vì ngay những ngày cuối cùng trước khi sang Roma, con
cũng không được rõ ràng về chương trình sẽ được trình diễn ra sao. Con không liên lạc được với Cha Thắng, Cha Văn Chi và cả Cha nữa. Chúng con chỉ biết lờ mờ, vì Đức Ông Vinh có nói Ban Tổ Chức
đã đồng ý, nhưng con thì không trực tiếp liên lạc được… và không biết những mục trình diễn ra sao. Thế rồi chúng con cứ sang đại, và con hoàn toàn tin tưởng đây là việc của Chúa và Đức Mẹ, các
ngài sẽ sắp xếp. Mà đúng như vậy, khi sang đây, chẳng những con được trình diễn trong thánh lể khai mạc mà còn trong tất cả các thánh
lễ của Đại Hội. Thật là một việc không thể tưởng tượng nổi. Con và các em trong đoàn rất hãnh diện và sung sướng vô cùng”.

Trong dịp nói truyện ở Roma và chuyến viếng thăm của chị lần này, tôi được biết thêm nghệ sĩ Phương Oanh từ ngày sang tị nạn sau ngày 30-4-1975 tại Thủ Đô Ánh Sáng Paris vẫn tiếp
tục những hoạt động huấn luyện và gìn giữ lấy văn hóa nghệ thuật cho những người Việt tha hương, nhất là cho đám con em thế hệ mai sau giữ mãi được « hồn dân tộc ».

Nghệ sĩ Phương Oanh tốt nghiệp Nhạc Viện Quốc Gia ở Saigon năm 1963, từ đó giáo sư Phương Oanh đã liên tục dạy quốc nhạc cho tới năm 1975.

Vào năm 1976, giáo sư Phương Oanh đã bắt đầu nối kết và tìm lại được những bạn hữu thân quen trước trong làng văn học, nghệ thuật để đáp ứng trăn trở làm thế nào di
truyền lại cho thế hệ mai sau cung đàn tiếng hát quê hương và hồn của dân tộc.

Chị tâm sự rằng: “Sau bao phấn đấu mới mở được lớp nhạc và Cha biết không, người học trò đầu tiên của con ở hải ngoại là Chị Hồng Vân đó, giờ làm xướng ngôn viên phát thanh tại Nam Cali này, sau
đó thì dần dà mở thêm các lớp học khác, trong đó có lớp cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo xứ Việt Nam tại Paris nữa. Hiện nay tất cả có chừng 100 em đang theo học các lớp đàn cổ truyền của
Chị, tính chung các chi nhánh trên đất Pháp, và lớp
nhạc có tên chung gọi là “Phượng Ca”.

Chị cho biết thêm rằng ngoài việc dậy đàn tranh chị cũng phụ dạy về các đàn Tỳ Bà, Độc Huyền và cũng sử dụng được các loại đàn cổ khác nữa, và ngay việc sử dụng trống và sáo, v.v…”.

Phương Oanh cũng tâm sự là hệ thống giáo dục về nhạc của Pháp hiện nay, ngoài trường nhạc danh tiếng là Conservatoire de Paris ra thì tại các địa phương cũng đều có một Conservatoire của nơi địa
phương đó. Đây là những lớp đào tại nghệ sĩ chuyên nghiệp tại Pháp, cho nên Giáo sư
Phương Oanh, hiện cũng đang dạy nhạc cổ truyền VN trong một Conservatoire tại tỉnh Servran, cách Paris về phía Bắc khoảng hai tiếng tàu xe lửa.

Chị Phương Oanh nói Chị rất lấy làm vinh dự vì trong gần 30 năm qua, sống tại Pháp, chị đã hướng dẫn được 8 người học trò tốt nghiệp Văn Bằng Nhạc của Pháp
về nhạc cổ truyền dân tộc Việt. Đây là những sợi giây nối kết tương lai với quá khứ và Chị rất lạc quan về viễn tượng là nhạc cổ truyền dân tộc sẽ được thế hệ mai sau tiếp nối “gìn vàng giữ
ngọc”. Chị Phương Oanh cũng nhận định rằng muốn có căn bản thật vững chắc về nhạc cổ truyền Việt Nam thì chúng ta cũng nên hiểu biết cả nhạc Tây Phương nữa để rồi chúng ta có thể trao đổi và làm
phong phú nền quốc nhạc của người Việt Nam chúng ta.”

Để lôi cuốn các em thích thú học
nhạc cổ truyền, Chị Phương Oanh phát biểu rằng: “Trước hết là phải làm sao cho các em thích thú nhạc dân tộc, không những bằng những lời khích lệ mà chủ yếu là bằng chính thực tế cho các em nghe
và thưởng thức tiếng đàn, phong cách phong phú của việc trình tấu, rất đa dạng và duyên dáng của quốc nhạc. Việc lựa chọn các bài đàn, khúc ca lấy nguồn từ kho tang nhạc dân tộc đã vậy mà còn
phải chứng minh xác thực bằng chính tài nghệ của các nghệ sĩ nữa”.


src= »http://ducavn.com/duca_files/VanNghe_files/HoiKy/PhuongOanh_files/phuongca.jpg » align= »middle »
height= »308″ width= »500″>

Khi nói về “cái hồn dân tộc, hồn quê”, chị Phương Oanh say sưa diễn tả vẽ lên những nét đẹp gợi nhớ về một mảnh quê hương xa mà gần kề, thơ mộng mà thắm thiết, Chị nói: “Cha biết không, con nói
với các em về Hồn Quê trong tiếng ru của mẹ, tiếng sáo diều bay thấp thoáng trong những buổi chiều quê, những cánh đồng lúa chin vàng bát ngát, những con truyền lờ lững thanh bình trên những dòng
sông thân thương, nói về hàng cau thơm in bóng trên nền
trời êm ả trong những đêm trăng sáng vằng vặc, và gợi nhớ cho các em hình ảnh những lũy tre làng thân thương và an bình, những con đê trong mùa nước lũ… Khi nói như vậy là có dịp kể tuyện về
quê hương và gây tính tò mò cho các em, lại thêm mình cũng có dịp nhắc nhớ chính mình về những kỉ niệm xa xưa và giải đáp những thắc mắc của các em”.

Phương Oanh, không những là một nghệ sĩ chân chính, tài năng, hết tâm huyết cho sự nghiệp quốc nhạc và văn hóa, nhưng điều tôi nhận thấy nới Chị, cũng là một điểm làm tôi hết sức kính
trọng, đó là Chị còn dành hết thời giờ rảnh và hy sinh công sức và ngay tiền bạc của chính mình cho việc tông đồ, nhất là việc huấn luyện các em Thiếu Nhi Thánh Thể về căn bản quốc nhạc. Trong
chuyến đi dẫn đoàn nhạc công và nghệ sĩ sang Roma vừa qua, tôi hỏi chị làm thế nào mà Chị đưa được chừng gần 20 chục em tuổi trẻ sang trình diễn như vậy. Chị cho biết, ngoài vấn đề tập luyện —
nói xa thì cả mấy năm nay — và tập luyện ráo riết thì thì từ một năm nay, lại thêm việc lo sửa soạn cho các em, hành trang, quần áo và
mọi thứ lỉnh kỉnh khác, ngoài việc giáo xứ VN có giúp một ít, chị còn phải tự vận động lo tiền hành hương cho các em”. Hỏi văn mãi Chị cho biết số tiền dành dụm trong mấy năm nay Chị đã dùng để
lo cho chuyến đi này. Chị nói thêm, “tiền bạc đâu có là gì, phần thưởng tinh thần là điều mà con sung sướng vô cùng”. Thưc tế, chị không muốn ai biết điều này, nhưng tôi muốn ghi lại ở đây, để
nói lên việc làm của một người đã hết lòng vì quê hương và vì Giáo Hội trong khả năng của một người nghệ sĩ.

Sống giữa thế giới vật chất và tranh sống hiện nay, chị Phương Oanh, người nghệ sĩ chân chính và người tông đồ nhiệt tình, là một loài chim hiếm qúi, chị là phượng hoàng có đôi cánh bay cao và
tầm mắt nhìn xa. Viết mấy dòng này để ghi lại niềm qúi mến và cảm phục vì cuộc hành trình cho nghệ thuật và truyền giáo của chị.

LM Trần Công Nghị

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.