2008 05 19 Tưởng nhớ Nghiêm Phú Phi

 

May 19, ’08 2:22 AM
pour tout le monde
Tưởng Nhớ Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi
18/02/2008

Tưởng nhớ nhạc sư Nghiêm Phú Phi (RA 4.52 MB) – Tải xuống (Real) audio clip

Tưởng nhớ nhạc sư Nghiêm Phú Phi (RA 4.52 MB)
– Nghe trực tiếp trên mạng (Real) audio clip

Tưởng nhớ nhạc sư Nghiêm Phú Phi (MP3 6.84 MB) – Tải xuống (MP3) audio clip
Tưởng nhớ nhạc sư Nghiêm Phú Phi (MP3 6.84 MB)– Nghe trực tiếp trên mạng  (MP3) audio clip

… »Sống tới đây cũng đủ rồi. Nếu mà có chết cũng không có gì tiếc. Không tiếc gì cả! Mà thôi kệ chừng nào muốn chết thì chết ».

 

Nghiem Phu Phi Nhạc sư Nghiêm Phú Phi bên phím dương cầm Đó là nguyên văn lời nhạc sư Nghiêm Phú Phi nói với người thực hiện chương trình Nghệ Sĩ Và Đời Sống trong lần đến thăm ông tại lớp
dạy nhạc trên đường Bolsa, thành phố Westmonster, nam California.

Thời gian của những câu nói đó cách nay đã gân 8 năm. Nhưng hình ảnh của vị nhạc sư có tính tình rất xuề xòa này vẫn còn hiện rõ ràng trong ký ức của người thực hiện chương trình này khi được
ông dành cho một buổi nói chuyện rất thân mật và cởi mở trong suốt buổi tối 15 tháng 11 năm 1999.

Những chi tiết do chính ông kể lại sẽ được gửi đến quí vị trong phần 1 mang chủ đề Để Tưởng Nhớ Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi trong chương trình Nghệ Sĩ Và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện hôm nay,
cùng với trích đọan của một số sáng tác giá trị của ông…

Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe hoặc tải xuống chương trình này:

 

 

Rubrique de blog tưỏng niệm Thầy Nghiêm Phú Phi – 17/05/08. May 22, ’08 4:31 AM
pour tout le monde

Thầy Phi ơi
Hơn 100 ngày đã qua, Thầy nhẹ nhàng đi qua bên kia thế giới không một lời giả từ, không một lời than vãn…
Buổi lễ tưởng niệm về Thầy thật cảm động, em nhìn thấy tình cảm của mọi người dành cho Thầy thật đậm đà nồng ấm, thời gian là một khoảng không gian để đo lường, thử thách tình người….
Em hy vọng Thầy vui khi thấy các em Anh Phi, Phi Anh, Anh Phiệt và các cháu nội của Thầy đã ghi dấu với ngón đàn dương cầm, hạc cầm thật hay và rất điêu luyện..Khi nhìn thấy Phiệt ngồi trước
phiếm đàn, tự đệm để hát bài Gửi gió cho mây ngàn bay, đã làm em hình dung một Nghiêm Phú Phi cách đây 40 năm khi thầy đang du học tại Paris ngày đó…
Em rất mãn nguyện đã được phụ các em Phi, Phiệt và Phi Anh để tổ chức buổi lễ hôm nay, trong lòng em vui vì đã làm được cái gì đó để cảm ơn Thầy, vinh danh Thầy tại nhạc viện Antony, vì Thầy
là một  giáo sư đã hết lòng với học trò với đồng nghiệp…

Em nhớ mãi lời Anh Phi nói để mở đầu buổi lễ :… Ba tôi, một người suốt đời làm việc không bao giờ biết nghỉ…cả cuộc đời trong âm nhạc và vì âm nhạc…Cho đến cuối cuộc đời cũng chưa làm
hết việc mình làm….
Hôm nay, để tưởng nhớ đến ba, chúng tôi sẽ đàn lại những bài nhạc mà lúc trước ba tôi hay đàn hay dạy cho học trò…

Theo Thầy sự sống chết chẳng có ý nghĩa gì…

Thầy đã nói:..
« Sống tới đây cũng đủ rồi. Nếu mà có chết cũng không có gì tiếc. Không tiếc gì cả! Mà thôi kệ chừng nào muốn chết thì chết ».

em Phương Oanh.

                               ***************************

                    Lý khói bay
    Ngô Đình Vận viết tặng Thầy

Đời người quá ngắn, ngày thì dài, 
Dài trong khoảnh khắc những bi ai,
Người quên bẳng đời thương tiếc,
Khói đã lên cùng mây vẫn trôi,
Làn khói bay đi chẳng trở về
Bỏ người bỏ đất bỏ đam mê,
Bay trên âm điệu vào vô tận,
Nắng gió khoan hoà nay khói vơi.

— Message d’origine —-

De : Hai Phuong <tienghatquehuongtroup@yahoo.co.uk>
Envoyé le : Dimanche, 18 Mai 2008, 12h21mn 24s
Objet :  thầy Phi

Oanh ơi,
Nhờ Oanh thắp giùm Hoan nén nhang tưởng niệm Thầy Phi, và khấn hộ Hoan rằng :

 » Sự ra đi của Thầy là một mất mác lớn cho nền âm nhạc VN. Tài năng cùng đức độ của Thầy sẽ mãi mãi còn trong lòng những người yêu nhạc và học trò
của Thầy.
Cầu chúc hương linh Thầy sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Vô cùng thương tiếc Thầy. »

Phạm Thúy Hoan


                                                     
********


Vài cảm tưởng về buổi lễ của Nguyệt Ánh.

Như thường lệ, mỗi buổi chiều thứ bảy, Nguyệt-Ánh dạy đàn tranh và Việt văn tại trụ sở Octave – Orsay.
Hôm nay, ngày thứ bày 17/05, khác hơn thường lệ là cái phòng dạy học của Octave phải cho hội đoàn khác mượn để tổ chức Fête des fleurs…cho nên cả học trò lẫn cô giáo không đuợc nghỉ giải lao,
không được ăn goûter …

Sau bốn tiếng đồng hồ dạy đàn tranh và tiếng Việt, cô giáo cũng bắt đầu « uể oải » vì thiếu café… 

Dù vậy, nhìn đồng hồ thấy gần 17 giờ, cô giáo này  vẫn lo ngóng đợi xem các học trò khác có đến đúng hẹn đễ cùng đến nhạc viện Antony
và gấp rút lo cho xong lớp đễ chuẩn bị như dự định.

Đúng  17 gìò 15, Sabine dẫn Solène bước vào lớp, cô giáo mừng quá bèn bảo :
« mau lên mình phải đi, nhưng Hisako đâu ? » Trong lúc chờ đợi cả ba lại phải đem đàn, đem thức ăn, v.v. ra xe… Đúng là cuộc đòi nhạc sĩ thật là « xấc bấc xang
bang »

 17 gìò 25, môt chiếc xe hơi xám trờ tới, Hisako hối hả bước ra, bà ta vừa từ Paris về vì cả ngày đã đi giúp Hội Hòa Bình Thế Giới. À, còn phải đi đón Cô Hồng-Anh nữa…lẹ đi, kẻo
muộn.

Đến nhạc viện Antony, vừa ra khỏi xe 17 giờ 55 , nghe văng vẳng ai gọi « Nguyệt – Ánh, Nguyệt – Ánh…. » Hóa ra là Anh Toàn và chị Oanh chờ trước cổng, hay quá thêm người của Octave
đ n dự lễ của Thầy.

Cả bọn rủ nhau kéo vào trong nhạc viện,  khi đến nơi, Nguyệt-Ánh hé mắt vào để nhìn, thì phòng đã đầy khán giả đến dự, và buổi trình diễn đã bắt đầu với nhiều màn thật hay.
Đặc biệt là Cô bé nhỏ khoảng 11-12 tuổi bắt đầu chơi harpe, Nguyệt-Ánh bị lôi cuốn với tiếng đàn này, từng nốt nhạc thả ra đều mang theo một tâm hồn sống động.

Rồi vài tiết mục khác được tiếp nối, và bai Sakura vừa được giới thiệu, Hisako và Nguyệt-Ánh b ước vào phòng mà  lòng lâng lâng. Thật tình mà nói, Nguyệt-Ánh không được cái
may mắn gặp Thầy Nghiêm Phú  Phi mà  chỉ được nghe tiếng  là một  người Thầy sáng tác nhạc nổi tiếng. Trùng hợp hơn nữa
là Nguyệt-Ánh là học trò của Cô NP Phi, Cô Như–Mai trong trường Gia Long cách đây 35 năm, và là học trò của Cô Phương Oanh.

Đến dự buổi tưởng niệm, là  cả  một vinh dự  cho Nguyệt-Ánh,  nhưng tự  suy nghĩ … mình phải đàn gì
cho xứng đáng với sự nghiệp của một nhac sĩ tài ba ? Mình phải tìm hay viết ra một tác phẩm đặc sắc để ghi nhớ  ngày lễ Thầy  Nghiêm Phú
 Phi, và  cũng để chứng tỏ  rằng sự nghiệp âm nhạc của Thầy Phi giảng dạy vẫn được phổ  biến và tiếp nối từ
 thế hệ  này sang thế hệ  khác, nay là cho đến nay là  4 thế  hệ rồi.

Thế   Hisako, người học trò nhật học đàn tranh với Nguyệt-Ánh đã được « tuyển chọn » để  đi dự với cây đàn cithare nhật bổn.
Tiết mục hòa tấu của hai cây đàn tranh Việt – Nhật  qua Tiểu đọản Sakura, pha lẫn với điệu Mùa Hoa Anh Đào đã dìu khán giả đi về xứ anh đào mơ mộng kia, dù là tất cả đang
ngồi tại nhạc viện Antony….

Những lờ i khen ngợi, những tràn pháo tay nồng nhiệt cho Sakura đã làm cho Nguyệt-Ánh  hảnh diện vì đã góp phần vào sự thành công của buổi lễ, sự thành công của Thầy Phi,
người Thầy tài giỏi đã gầy dựng được bao nhiêu mầm mống nhạc sĩ như Cô Lan Phương, Cô Phương Oanh, vv …để nền âm nhạc Việt nam được duy trì dù chúng ta ở xa thật xa quê hương,  nước
Việt.

Cô Phương Oanh đã từng bảo với Nguyệt-Ánh, “Có trọng Thầy thì mới được làm Thầy”, và “muốn thành một
người Nghệ sĩ thì phải hội đủ ba điều kiện Chân Thiện Mỹ”

Cô Phương Oanh bảo “Cô rất mãn nguyện đã làm đựơc buổi lễ tưởng niệm của Thầy Phi trong một nhạc viện nỗi tiếng, như vậy mới xứng đáng với Thầy”.

Nguyệt-Ánh ra về  trong lòng đầy xúc cảm, chắc chắn trong lòng rằng Thầy Phi đã giúp nghị lực và trợ sức cho tiếng đàn của Nguyệt-Ánh hôm nay.

Xin càm ơn Thấy thật là nhiều.

Nguyệt Ánh 
Octave Orsay.

                                   
     ***********

Mail của Anh Phi, con trai Thầy gửi cho người thân

Dear O Chu Lan, Oanh and Phung,
I send you some photos of the commemoration ceremony paying homage to
Ba’s musical career, organised in the intimacy last May 17th at the
Antony Conservatory.  Thanks to Co Phuong Oanh’s initiative, and her
active organisation, we are  able to hear  very beautiful musical moment
between emotional souvenir evocations. Were present some of his former
colleagues, students, his entire family in France, and close friends..
The last piece when Co Phuong Oanh guides all the attending musicians
(professionals and amateurs!) to play one musical phrase composed by Ba

was particularly moving.
The attached photos cannot transmit this fantastic atmosphere, but enjoy
anyway,
Anh-Phi

 


CHUONG TRINH VAN NGHE BUOI TUONG NIEM NHAC SU NGHIEM PHU PHI (Ngay17/05/2008):

1) Hoa tau dan tranh (lop dan tranh Lognes):Ly ngua o,….

2) Nocturne en Do# mineur de F.Chopin:Co Nhu Mai(violon),Anh Xuan Thuy(piano).

3) Clair de lune de Debussy:Nghiem My Lan(piano).

4) De Lillah:Co Kim Thu(hat).

5) 2eme Mouvement De La Sonate KV545 de Mozart:Chi Phi Anh(piano).

6) Tieng Ho Mien Nam cua Pham Duy:Nghiem Trang Anh(harpe).

7) Mo ve Ben Ngu cua Pham Thuy Hoan:Ngoc Dung,Hanh Dung(song tau dan tranh).

8) Gui gio cho may ngan bay cua Doan Chuan,Tu Linh:Anh Phiet(hat,piano).

9) Sakura:Nguyet Anh, lop Octave Orsay(dan tranh).

10) Tieng Song Huong cua Pham Dinh Chuong:Co Phuong Oanh(hat),Quoc Khanh(piano).

11) Valse favorite de Mozart:Nghiem Trang Anh(harpe).

12) Thuong tinh ca cua Pham Duy:Anh Phiet(hat,piano).

13) Phat bieu cua Co Lan Huong.

14) Ngay Hoi Non Son cua Nghiem Phu Phi:hoa tau tat ca nhac cu tai cho,dieu khien boi Co Phuong Oanh.

Tiec tra than mat.

Rubrique de blog chuong trinh le tuong niem May 29, ’08 11:13 AM
pour tout le monde

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.