Chạy đua với thời gian

Bây giờ là gần cuối tháng 5 qua tháng 6, thời gian căng thẳng cho học trò lẫn cô giáo. Cuối năm học cũng là lúc có nhiều hoạt động nhất cho các hội đoàn, lớp học.

Phượng Ca có trụ sở hai nơi, do đó mà công việc hội họp luôn luôn gấp đôi so với các hội khác. Pari 13,  đang chuẩn bị cho ngày fête du quatier ngày 16/6/2013, Taverny thì sửa soạn cho ngày kỷ niệm 100 Cosmo ngày 22/6/2013. Bên cạnh đó, thánh lễ truyền chức linh mục tại nhà thờ chính toà Pontoise ngày 30/6/2013.

                                   Huy vẽ 1

Julien Huy (20 tháng tuổi) vẽ

Mỗi nơi mỗi vẽ, nơi nào cũng cần sự có mặt của các hội đoàn. Gặp nhau, trao đổi ý kiến và từ đó, các hội đoàn sẽ gợi ý cùng làm việc chung với nhau cho năm tới.

 

Taverny, 22/5/2013

 

 

 

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Chạy đua với thời gian

Le Berceuse du soleil levant

DSC_0116

Ngày 18/5/2013, có ba buổi diễn cho trẻ em dưới tuổi tại médiathèque de Chessy lúc 10giờ, 11giờ và 16giờ. Mỗi buổi diễn chỉ nhận có 30 khán giả vừa bố mẹ và các em bé.

berceuse 3

Trong buổi diển lúc 10g sáng, đây là lần đầu tiên, có khán giã tí hon đã tham gia với chúng tôi. Khi Mado hỏi , thì em bé khoảng 3 tuổi trả lời đã tạo nên một không khí sân khấu không có giới hạn giữa người diễn và khán giả.

berceuse 4

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Le Berceuse du soleil levant

Phượng Ca 45 năm nhìn lại

pca 3PHUONG CA DAN CA QUOC NHAC vừa tổ chức buổi kỷ niệm 45 năm thành lập trường Âm Nhạc Dân Tộc.

Xin được gửi đến quý vị, những nhà nhạc học, những nhạc sĩ, giáo sư, những nngười đã hết lòng vì âm nhạc dân tộc ở trong nước cũng như ở ngoại quốc hình ảnh buổi hoà nhạc để chia sẽ và chung vui với Phượng Ca những thành quả gặt hái được.
        Xin mời quý vị xem hình ảnh buổi trình tấu của nhạc sinh tại thính đường nhạc viện Antony tổ chức ngày 2 tháng 3 năm 2013.
                                              http://phuongoanh.net/?p=3768
        Sống ở đâu cũng vậy, lòng chúng ta luôn luôn thao thức và hoài vọng âm nhạc dân tộc vẫn được có người yêu thích, vẫn có người học và không bị mai một, không bị biến dạng vì ảnh hưởng các luồng âm nhạc hiện đại trên thế giới.

Phượng Ca thành lập năm 1969 tại Saigon, tái lập tại Pháp năm 1978 do Phương Oanh, giáo sư nhạc viện Saigon trước 1975 khởi xướng.

pca 7     pca 6                                Giáo sư Ngọc Dung                                               Giáo sư sáng lập Phượng Ca            Nhân được đọc một bài anh Trần Quang Hải trả lời một người hỏi về đàn tranh xuất hiện khi nào ở miền Nam, tôi xin được góp thêm ý kiến, vì anh Hải rời Saigon từ những năm 60-62, nên không có biết rỏ diễn tiến của sự việc này trước năm 1975.

Đài phát thanh Saigon, luôn có những chương trình cổ nhạc Nam Trung Bắc do các nhạc sĩ chuyên nghiệp phụ trách. Nhưng số giờ phát thanh các ban ca nhạc này rất giới hạn, không có nhiều chương trình như tân nhạc. Trường quốc gia âm nhạc ở đường nguyễn Du có ngành quốc nhạc, dạy các nhạc cụ dân tộc đã cho chúng tôi (Phạm Thuý Hoan, Phương Oanh, Quỳnh Hạnh, Ngọc Dung, Hoàng Cơ Thuỵ ….).Mỗi năm, có những buỗi văn nghệ tất niên, là  dịp  đàn tranh xuất hiện trước khán giả ở các trường đại học, trung học v.v…

Năm 1963, Vũ Thành An, lúc đó còn là sinh viên của đại học văn khoa, tổ chức buổi văn nghệ cuối năm có mời chúng tôi tham dự. Hôm đó, lần đầu tiên trên sân khấu một bài hát dân ca được đàn bằng ghi ta đã thu húc khán giả nghe và đã được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt. Cùng với những lần trình diễn dẫn chứng của Phạm Thúy Hoan và Phương Oanh cho bài thuyết trình về  âm nhạc dân tộc của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba tại các trường trung học, đại học ở Huế, Saigon và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ….
pc 8     pca 1
lớp đàn  thiếu nhi                                                          lớp đàn bầu
Năm 1964, Hoa Sim được thành lập, đã đem làn sóng học nhạc dân tộc đến các trường trung học, tiểu học. Cùng với nhạc sĩ Phạm Duy, Hoa Sim đã xuất hiện trên đài truyền hình đã tạo nên tiếng vang đáng kể. Cùng với phong trào Thanh Ca Tác Động (tiền thân của Du Ca),  những khoá học thanh ca được tổ chức khắp nơi cho giới trẻ, tạo nên phong trào học dân ca, dân nhạc được phát động mạnh đến các tầng lớp học sinh, sinh viên toàn miền nam.

Ở bên Pháp, đàn tranh đã được mọi người trong giới âm nhạc thế giới biết đến qua công lao của giáo sư tiến sĩ Trần văn Khê, và sau 1976, người Việt nam tại Paris và vnùg phụ cận biết tới nhiều hơn khi đoàn văn nghệ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trình diễn ở rạp Maubert Mutualité năm 1976, với màn trình diễn của Hoàng Oanh và Phương Oanh.

Sau đó, lớp đàn tranh được nhiều sinh viên ghi tên theo học. Theo sự tiến triển này, Phượng Ca được tái lập tại Paris và đã lan rộng khắp nơi cho đến nay. Đàn tranh có mặt trong nhạc viện tỉnh Sevran từ năm 1987 (ngoại ô phía bắc Paris) , nhạc viện tỉnh Antony (ngoại ô phía nam Paris) cho đến nay. Bốn mươi lăm năm qua, miệt mài, âm thầm đào tạo nhạc sinh từ Việt Nam đến Pháp, hiện nay có được 8 nhạc sinh tốt nghiệp đệ tam cấp trong nhạc viện Pháp, chưa kể tốt nghiệp đệ nhị cấp và đệ nhứt cấp về môn đàn tranh. Đàn tranh cũng được chọn làm môn nhiệm ý khi học sinh đi thi tú tài toàn phần như các nhạc cụ khác.

Nhân kỷ niệm 45 năm Phượng Ca, vừa ôn lại kỷ niệm xưa, vừa bổ túc thêm phần phỏng vấn mà anh Trần Quang Hải đã trả lời chưa đầy đủ, tôi xin cám ơn Thơ Thơ, (người đã đặt câu hỏi) đã có ý kiến hay muốn tìm hiểu sự có mặt của cây đàn tranh tự lúc nào ở trong nước.
pca 4
Phương Oanh và TrầnQuang Hải

Xin cám ơn đã đọc và xem vài hình ảnh nhân ngày kỷ niệm 45 năm Phượng ca, trường âm nhạc dân tộc Việt Nam tại Pháp.

Rất mong được Thầy Trần Văn Khê và quý vị cho biết ý kiến để khuyến khích những người trẻ ở hải ngoại đã cùng đi trên con đường gìn giữ âm nhạc dân tộc.

Phương Oanh,
giáo sư quốc gia Pháp
sáng lập Phượng Ca, trường âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Phượng Ca 45 năm nhìn lại

2013 04 13 Gala des Arts Martiaux – Viet Quyen Thuat fêter 30 ans.

GAMT affiche

Thân mời các bạn đến dự buổi họp mặt các phái võ để mừng 30 năm thành lập Việt Quyền Thuật tại Pháp.

Chúng ta sẽ được nghe và thấy phần biểu diễn của Hội Trống Đại Hàn OLSOU, màn hoà tấu  nhạc cổ truyền Việt Nam trên bài quyền võ sinh Việt Quyền Thuật và những màn biểu diễn của các phái võ khác….

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2013 04 13 Gala des Arts Martiaux – Viet Quyen Thuat fêter 30 ans.

2013 04 05 Ngày Thư viện Giáo Xứ – Mừng 25 năm lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Chiều chúa nhựt, như thường năm, Thư viện lại tổ chức sinh nhật thứ 23 của mình với các anh chị Cao Nghĩa – Thủy Tiên và các thân hữu.
Để mừng 25 năm các Vị Tử Đạo Việt Nam được phong thánh với chủ đề Giòng Thơ Tử Đạo do  Tuấn Thảo trách nhiệm dàn dựng chương trình, và ra mắt tập thơ HỌ LÀ AI? của thi sĩ linh mục CUNG CHI.

Chúng ta được nghe những bài hợp ca, các bài thơ do chính các chứng nhân sống đạo viết và được thi sĩ Cung Chi hoạ đã được diễn ngâm với các thi sĩ anh chị Đỗ Bình và Mỹ Ly.

thu vien gx

Hợp ca : Ca Đoàn Trinh Vương
Phần một
Song ca : Quảng Đại Hiến Dâng
1/ Thánh Dũng Lạc (Linh mục)
(Thơ của thánh nhân – Anh Đỗ Bình ngâm.)
(Thơ Cung Chi – Chị Quỳnh Trang đọc)
2/ Thánh Luca Phan Trọng Thìn (Chánh tổng)
(Thơ Cung Chi – Chị Mỹ Ly ngâm)

thu vien gx 1
3/ Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm (Quan án)
(Thơ Cung Chi – Chị Đỗ Bình ngâm)
4/ Thánh Anê Đê (Phụ nữ)
(Thơ Cung Chi – Chị Đỗ Bình ngâm)
(Kịch Bà Thánh Đê)

Phần hai
Tốp ca nữ : Con Mãi Cần Chúa
1/ Thánh Bá Đa Lộc (Linh mục)
(Thơ của thánh nhân – Chị Mỹ Ly ngâm)
(Thơ Cung Chi – Anh Đức đọc)

thu vien gx 10
2/ Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm (Thương gia)
(Thơ Cung Chi – Chị Đỗ Bình ngâm)
3/ Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu (Trùm họ)
(Thơ Cung Chi – Anh Đỗ Bình ngâm.)
4/ Thánh Micae Hồ Đình Hy (Quan thái bộc)
(Thơ Cung Chi – Chị Mỹ Ly ngâm)

Phần ba
Đơn ca : Chúa Thương Chúng Ta
Tốp ca : Thương Ngàn Thương
1/ Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ (Lý trưởng)
(Thơ của thánh nhân – Chị Đỗ Bình ngâm)
(Thơ Cung Chi – Anh Đức đọc)
2/ Thánh Giuse Trần Văn Tuấn (Nông dân)
(Thơ Cung Chi – Anh Đỗ Bình ngâm.)

thu vien gx 4JPG
3/ Thánh Đaminh Toại, Đaminh Huyên
(Thơ Cung Chi – Chị Mỹ Ly ngâm)
4/ Thánh Tôma Toán (Thày giảng)
(Thơ Cung Chi – Anh Đỗ Bình ngâm.)

thu vien gx 9

Phần bốn
Tốp ca : Khúc cảm Tạ
1/ Thánh Philipphê (Khảo cứu)
(Thơ của thánh nhân – Anh Đỗ Bình ngâm.)
(Thơ Cung Chi – Chị Quỳnh Trang đọc)
2/ Thánh Phanxicô Trần Văn Trung (Cai đội)
(Thơ Cung Chi – Chị Mỹ Ly ngâm)
3/ Thánh Nguyễn Văn Đệ (Thợ may)
(Thơ Cung Chi – Chị Đỗ Bình ngâm)
Tốp ca : Gieo Mầm Tin Mới
(Ban tổ chức nói lời cám ơn cộng đoàn)
Đồng ca với cộng đoàn : Bài ca Ngàn Trùng

thu vien gx 2

Chương trình chấm dứt với phần ký tên kỷ niệm của cha thi sĩ Cung Chi – Đinh Đồng Thượng Sách trên cuốn sách HỌ LÀ  AI? để đánh dấu mừng 40 năm linh mục của cha.

Đây là trích đoạn bài thơ                                                                                                                     Họ là Ai                                                                                                                                                            của Cung Chi mở đầu cuốn sách

Họ là ai những anh hùng tử đạo?                                                                                                     Là Quan cao, Cai, Đội, Tổng, thương dân,                                                                                     Là Linh mục, là Tu sỹ, Giáo dân,                                                                                                     Là Chủng sinh, là Trùm họ, Thày giảng,                                                                                        Là Giám mục, y thưong gia, lính tráng,                                                                                            Tóc hoa râm, truyết trắng hay còn xanh                                                                                           Là nam nữ nổi tiếng hay vô danh                                                                                               Tên tuổi đủ hay mơ hồ khiếm khuyết…

Họ là ai trong số ít đươc biết                                                                                                               Thuộc dòng tộc, Lê, Nguyễn, Phạm, Trần, Hoàng,                                                                           Chi Đinh,Trương, Đỗ, Vũ, Tống, Bùi , Đoàn,                                                                                      Nghành Phan, Võ hay Hà, Hồ, Tạ, Đặng?

Họ là ai muốn nói trong yên lặng                                                                                                      Để nêu CAO TRUNG HIẾU vẻ HIỀN KHOAN                                                                    PHỤNG sự Chúa trong DŨNG LẠC hân HOAN                                                                              Nhằm phát HUY nét MỸ HOÀ huynh ĐỆ                                                                                       Mục ĐÍCH ĐẠT AN BÌNH TỰ cõi  THẾ                                                                                            HƯỞNG LỘC Trời nhờNGÔN HẠNH tinh TÂN                                                                       ĐƯỜNG MINH ĐỨC QUÍ hơn TRIỆU kim NGÂN                                                                         Lòng THÀNH KÍNH dưỡng tâm ĐIỀM LIÊM TỊNH…

DSC_0016

Thư viện hoạt động  được 23 năm, với hơn 4000 cuốn sách tiếng Việt đủ loại từ văn hoc, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị…và dỉ nhiên sách về chuyện, thơ văn, kiếm hiệp v.v.. cũng có mặt để cho chúng ta khi đến giáo xứ, có thể mượn đem về và đọc tại chỗ.

DSC_0017

Phương Oanh.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 04 05 Ngày Thư viện Giáo Xứ – Mừng 25 năm lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.

2013 04 05 Thư viện giáo xứ – Mừng 25 năm Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2013 04 05 Thư viện giáo xứ – Mừng 25 năm Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam.

2013 04 06 Berceuse du soleil levant à Tremplay en France

 

 berceause 2

                                                               Médiathèque Boris Vian
                                                               8, rue Pierre Brossolette
                                                               93290 Tremblay en France
Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2013 04 06 Berceuse du soleil levant à Tremplay en France

2013 07 20 ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG kỳ II tại SEATTLE

Huong Viet

Publié dans English | Commentaires fermés sur 2013 07 20 ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG kỳ II tại SEATTLE

2013 04 05 Rencontre Artistique au Conservatoire Louis KERVOËN de Sevran

2013 04 05 concert de Sevran

                               

                                              Auditorium de l’Espace François Mauriac 

                                         51, Avenue du Général-Leclerc, 93270 Sevran

          Avec la classe de đàn tranh des Conservatoire de Sevran et Antony

      École de Musique Traditionnelle Vietnamienne PHUONG CA

en Ile de France

                                               Sous la direction de Mme Ngoc Dung

Professeur de Dan Tranh (cithare vietnamienne)

Publié dans Français | Commentaires fermés sur 2013 04 05 Rencontre Artistique au Conservatoire Louis KERVOËN de Sevran

45 ans de Phượng Ca – Auditorium Darius MILHAUD d’ANTONY

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur 45 ans de Phượng Ca – Auditorium Darius MILHAUD d’ANTONY

Bol de riz d’Ecole Notre Dame de BURY – MARGENCY

les enfants du VN 3les enfants du VN 1 les enfants du VN 2

Publié dans Album photos | Commentaires fermés sur Bol de riz d’Ecole Notre Dame de BURY – MARGENCY

Musée Anne de beaujeu – MOULINS

Publié dans Français | Commentaires fermés sur Musée Anne de beaujeu – MOULINS

2013 03 27 Musée Anne de beaujeu et Maison Mantin – tỉnh MOULINS

                                  DSC_0190_redimensionner

Thứ tư 27/3/2013, Phượng Ca đi trình diễn xa, nhầm ngày sinh nhật của Phương Oanh và cũng là  kỷ niệm 2 năm ngày mất Nguyễn Đức Quang. Khi Thắng ở Hoà Lan viết mail rủ đi cùng sang Cali để dự Ngày họp mặt Du Ca. Tôi tiếc quá, không thể đi được  vì bận trình diễn mất rồi..

                     DSC_0188_redimensionner

Chúng tôi, bốn người: Elise Battais, Ngọc Dung, Hải Long và tôi, rời Paris lúc 9g30 sáng trên đường đi thẳng trung tâm nước Pháp 400km để đến tỉnh Moulins, cách xa Noyant khoảng 30 phút lái xe. Buổi hoà nhạc tại Musée trong chương trình triển lãm về các tấm thảm thêu của Á châu. Các tấm thảm này đã được dệt từ thế kỷ 17, 18 vơi các chủ đề Achille, Ulysse, Vénus, Neptune…) nhưng cũng có hình ảnh của Alexandre hay hoàng đế Trung hoa trên tấm thảm. Sau khi triển lãm ở musée des beau-ars ở Paris (Petit Palais) đã đươc chuyễn tới Moulins và triển lãm trong musée này từ tháng 1 đế tháng 4 2013.

DSC_0144_redimensionner DSC_0145_redimensionner

Sau hơn 4 giờ đi, chúng tôi tới tỉnh Moulins. Thành phố nhỏ,  nhưng có rất nhiều lâu đài, di tích lịch sữ nên có nhiều du khách thăm viếng.

DSC_0165_redimensionner DSC_0166_redimensionner

Musée Anne de beaujeu là lâu đài của gia đình MARTIN tặng cho chính phủ bởi Louis, người con cuối cùng của giòng họ (không lập gia đình và không có con cái) với một điều kiện là ngôi nhà đươc trở thành viện bảo tàng của thành phố.

Nhà được bao bọc bằng hàng rào sắt, khi vừa nhìn thấy,tôi có cảm giác như mình đang có mặt tại Rome vì cách chưng bày đồ vật, nhất là những cột, tương đá để chung quanh. Musée rất rộng và ở ngay trung tâm thành phố. Sau khi chuẩn bị cho buổi diễn xong, chúng tôi có tí thì giờ để đi xem các tấm thảm trên tường thật to với những hình ảnh sống động cách đây mấy ngàn năm…

Lần đầu tiên, thành phố này được nghe tận tai, nhìn thấy tận mắt các cây đàn Việt nam, những khán giả lớn tuổi thì thích thú vì họ đươc gợi nhớ lại kỷ niệm chuyến du lịch Việt nam mà họ đã đươc đi qua. Trong lúc trình diển, thỉnh thoảng tôi mời khán giả hát theo vài câu hát dân ca đơn giản. Hầu như ai cũng hát thật to, thật tư nhiên, mặc dù họ không hiểu hát cái gì…

Sau khi trình diển xong, khán giả đươc thư khảy cây đàn tranh, đàn nguyêt, đàn bầu… hoặc hỏi những gì liên quan đến âm nhạc… không khí vui và ấm cúng. Sau cùng, musée lại cho khán giả thưởng các món ăn như chả giò, tôm lăn bột, giỏi cuốn..v..v.

DSC_0155_redimensionner DSC_0150_redimensionner

DSC_0153_redimensionner DSC_0152_redimensionner

Thu dọn sân khấu xong, Maud đưa chúng tôi tới khách sạn cất hành lý rồi đến tiệm ăn. Tiệm ăn đặc biệt mở cửa đến khuya và rất ngon, nên du khách  đến Moulins đều ghé ăn. Tiệm trang hoàng đặc biệt với hai bên tường đươc gắn kiếng, trần nhà đề-co rất đẹp mắt như lâu đài, và nhờ sư phản chiếu của kiếng, nên chúng ta có cảm tưởng như ngồi tiệm ăn rất rộng rất sang trọng.

DSC_0156_redimensionner DSC_0157_redimensionner

Ăn cơm xong, sau khi đi rửa tay trở lại bàn, người quản lý nhà hàng đã đem tới cho tôi một ly kem nhỏ, trên đó, cây đèn cầy đươc đốt bắn ra những tia lửa nhỏ như pháo bông và chúc mừng sinh nhật… Tôi cảm động vì quên mất ngày sinh nhật của mình…

                                    DSC_0161_redimensionner

Nếu không có ly kem, nếu không ngồi tiệm ăn sang trọng, nếu không có những người bạn thân chung quanh, thì sinh nhật tôi hôm nay, phải chui vô bếp để nấu nướng…vì chắc chắn con gái, con rể, cháu ngoại tôi sẽ điện thoại nói mẹ ơi, cu Huy muốn đến thăm woại nè….

DSC_0162_redimensionner DSC_0163_redimensionner

Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại musée, để đi viếng nhà Mantin.                                                    Căn nhà trải qua hơn 2 thế kỷ vẫn được gìn giữ không bị hư hao, với những vật dụng trang hoàng trong nhà rất có giá trị. Từ phòng khách, phòng đọc sách, vơi những bức thảm treo từ trên trần nhà xuống hết bức tường, đặc biệt tường của phòng ngủ của chủ nhân là dán bằng da thú trên đó có vẽ những bức hình. Thời đó, mà ông Mantin đã có ý nghĩa rất mới trong cách trang trí nhà cửa, những đồ vật từ khắp nơi được đem về.. 

DSC_0187_redimensionner DSC_0184_redimensionner

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 03 27 Musée Anne de beaujeu et Maison Mantin – tỉnh MOULINS

2013 03 22 Margency – Bol de riz của trường trung tiểu học Notre Dame de BURY

Les Enfants du Vietnam

Tối thứ sáu, tôi và các em Hữu Nghị, Diễm Lan, Diễm Hằng, Sophie đã đến dự buổi cơm do hội Les Enfants du Vietnam tổ chức tại trường trung học Notre Dame de BURY , tỉnh Magency. Chi nhánh hội có mặt khắp nước Pháp, trong năm hội đã tổ chức những buổi gây quỹ bằng cách bán đồ thủ công nghệ Việt Nam, các sản phẩm do các học sinh tại Pháp, bữa cơm thân hữu để bảo trợ cho 33 trung tâm lo cho trẻ em, người già, dân tộc thiểu số tại Việt Nam từ Cao Bằng cho đến Châu Đốc.

les enfants du VN

Trong mục đích chia sẽ và gây quỹ từ thiện, hằng năm, Phượng Ca đã đến trình diễn giúp các hội đoàn, các cơ quan thiện nguyên bạn trong nhữg dịp Tết, hay tùy theo mùa của năm. ..

Trung tâm Chi Lăng

                                     les enfants du VN 1

Trong Mùa Chay, bửa cơm gây quỹ của Trường Notre Dame de Bury tổ chức cho Hội rất đơn sơ. Trên tờ quảng cáo, tôi thấy có ghi chưng bày và bán các sản phẩm do các học sinh tư làm, phần tò mò, phần tôi cũng muốn xem có gì mình cần mua không, nên đến sớm một chút. Một học sinh đã trao cho tôi một tấm hình trên đó, có các chữ cơm – hạt cơm – chén cơm…Phần hoà nhạc sẽ là sau bữa cơm.

  Trung tâm Đồng Đen

                    les enfants du VN 2

Tới giờ hẹn, khách hôm nay, phần đông là các thầy cô và gia đình học trò của trường. Người đầu bếp đem ra hai nồi cơm trắng, trên bàn có một hai tô nước mắn, xì dâu pha để mọi người tự chan vào cơm.

Chúng tôi cũng xếp hàng như mọi người để nhận phần ăn của mình. Lần đầu tiên tôi đươc dự buổi ăn này, ngạc nhiên nhưng rất cảm động, mặc dù chỉ ăn cơm không, mà mọi người cũng đã hưởng ứng nhiệt tình. Tiền thu được hôm nay sẽ được dùng vào việc cho học bổng, giúp trẻ em mồ côi, cho người nghèo thiếu thốn ở quê nhà.

Trung tâm Muong Riecles enfants du VN 3

Tôi xúc động khi thấy những người bạn Pháp của mình tại đây đã hy sinh thời giờ, làm mọi việc nghĩ đến người kém may mắn ở Việt Nam. Trong lúc đó, trong nước, có những người thật giàu đã sống rất phung phí…

Tôi tư nghĩ : không biết những nhà đại gia này có nhìn thấy sự chênh lệch đó không?

Taverny, lập xuân 2013                                                                                                                   Phương Oanh.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 03 22 Margency – Bol de riz của trường trung tiểu học Notre Dame de BURY

Sinh hoạt Phượng Ca tháng 1 đến tháng 7 2013

Trong thời gian này, Phượng Ca đã tham dự các buổi hoà nhạc, văn nghệ mừng xuân Quý Tỵ và sinh hoạt văn hoá xã hội với các hội đoàn khắp nơi:

– 2013 01 27 PARIS 17: Giáo Xứ Việt Nam Paris Mừng Xuân.

– 2013 02 02 BRUXELLES: Concert với Hội Nam Giao.
– 2013 02 27 SAINT GILLES RENNES: Concert với Hội MẦM TRẺ.

– 2013 03 02 ANTONY : Phượng Ca mừng 45 năm thành lập.
– 2013 03 17 PARIS 17: Tết CAO NIÊN tại giáo xứ Paris.
– 2013 03 17 ERMONT : Cộng đoàn Ermont mừng xuân.
– 2013 03 22 MARGENCY :Bol de riz de la communauté éducative de Bury-Rosaire.
– 2013 03 27 MOULIN : Concert tại Musée Anne de beaujeu & Maison Martin.

2013 04 05 SEVRAN: Concert de Rencontre Artistique vơ các lớp đàn tranh nhạc viện Sevran, Antony và Phượng Ca en Il de France.                                                                              – 2013 04 06 TREMPLAY en France : Berceuse du Soleil Levant với conteuse Mado   Lagoutte
– 2013 04 07 TAVERNY : Concert với Chorale Enfants Taverny.                                              – 2013 04 07 PARIS 17: Ngàt Thư viện tại giáo xứ Việt Nam.
– 2013 04 13 TAVERNY : Gala Artmartiaux- Việt Quyền Thuật mừng 30 năm thânh lập.

– 2013 05 11 TAVERNY : Gala Humanitaire với Du Ca.

– 2013 06  PARIS : Atelier de Dan Tranh tại Musée quai Branly.                                               – 2013 06 21 PARIS 13: Fêtes de la musique tại Médiathèque.                                                   – 2013 06 22 TAVERNY : 100 ans COSMO với tất cả các hội đoàn có mặt tại tỉnh.                  – 2013 06 29 FRANFORT (Allemagne) : Concert với F.A.V.I.C.

– 2013 07 19-21 SEATTLE (U.S.A) : Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2 do Hướng Việt trách nhiệm tổ chức.

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Sinh hoạt Phượng Ca tháng 1 đến tháng 7 2013

2013 03 18 Phượng Ca tròn 45 tuổi

Những suy tư về Phượng Ca sau 45 năm thành lập.

Phượng Ca được thành lập tại Saigon năm 1969. Sau khi định cư ở Pháp, Phượng Ca được tái lập năm 1978 tại paris cho đến nay.
Nhìn lại quá trình hoạt động, vượt qua bao gian lao, trở ngại, giờ đây nhìn thấy sư- trưởng thành của các em đã theo học và được đào tạo bởi Phượng Ca. Các cô giáo đàn tranh được tốt nghiệp ở nhạc viện Pháp đã bắt đầu thay thế mình trong nhạc viện Sevran, Antony.

Tôi cũng vui và mừng rằng ước nguyện tạo được phong trào học nhạc dân tộc đã thành hình và các chi nhánh đã hoạt động vững vàng.

Kính thưa Quí vị

45 năm là một thời gian dài của đời người.

Với Phượng Ca cũng vậy. Cách đây 4 năm, đánh dấu 40 năm hoạt động, Phượng Ca đã mời 4 hội đoàn các nước : Nhật, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào chung vui với mình.

Năm nay, 45 năm, Phượng Ca mời nhạc cụ đàn dây cùng gia đình với đàn tranh đó là đàn Harpe , Psaltérion, Cithare occitan.

Thời gian trôi qua rất nhanh , mặc dù phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại, để có được ngày hôm nay. Đàn tranh đã có mặt trong nhạc viện Antony, Sevran, Villepine và các vùng phụ cận : Paris 13, 17, Lognes, Taverny, Octave ở Orsay của Nguyệt Ánh, Paris 15 của Vân Anh, Oslo ở Na Uy với Phi Thuyền,
Nam Giao ở Bruxelles với Đoàn Vinh, Tre Việt ở Toronto với Kim Uyên, Hướng Việt ở Seatle với Việt Hải.

Ở thế kỷ 21 này, sự giao lưu giữa nhạc cụ Việt Nam với nhạc cụ tây phương, giữa làn điệu cổ truyền với hiện đại. Trong môi trường âm nhạc thế giới, các cây đàn dân tộc Việt Nam đã có một chỗ đứng trang trọng.
Qua bàn tay ảo thuật các nhà sáng tác mới, âm giai ngũ cung của nhạc truyền thống đã thoát xác, vượt qua sự gò bó bởi các cung bực không cố định, đã đem đến cho chúng ta những âm thanh thật hay, thật mới của dòng nhạc bây giờ..

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn tiếp tục con đường mình đi.
Vì, một truyền thống luôn được tiếp nối, để gìn giữ cái bản sắc tinh hoa của nhạc cổ truyền ..

Trước khi dứt lời, Phượng Ca xin cám ơn sự có mặt của quí vị hiện diện hôm nay.
Và sự nhiệt tình của tất cả các nhạc sinh, giáo sư, nhạc sĩ trên sân khấu.

Paris 2-3-2013
Nhu Lan GUINDE.
Chủ tịch Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc.

CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC:
► OUVERTURE Thu Ho, Tam Phap, Khong Minh (Musique du Sud)

► PRESENTATION Phượng Ca 45 ans
► AUDITION avec Ngoc Dung classe d’enfants.

► PRESENTATION DES CLASSES
Nguyệt (luth à 2 cordes): Thuy Trang, Hieu Vincent, Kim Phuong, Hưu Nghi
Nhi (vièle) : TRINH Duy Tin, Anne Cécile HOANG, GIang Minh Duc.
Bầu (monocorde) : Rémy ARCHAIN, Gérard ANDRIEUR , TRINH Duy Tin.
Hát dân ca (chant populaire)

► INVITE Mr. Le Professeur TRAN QUANG HAI

► TET Printemps au pays natal – Xuân Quê huong de Xuân Khải
solo Ngoc Dung & Inter classes des Conservatoires, Phuong Ca Lognes

► MUSIQUE TRADITIONNELLE & POPULAIRE VIETNAMIENNE
avec le Groupe Orchestre Phuong Ca (Traditions du Nord, centre et sud)

Đi Cấy Sáng Trăng – Huê Tình – Trống Com (Phuong Oanh, Thuy Vy)
Trống Quân – Cò Lả (Favic, Van Anh, Sophie Darcel)
Long Ngâm musique rituelle du centre (Phuong Oanh.)
Ly Qua Kêu musique du sud (My Ly, Thuy Vi, Julien)

► CITHARE OCCITANE solo par Chatal ALLAIN
Le lotus d’or mélodie anonyme birman
Crépuscule de Claire David

► Tinh Ca Quê Huong en Mi mineur duo Flutte et Harpe
avec Elise BATTAIS , Marie Gwenaël CAVELIER

► Psaltérion solo par Béatrice ROSSI
La Sérénissime (renaissance )
et Toutouig (‘berceuse bretonne )

► Nho Vê Hai Dao : Duo Dan Tranh avec Nguyêt Anh DO, Vân Anh PHAM

► Tinh Ca Quê Huong en La mineur de BUI Cong Thuan : ensemble Phuong Ca + Favic

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur 2013 03 18 Phượng Ca tròn 45 tuổi

Trở lại Ca Li

Nhận lời thầy Nghiêm Phú Phi sẽ sang dự ngày họp mặt Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon. Tôi trở lại đây lần thứ hai, sau hơn 10 năm xa cách. Một cảm giác thân thiết khi máy bay đáp xuống phi trường, khung cảnh thật quen thuộc, trời mát mẻ chứ không nóng bức như ở bên Pháp. Chung quanh tôi những khuông mặt Á châu với mắt đen, da vàng, (có lẽ là người Tàu, người Nhựt, hay người Việt ?) tóc không đen. Tuy không biết họ là ai, nhưng tôi cảm thấy gần gủi vô cùng. Từ nơi phi cơ đậu, theo hành khách đi lần vào trong, tai tôi nghe tiếng Tàu, rồi tiếng Việt phát ra từ máy phóng thanh, để chỉ dẫn hành khách phải đổi chuyến bay đi nơi khác. Tới nơi nhận hành lý, tôi có cảm tưởng như mình đang đứng ở chỗ lấy hành lề của phi trường Tân Sơn Nhứt ngày nào khi tôi rời quê hương trước ngày mất nước.
Gần 30 năm sống tại Pháp, tôi đã có vài dịp sang Mỹ, lần nào cũng vậy đều do Cha Ngô Duy Linh tổ chức, để dạy cho các em thiếu nhi. Cha luôn luôn tha thiết muốn các em được học đàn tranh khi thì ở New Orleans , có lúc sang Arlington -Texas. Những lần đi này cha ‘bắt’ đi, chứ thật tình tôi không muốn tí nào. Vì mỗi khi phải đến toà sứ quán Mỹ tại Paris để xin chiếu khán, đó là cả một cực hình đối với tôi, trong lòng tôi có cái gì ấm ức, tức tối mà không bộc lộ ra được . Thấy người lính cầm súng đứng gác giữ trật tự qua mỗi cổng, là tôi đã bực mình, tự nhiên trong đầu tôi hình ảnh chiến tranh Việt Nam và cuộc di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử nước nhà hiện ra thật rõ ràng. Khi tới những tiểu bang đã đón nhận người tị nạn, tôi lại có mặc cảm người ăn nhờ ở đậu, rồi thái độ của Một số người Việt lúc đó, kênh kiệu ra vẻ ta đây, sống như Mỹ, hưởng thụ như Mỹ mà không nghĩ đến cái thân phận tầm gữi của mình. .. Tôi rất buồn, vì chưa quên được cái nhục mất nước.
Mùa hè 93, đi dạy ở Arlington, trước khi trở lại Pháp, tôi có ghé ngang Quận Cam vài ngày để thăm bè bạn. Khung cảnh người Việt lúc đó không giống như bây giờ. Như đã nói, cách sống rất Mỹ của Một số người Việt tị nạn đã làm cho tôi thất vọng. Gia đình không giữ đưọc nếp sống của mình, trẻ con thì chỉ nói tiếng Mỹ, ăn mặc thì không có chút gì Việt Nam. Trong thời gian lưu tại đây, ra ngoài đường chỉ thấy người Việt mà không gặp Một người Mỹ nào. Lúc trở về Paris, tôi đã nghĩ rằng, chẳng bao giờ Mỹ lôi cuốn được tôi.
Thời gian trôi, năm nay, nếu không sợ mất chữ tín, không nghĩ đến sự mong đợi của thầy Nghiêm Phú Phi thì chắc tôi cũng không ‘thèm’ đi Mỹ… Hứa với thầy và giữ ngày trước cả năm, vậy mà tôi chĩ quyết định lấy vé đi Cali chỉ có hai tuần cuối.
Từ Paris, lấy máy bay của hảng hàng không Anh Quốc, tôi đã tới Los theo hành trình Paris -Londres – Los Angeles. Chuyến bay thật nhẹ nhàng và nhanh chóng, mặc dù ngồi trong máy bay suốt 12 tiếng từ Londres.
Khi lấy xong hành lý, tôi đang lay hoay tìm đường đi ra, trong bụng cũng hơi lo Nguyễn Đức Quang có đi đón đúng giờ không ? Chung quanh tôi, như đã nói, toàn là người da vàng, khi tới cửa ra, phải trình giấy khai đã nhận được trên máy bay, thì lại thiếu đi Một tờ giấy khai báo về tiền bạc, vật dụng đem theo… Nhân viên hải quan hỏi đến Mỹ làm gì, đi nghỉ hè phải không, tôi gật đầu đồng ý. Nhờ thế mà êm suôi mọi chuyện, tôi đi ra cửa nhanh chóng
.

Đang lay hoay tìm xem Quang ở đâu, ngưòi đi đón thật nhiều, cũng toàn là người Việt. Nhìn mãi, tìm mãi mới thấy Một ông mập mập cười cười, tôi chưa nhận ra, thì Quang đã nhìn ra tôi trước. Quang nói là đang tìm xem Phương Oanh như thế nào, có chống gậy đi ra không, té ra, Phương Oanh không già nua như Quang tưởng. Vẫn hình dáng đó, vẫn dí dõm và nhanh nhẹn mặc dù tuổi cũng tròm trèm 60. Phần tôi thì cũng hồi hop không ít vì lạ nước lạ cái, nếu Quang không đến thì mình sẽ ra sao, vì tôi để quên địa chỉ và số điện thoaị của Quang ở nhà !

Khoảng cách từ phi trường về nhà Quang xa cũng như từ Paris về nhà tôi, xe chạy mất 40’ mới tới. Thông đi làm đã về tới nhà, đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Quang bắt điện thoại nói chuyện với cháu ngoại, làm tôi bật cười.
– Thằng cu có đến ăn cơm với ‘ông ngoại’ không ?
Nghe Quang xưng ông ngoại, tai tôi tưởng như nghe nhầm, vì không bao giờ tôi nghĩ, bạn mình đã lên chức. Sực nghĩ lại mình, con cái cũng đã lớn khôn, vã lại các con của Quang cũng đã trưởng thành từ lâu. Do đó, Quang lên chức ông là đúng rồi.

Cất đồ đạc, ăn cơm tối xong, Hùng, em trai của Minh Thông đưa tôi đến trình diện thầy cô Nghiêm Phú Phi. Tới nơi, đã thấy có Trần Lộc (giáo sư vĩ cầm ở Saigon), Khuê (guitar) Hồng cũng là giáo sư vĩ cầm rất có uy tín ở Quận Cam và vợ chồng anh Trần Kim Quề có biệt danh là thần Kim Quy bên kịch nghệ. Thầy nói mọi người muốn ăn gì, để thầy đi chợ. Tôi ngạc nhiên vì đã chín giờ tối, chợ nào còn mở để mà mua với bán? Té ra, ở bên này, mọi người muốn ăn , chỉ có việc điện thoại đặt xong ra tiệm lấy món ăn đem về, chả phải cần nấu nướng gì cả. O xứ tân tiến thật tiện lợi… Vì mới tới , giờ giấc đão lon, tôi chưa quen, nên ngồi trên ghế mà có cãm tưởng như đang ngồi trên mây, lâng lâng bay bỗng, phải xin phép về, mặc dầu thầy cô cũng đã chuẩn bị chỗ ở cho tôi như đã định.

Sáng thứ tư, Quang dắt tôi đi ăn phở gà ở một tiệm trong phố, tôi ngạc nhiên vì gà người ta không cho vào tô phở mà lại để trên đĩa riêng cùng một chén nước mắm pha, giống như gà luoc. Tôi đang ngạc nhiên thì Quang nói là tiệm ngon nhất mà cách đây 10 năm, Quang đã mời ăn khi tôi đến lần trước… Sau đó, lại lẽo đẽo theo Quang ra quán cà phê mà tôi chẳng nhớ tên. Vừa ngồi xuống là đã gặp bè bạn báo chí của Quang đi đến cười nói vui vẻ. Thật cũng vui, lâu lắm rồi, tôi mới có dịp làm ‘em bé’ đi theo ‘ông ngoại’ ăn sáng ở ngoài đường.

Có hai ông cũng chưa có già lắm từ từ đi tới, à thì ra anh Ngô Mạnh Thu và anh Hoàng Quốc Bảo của tờ báo Người Việt. Hơn 30 năm, tôi được gặp lại anh Thu, anh trưởng du ca và cũng là trưởng ban văn nghệ của ban nhạc tôi hát ở đài phát thanh, khi tôi mới 15, 16 tuổi.
Kể lại chuyện xưa, tôi không ngờ anh Bảo là người đã cùng tổ chức đêm văn khoa cùng với Vũ Thành An năm 63 tại sân trường Đại học Văn khoa, mà đêm đó, lần đầu tiên tôi đã làm khán giả say mê những bài dân ca do tôi vừa đệm guitar lấy để hát. Rồi từ đó, phong trào hát dân ca bành trướng rng trong giới học sinh, sinh viên tại Saigon. Thời đó, chưa có cô gái nào tự đệm đàn cho mình trên sân khấu, nên sự xuất hiện của tôi đã làm mọi người ngạc nhiên, cong thêm những bài dân ca mà hình như, mọi người cũng chưa được biết tới…Ngồi nghe các anh kể chuyện ngày xưa, cả Một trời kỷ niệm sinh hoạt, hiện về trong trí tưởng, mà tôi không hiểu tại sao lúc đó mình có thể ‘tung hoành’ được như vậy.

Sau đó, Quang đưa tôi đến thăm toà soạn báo Người Việt, tôi như đứa bé con, được ông ngoại cho về quê thăm họ hàng, vì vừa vào tới, tôi đã được gặp anh chị Đỗ Ngọc Yến, anh chị Đỗ Quí Toàn, và Một số bè bạn khác. Thật vui và thật cảm đng vì tình cảm bè bạn vẫn dành cho tôi tràn đầy. Điều làm tôi vui nhất là gặp lại Minh Phú, cánh Phượng Saigon ngày nào, và Hồng Vân, cánh Phượng Paris tại đây. Các em đã ngạc nhiên vì thấy tôi Một cách quá bất ngờ. Từ lúc gặp lại Minh Phú, thế là Quang bị thất nghiệp (tôi đã sang xe đi chỗ khác), nhưng mỗi ngày vẫn điện thoại cho Quang, cũng như phải đến chào thầy Phi để biết tôi làm gì và ở đâu, chỗ nào…vì Quang phải cho anh Tùng (ông xã tôi) biết diễn tiến mỗi ngày của tôi ở đây.

Ngày hôm sau, được chị Quyên vợ anh Toàn đưa đi thăm Lộc Uyển, nhìn thấy núi rừng bao la bát ngát. Từ dưới chân núi đi lên thiền đường chính thật xa. Đường đi rong với những tàng cây rợp mát, thiền hành như thế quả là tiên, tôi nghĩ rằng các vị ở đây quá hạnh phúc, tôi có cảm tưởng như Cali bây giờ không giống như 10 năm trước, Một Cali hiền hoà, thoát tục vì các bạn tôi, phần lớn ăn chay, đi chùa, đi nhà thờ rất đều đặn cả. Mỗi người có Một cách tu ‘khác nhau’ nhưng tựu chung, lối tu nào cũng tạo cho con người hiền lành và nhân ái. Có lẽ nước Mỹ có phước lắm mới đón được người Việt sang tị nạn. Và nhờ được sang đây, người Việt đã đem cái tâm tu chuyễn hoá nước Mỹ. Nhất là đất Cali chắc có duyên với người Việt. Nên hầu như ngườI Việt nào, khi đã tới thăm Cali, cũng muốn dọn nhà lại đây.
Thật là: Cali trời đất mênh mông
Ai mà đã đến, thì không… muốn về.

Đến thăm các bạn, nhà nào cũng có cây ăn trái, đất rộong thì trồng cả vườn thanh long, xá lị, nhãn, hồng. Đất ít thì cũng thấy bưởi bòng đầy cây treo tòng teng trước mắt. Ÿ nhà Quang Thông, phía sau phòng tôi có một cây táo tàu sai trái, mỗi sáng thức dậy, tôi hái vài quả ăn rồi mới làm gì thì làm. Vì ở Paris, làm gì có diễm phúc được hái trái trên cây để ăn như ở đây. Nhà cửa bên Paris làm gì mà rnộg rãi như ở đây. Hẹn với Minh Thông, lúc về, sẽ hái Một ít đem về cho các chị tôi…

Suốt mấy ngày liên tiếp, cứ mở mắt ra, chào bác trai (bố vợ Quang) xong, là tôi chạy mất, nhiều khi đi không về, nên mỗi lần gặp, bác hay hỏi tôi ‘cháu không biết mệt hả’? Lúc đó, vì quá vui gặp bè bạn, tôi chỉ cười mà chẳng đáp vì có thấy mệt mõi gì đâu. Nhưng từ từ, anh hùng cũng thấm mệt. Do đó, bác gặp tôi thường hơn, lúc sau này, bác hết hỏi tôi câu hỏi đó, tôi phải về để nghỉ ngơi. Nhất là hai ngày cuối cùng, theo chị Quyên đi tập khí công. Thức dậy từ 6g sáng, đến phòng tập Hồng Khí Quyền, thời gian tập mất 1tiếng rưởi, có lẽ vì chưa biết cách hít thở, nên tôi cảm thấy chân tay bắt đầu rung khi tập tới đng tác thứ năm thứ sáu của bài học…

Trưa thứ bẩy, các bạn củ làm việc chung ngày trước đến thăm tôi. Gặp lại Hùng Trọng, Hồng A cùng ông xã, Hồng B, các anh Nghiêu, Ruy, Đức, Tiến và vài người bạn nữa, nếu không có Quang giới thiệu thì chắc tôi không nhận ra…Thật cảm đng, được ăn món bún chả Thông làm rất ngon, lần đầu tiên ở đây, tôi đã ăn thật nhiều, vừa thức ăn, vừa tình bạn xưa, nên no cả cái bụng và đầy cả trái tim. Gặp nhau rồi mới thấy, ai cũng lên chức chứ không phải Một mình Quang, người thì ông ni, kẻ thì ông ngoại om xòm… Cùng lúc hay tin Hoài, Một người bạn, cũng là chú rể phụ khi đám cưới tôi, vừa qua đời mới có 1 ngày, khi tuổi còn quá trẻ. Anh mới ngoài 50 sau vài năm bệnh nằm liệt giường.

Tôi cũng được anh chị Ruy, đón đi lễ 6giờ ở nhà thờ chiều thứ bẩy. Vào nhà thờ rng lớn quá, tôi cảm thấy mình thật bé nhỏ. Thánh lễ cũng khác hơn Paris, mặc dù cũng những bài kinh đó, nhưng diễn tiến khác, tôi thấy mình không giống ai cả. Sau đó, anh chị đưa tôi đến nhà anh chị Hồng Lộc để giao trả tôi lại cho ‘ông ngoại’ Quang…
Chị Quyên muốn nhìn thấy phương pháp dạy đàn tranh cho người lớn tuổi và cho trẻ em dưới 3 tuổi, thế là tôi phải hướng dẫn ngay chính chị cũng như cho bé Trúc, để chị thấy tận mắt việc tôi đã nói. Chị thích lắm và muốn phổ biến rng rãi hơn. Tôi từ chối vì không có nhiều thì giờ. Nhưng dù không có nhiều thì giờ, tôi cũng đã ‘được’ ngồi làm mẫu cho Một buổi thực tập chụp hình tại trụ sở Người Việt của các phóng viên tờ báo, do Một phóng viên Mỹ đã được giải hình ảnh đẹp hướng dẫn, nhờ thế mà tôi đã có những tấm hình đẹp do những người chuyên nghiệp chụp để đem về Paris, thế là hết Một buổi sáng.

Chiều chúa nhựt, ngày họp mặt của Trường nhạc, tôi đã gặp lại Thơ, Quỳnh Giao, Mai Hương, Châu, chị Mai, và Một số giáo sư cũng như bè bạn củ nhạc viện, Thầy cô Phi rất vui. Cảm đng nhất là bàn thờ mà thầy cô đã chuẩn bị, chúng tôi lần lượt thắp nhang cho những người đã mất, nhất là thầy Phạm Gia Nhiêu vừa tạ thế không lâu. Trên trang giấy đơn sơ, ghi tên những giáo sư, những anh chị cùng học ngày nào, giờ đây đã đi qua bên kia thế giới, tôi bồi hồi nhớ lại trường xưa. Nếu thầy Phi không có ề lập hi, thì chắc chắn không bao giờ chúng tôi có giây phút gặp gỡ này để ôn lại kỷ niệm xưa cũng như nhắc nhở đến những người thầy xưa hiện nay còn sống trong khổ cực vì đói nghèo nơi quê nhà…Chắc chắn sẽ có Một ngày nào đó, Paris cũng sẽ được vinh dự đón tiếp quí thầy cô và bạn hữu nhạc viện Saigon vì cũng có Một số thầy cô, bè bạn ở bên Pháp và vài nước lận cận.

Tối thứ hai, trước khi đi Monterey Park, Gia đình Quang đã dắt tôi đi ăn cơm Nhật. Nhìn thức ăn bày la liệt trên các quầy mà tôi chới với vì không biết ăn cái gì. Thông nói cứ từ từ chọn cái gì thích, nhưng tôi ăn không nhiều thật là phí cả tiền. Thôi thì cứ từ từ như Thông nói, tôi cũng chọn lấy món cá sống, tôm lăn bt chiên, cua ram và vài thứ khác đặc biệt của Nhật. Bên Pháp cũng có những tiệm ăn Nhật, nhưng không rng như bên này. Phải nói xứ Mỹ to lớn, nên cái gì của Mỹ cũng to lớn, đến nỗi trẻ con Việt Nam ở Mỹ cũng to lớn luôn. Cháu ni anh Ruy vừa 4 tuổi, mà Trúc có dáng dấp đứa trẻ lên 6, lên 8 bên Pháp. Hỏi các bạn nuôi con bằng gì, thì anh chị cười nói chúng uống nhiều Coca…

Sau ăn tối, anh Thu đã hẹn Quang và Thông đưa tôi đến thăm thiền thất Sùng Chính của các sư cô. Một cuộc viếng thăm bất ngờ. Tôi không kịp chuẩn bị gì, nhất là đến thăm buổi tối như thế, tôi rất ngại. Mình chưa quen mà đến như thế này, kỳ quá. Định bụng đến chào và đi ngay vì chắc chắn là chi Thân chờ. Nhưng đến thì dễ, ra về thì khó, vì các sư cô đã chuẫn bị thiền trà cho khách đến từ phương xa. Ngoài tôi, còn có vợ chồng Diễm Chi đến từ Texas và Một số bạn khác nữa. Thế rồi cũng xong, tôi được con gái út anh Thu đưa đi trong khi tôi như người say rượu vì quá mệt bởi ham vui bè bạn và nhất là thời gian để cho quen giờ giấc quá ít.

Ngồi trên máy bay trở lại Pháp, tôi đã cố ru giấc ngũ, vì biết rằng về tới nhà, công việc đầy ấp, tựu trường, trình diễn, hội họp, chuẩn bị chương trình trình diễn cho năm, nhất là giưã tháng 9, Phượng Ca sẽ đi diễn ở Hoà Lan. Bao nhiêu dự án cứ quay mòng trong đầu, tôi cãm thấy ngất ngư vì tính ham hoạt đong của mình mà quên mất lời ‘ông ngoại’ dặn :
– thôi nhé, lớn tuổi rồi, không được làm tùm lum, phải nghĩ đến sức khoẻ, kỳ sau có sang, tôi không cho chạy nhảy nhiều như thế…

Phương Oanh
Paris đầu thu 2003.
 

Publié dans Tiêng Viêt | Commentaires fermés sur Trở lại Ca Li