2008 09 02 Cây đàn tranh Âu châu

 

Sep 2, ’08 6:32 AM
pour tout le monde

 

 

Hè năm 2007, khi tới Monteils, cô con gái soeur đã dắt tôi đi thăm phòng học nhạc của nhà dòng. Tôi đã khám phá ra cây đàn tranh âu châu này, có rất nhiều tại đây, nhưng đã từ lâu rồi, không còn
được xử dụng trong các giờ kinh nguyện nữa…

Có thể,  vì mọi người nghĩ cây đàn chỉ dùng đệm thánh vịnh trong thánh lễ nên không được phổ biến bên ngoài nhà thờ… Tiếng đàn nhẹ, êm ái ngân vang đệm cho giọng hát cất cao như tạo thêm
bầu không khí cho ta cầu nguyện…

Tôi vui lắm, trong ba ngày ở đây, tôi đã thử tập xem như thế nào…
Sau khi biết cách xử dụng cây đàn, tôi đã chĩ dẫn cho các soeur đàn trong khả năng của tôi để các soeur thử đệm…bài hát. Chập chững thôi, sáng hôm sau, một soeur đã có thể đàn một chút trong
thánh lễ …

 Tháng 7-2008, chúng tôi đã ghi tên theo học một khoá với Claire COLETTI ở Foyer Charité tại Poissy.

 


Trong khoá học, tôi đã quan sát cách Claire dạy mọi người và thấy vui vui vì những hiểu biết của tôi trên cây đàn này cũng giống như cách dạy của cô giáo…

Đàn tranh âu châu có nhiều loại.
Cây đàn nhỏ có hai âm vực, nốt thấp nhất là nốt Đô2, nốt cao nhất là nốt Mi 3. Có 7 hợp âm bốn nốt, nên người ta gọi là đàn tranh 7/4.
Cây đàn lớn có nốt thấp nhất là nốt Mi1, nốt cao nhất là Mi 3. Có 12 hợp âm 7 nốt, người ta gọi là đàn tranh 12/7. Cây đàn này khá lớn, nên hơi cồng kềnh. Ta có thể nhìn thấy sơ sơ khi Michelle
đang điều chỉnh âm thanh dưới đây.

 

Có hai cách để đàn:

1/ Tay phải :
– dùng bên cạnh đầu ngón tay phải để đàn câu nhạc. Cách này, ta có thể xử dụng luôn các ngón  khác.
– đeo móng có bọc nylon cho tiếng đàn êm nhẹ. Cách này chỉ xử dụng có ngón cái mà thôi.
2/ Tay trái :
– chỉ xử dụng ngón cái tay trái  để khẩy các hợp âm theo câu hát…

 

 

Trong một tuần lễ học nội trú, Claire phải dạy nhiều trình độ khác nhau, tôi đã giúp một cách kín đáo để các bạn  tập dượt cho tốt những bài học, để không phụ lòng người hướng dẫn. Ngày cuối
khoá, có buổi hoà tấu cho khán giả tới nghe. Để thay đổi không khí, tôi cũng đã đàn vài bài nhạc với cây đàn tranh Việt Nam. Ai cũng thích vì ngoài cây đàn tranh âu châu, lại được nghe và thấy
cây đàn tranh của mình. Âm thanh hai cây đàn khác nhau, nhưng cũng lôi cuốn người nghe như nhau.

 

 

Claire nói với tôi đây là lần đầu tiên lớp học rất đông có tới 19 người học, cô rất vui với sự có mặt của tôi đã giúp cô rất nhiều trong việc điều hành và lôi cuốn mọi người tập đàn…

Các khoá học khác, phần đông là những người có tuổi hoặc đã nghỉ hưu theo học, năm nay, với sự có mặt của các ‘cô bé’ soeur dòng Đa Minh đã làm mọi người vui theo với tính hồn nhiên hay cười và
…nhộn nhàng trong giờ nghỉ.

Nhưng cái vui thật lớn cho tôi là đi học nhạc mà mỗi ngày đều được dự các giờ cầu nguyện, dự các thánh lễ sáng trưa chiều tối….trong suốt một tuần.

Như vậy cũng giống như tôi đi tỉnh tâm với âm nhạc rồi, còn gì hạnh phúc hơn….

Ce contenu a été publié dans Tiêng Viêt. Vous pouvez le mettre en favoris avec ce permalien.